Thời gian hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong sáng tác của tô hoài về đề tài miền núi (Trang 66 - 69)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.1. Thời gian hiện tại

Thời gian hiện tại là thời gian đang diễn ra của các sự kiện hoặc là những suy nghĩ, hành động đang xảy ra của nhân vật.

Thời gian hiện tại là thời gian của sự sống nhân vật, thời gian được cảm nhận với hiện tại của phát ngôn, hiện tại của người đọc. Qua thời gian hiện tại của nhân vật, nhà văn giúp người đọc biết được cuộc sống thực tại, hiểu được tính cách nhân vật, đồng thời sẽ thấy được quan niệm của nhà văn về cuộc sống và con người.

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhân vật Mỵ là nhân vật gây nhiều ấn tượng nhất với người đọc. Thời gian hiện tại của nhân vật Mỵ cũng có sự tương phản rõ rệt khi ở Hồng Ngài làm nô lệ cho nhà thống lí và khi được sống tự do ở khu du kích Phiềng Sa.

Thời gian hiện tại của Mỵ khi còn ở Hồng Ngài là thời gian của kiếp làm dâu nô lệ cho nhà thống lí, thời gian ngục tù, bị bủa vây bởi những tăm tối, cực nhục, đớn đau... Ban đầu Mỵ còn khóc thương cho số phận hẩm hiu của mình, Mỵ còn tìm đến cái chết nhưng cũng không thành. Dần thành quen, Mỵ phó mặc cho số phận. Mỵ sống mà như đã chết, lúc nào cũng như cái xác không hồn. Mỵ lúc nào cũng “cúi đầu,

mặt buồn rười rượi” [25, tr. 437], “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” [25, tr.

những công việc ngày nào cũng như ngày nào: hái thuốc, bẻ bắp, xe đay... Tuổi xuân của cô Mỵ xinh đẹp bị kìm kẹp trong bốn bức tường, Mỵ không còn ý thức được không gian, thời gian mình đang sống, bởi “ở cái buồng Mỵ nằm, kín mít, có ô cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là

sương hay là nắng” [25, tr. 440]. Cái buồng Mỵ ở như cái quan tài ngày ngày chôn

vùi tuổi xuân của Mỵ. Mỵ chỉ còn cách “đợi bao giờ chết thì thôi” [25, tr. 440]. Đã có khi Mỵ muốn giải thoát, muốn đấu tranh để thoát khỏi thời gian hiện tại ngột ngạt, ngục tù ấy nhưng rồi hiện thực phũ phàng lại kéo Mỵ về. Vòng dây trói của A Sử trong đêm tình mùa xuân là sợi dây trói buộc cuộc đời Mỵ vào thời gian hiện tại tối tăm đó.

Mỵ chỉ thực sự thoát ra khỏi thời gian hiện tại o bế, đen tối kể từ khi Mỵ quyết định cắt dây, cởi trói cho A Phủ, giải cứu chính mình để đến với thời gian hiện tại ở khu du kích Phiềng Sa tươi sáng, hạnh phúc hơn.

Thời gian hiện tại ở Phiềng Sa đến với Mỵ như một giấc mơ vậy, không còn cảnh nô lệ đày ải, bóc lột mà thay vào đó là một cuộc sống mới tươi sáng, chứa chan niềm vui, niềm hạnh phúc, Mỵ có nhà để ở, có người chồng biết yêu thương, chăm sóc vợ, có cuộc sống tự do làm nương, trồng bắp, chăn lợn, dệt vải... Mỵ và A phủ còn được giác ngộ cách mạng trở thành những du kích giỏi, nhiệt thành. Thời gian hiện tại của Mỵ ở Phiềng Sa là thời gian hạnh phúc, tự do, tự chủ.

Như vậy, xây dựng sự tương phản giữa thời gian hiện tại ở Hồng Ngài và thời gian hiện tại ở Phiềng Sa của nhân vật Mỵ, nhà văn Tô Hoài đã thể hiện rất rõ cuộc đời, số phận, tính cách nhân vật, đồng thời qua đó nhà văn đã góp phần khắc họa cuộc sống chung của người dân Tây Bắc trước và sau cách mạng để người đọc thấy rằng nhờ có ánh sáng của cách mạng, của Đảng soi sáng người dân Tây Bắc mới có được cuộc sống tự do, hạnh phúc.

Thời gian hiện tại của Thào Khay (Miền Tây) được Tô Hoài tập trung khắc họa vào khoảng thời gian Cách mạng tháng Tám thành công. Mặc dù đã xuất hiện trước đó nhưng nhân vật Thào Khay chưa được nhà văn chú trọng miêu tả, chỉ giai đoạn sau này khi Thào Khay đã trưởng thành thì mọi suy nghĩ, hành động, tính cách được bộc lộ cụ thể, do đó thời gian hiện tại rõ nét hơn. “Thào Khay đã lớn, gần trạc

tuổi Thào Nhìa năm trước. Thào Khay lại biết gài sáo trên gấu áo như Thào Nhìa.

