Kinh nghiệm trên thế giới 16

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 28)

Trong những năm qua, một số nước trong khu vực và ở châu Á, với xuất phát điểm và điều kiện tương tự của nước ta, nhưng nhờ có chính sách đầu tư, cơ

chế quản lý và những biện pháp phát triển du lịch thích hợp, đã đưa ngành du lịch lên mức phát triển khá cao, được du khách và các chuyên gia về du lịch của thế giới

đánh giá cao.

1.4.1.1. Bài hc kinh nghim t Trung Quc

Đầu tư vào ngành du lịch ở Trung Quốc được thực hiện từ nhiều nguồn vốn khác nhau, như: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn tín dụng…Các ngân

17

hàng thương mại nước này rất quan tâm đầu tư đối với các khách hàng ngành du lịch, đặc biệt là các dự án có hiệu qủa kinh tế. Ở Trung Quốc, các NHTM đầu tư

cho ngành du lịch thường ở dưới nhiều hình thức khác nhau như cho thuê vận hành, đầu tư trực tiếp, phát hành trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu công trình. Từ các nguồn vốn thu hút được, ngành du lịch Trung Quốc đã đầu tư

một cách đồng bộ, có hệ thống, từ đó đã tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

1.4.1.2. Bài hc kinh nghim t Thái Lan

Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển mạnh ở châu Á. Truyền thống văn hóa và sự mến khách của nhân dân Thái Lan là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường thu hút khách du lịch đến với đất nước này. Có được sự thành công ấy ngành du lịch Thái Lan đã đưa ra nhiều chiến lược để thu hút nguồn vốn cho phát triển du lịch. Trên cơ sở qui hoạch phát triển du lịch, Thái Lan đã huy động mọi nguồn lực (vốn ngân sách nhà nước, vốn chủ sở hữu, nguồn vốn tín dụng ngân hàng), khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào cơ

sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng.

1.4.1.3. Bài hc kinh nghim t Malaysia

Tại Malaysia, nguồn vốn tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến đầu tư và thu hút khách du lịch được thực hiện bởi phát hành trái phiếu, nguồn vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng…Trong đó nguồn vốn phát hành trái phiếu và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao. Đối với các doanh nghiệp, ngoài nguồn vốn tự có, nguồn vốn bổ sung được thu hút trên thị trường chứng khoán, liên doanh liên kết còn có nguồn vốn vay hay thu hút đầu tư nước ngoài…để đầu tư vào các danh thắng, khu du lịch, siêu thị, khách sạn nhà hàng. Ở Malaysia chọn chiến lược mua sắm kết hợp với du lịch làm hướng đi chính, đến Malaysia, du khách bắt gặp nhiều siêu thị khổng lồ, là nơi mua sắm của mọi tầng lớp nhân dân từ cao cấp đến bình dân. Ngoài ra, trong chiến lược phát triển du lịch của mình, Malaysia còn tập trung thu hút mọi nguồn

18

nhân lực để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của mình như bãi biển trải dài, chế

biến lương thực thực phẩm, tạo ra nhiều món ăn ngon, rẻ, Chính phủ tập trung lượng vốn lớn để trùng tu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và giao thông công cộng, thông tin liên lạc…

1.4.1.4. Bài hc kinh nghim t Singapore

Ngành du lịch Singapore đã có nhiều biện pháp để thu hút vốn đầu tư, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn được đầu tư từ NSNN, nguồn vốn viện trợ từ

nước ngoài…thì nguồn vốn từ các NHTM đã được quan tâm. Các NHTM ở

Singapore rất chú trọng đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm có hiệu quả kinh tế - xã hội cao…Trên thực tế đã có nhiều điểm du lịch, khu du lịch, được các NHTM đầu tư hàng triệu đô la. Với việc tranh thủ mọi nguồn vốn và

đầu tư một cách đồng bộ, cho đến nay ngành du lịch Singapore đã có nhiều điểm vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm…có tầm cỡ thế giới và Singapore là điểm đến

ưa thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)