Thào Khay giỏi cày nương, cày nhanh, cày chắc tay hơn cả bố ngày trước” [26, tr.

53]. Từ khi được bộ đội cứu thoát khỏi tiếng ma chài, về ở khu du kích Thào Khay đã theo cán bộ học hát, học chữ, rồi vào bộ đội, cùng bộ đội đi đánh giặc, Thào Khay tham gia chiến dịch Tây Bắc, Điện Biên Phủ. Sau khi chiến dịch thắng lợi, Thào Khay đi học y sĩ rồi trở về quê hương, Thào Khay nuôi ước muốn thay đổi cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu của người dân quê mình, đem đến cuộc sống văn minh, văn hóa xây dựng quê hương. Nghĩ là làm. Trở về, Thào Khay hăng say bắt tay vào công việc. Thào Khay đến các xóm tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con dân bản sống vệ sinh, phòng bệnh, chữa bệnh bằng khoa học, đẩy lùi, xóa bỏ nạn mê tín dị đoan. Thào Khay tận tình chỉ bảo giúp mọi người hiểu và tin vào mình. Mọi việc làm của Thào Khay đều có sự chuẩn bị rõ ràng trong suy nghĩ, lần xuống Ná Đắng “Thào Khay đã định rõ công tác khi xuống đây (...) Một là chữa bệnh cho con Pàng, hai là xem xét tình

hình tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh” [26, tr. 136]. Không sợ khó, không sợ khổ, nơi

nào Thào khay cũng đặt chân đến: “Thào Khay đi khắp vùng kể chuyện phòng bệnh

và chữa bệnh, muốn chữa được bệnh phải biết phòng bệnh” [26, tr. 137]. Thào Khay

còn tận tình đến từng nhà khuyên người nghiện cai thuốc. Thời gian hiện tại của Thào Khay luôn gắn với suy nghĩ chín chắn, với việc làm cụ thể, với những cống hiến cho quê hương. Thào Khay thành công trong mọi công việc, được dân tin dân quý bởi chính bản thân Thào Khay luôn đặt niềm tin vững chắc vào cách mạng, vào chủ nghĩa xã hội.

Qua thời gian hiện tại của nhân vật Thào Khay ta thấy hiện lên hình ảnh tiêu biểu của lớp cán bộ trẻ miền núi trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ trưởng thành, có học thức, tự tin, năng động, nhiệt tình trong công tác. Họ là những mầm non ươm sự sống cho tương lai quê hương.

Thời hiện tại của nhân vật Hoàng Văn Thụ (Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ) là những suy nghĩ, những hành động gắn với hành trình đi tìm cách mạng. Đứng trước hiện thực đất nước rơi vào cảnh lầm than, Thụ nhận ra: “Thế ra ở đâu người nghèo

cũng khổ, ở đâu người nghèo cũng cần phải làm cách mệnh thì mới khác đi được

ấy, Thụ xác định rõ công việc cần phải làm: “Phải đánh Tây, lấy lại được nước, phải vật cổ bọn vua quan lính tráng kia xuống thì mới phá được cái đau đớn ấy, muốn thế,

hãy đi tìm cách mệnh” [26, tr. 312]. Thụ biến lời nói thành hành động, từ hành động

nhỏ gộp thành hành động lớn. Nhiều khi phải trải qua bao khó khăn gian khổ gặp cướp, gặp phỉ, chịu đói rét, thậm chí đe dọa đến tính mạng; nhiều khi không một đồng xu dính túi phải ăn xin, phải bươn trải nhiều nghề để sinh nhai nhưng Thụ vẫn một lòng, một dạ hướng tới cách mạng. Những vấp váp, trải nghiệm thành những bài học kinh nghiệm quý báu, Hoàng Văn Thụ trưởng thành hơn, chín chắn hơn, suy nghĩ thấu đáo, trong những khoảnh khắc quan trọng Hoàng Văn Thụ đã đưa ra những quyết định hoàn toàn sáng suốt.

Qua thời gian hiện tại của nhân vật Hoàng Văn Thụ ta phần nào hiểu hơn về thực trạng miền núi những ngày đầu “chạm tay” đến cách mạng, có muôn vàn khó khăn, trắc trở. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, ta phát hiện những con người miền núi có ý chí, có quyết tâm, có nghị lực như Hoàng Văn Thụ rất nhiều. Họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, tình yêu hạnh phúc vì lợi ích chung của cộng đồng, cống hiến cho cách mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong sáng tác của tô hoài về đề tài miền núi (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)