Thời gian đồng hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong sáng tác của tô hoài về đề tài miền núi (Trang 75 - 79)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.4. Thời gian đồng hiện

Thời gian đồng hiện là thời gian được mở rộng cả ba chiều trong quá trình thay đổi tâm lí nhân vật. Thực chất, thời gian đồng hiện chính là sự hòa trộn hợp lí của thời gian quá khứ, thời gian hiện tại và thời gian tương lai. Trong các sáng tác về miền núi của Tô Hoài, thời gian đồng hiện tuy xuất hiện không nhiều nhưng nó cũng góp phần quan trọng trong thể hiện chiều sâu tâm lí nhân vật.

Trong Mường Giơn, Tô Hoài hai lần diễn tả thời gian đồng hiện trong tâm trạng nhân vật Ính.

Lần thứ nhất trong một đêm đi họp cùng cán bộ bàn việc đối phó với địch, trên đường trở về, đi qua suối nước nóng, con suối gắn với bao kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

Ính vụt nhớ hết, những ngày vui đã qua không bao giờ còn nữa, đến lúc đã nhớ lại

thì càng nhớ” [25, tr. 312]. Quá khứ hạnh phúc. Ính nhớ những ngày rét đi bắt hiu, đi

hái hương nhu... cùng anh Sạ và chị Mát. Nghĩ thế Ính vui lắm. Những hồi tưởng về quá khứ bị ngắt quãng khi Ính “nghe gió núi lành lạnh thổi qua má, thấy mặt mình

đương nóng bừng”.[25, tr. 312] Rồi quá khứ lại tràn về, Ính không thể quên được:

Những chuyện cũ cứ ùa về vây quanh Ính... làm cho Ính cứ liên miên nhớ” [25, tr.

314]. Chuyện Cô Tóc Thơm, chuyện tình yêu của chị Mát và anh Sạ... Dòng thời gian quá khứ hạnh phúc lại bị vùi lấp bởi hiện tại phũ phàng, cay đắng khi Ính nhìn vào hiện tại: “Người đàn bà từ khi thằng Tây đến chiếm Mường thôi thì khổ nhục chẳng thể nào cạn. Đã mấy năm trời không mấy bình yên, không có người vui chơi, không

có người yêu nhau...” [25, tr. 320]. Cứ thế thời gian quá khứ và hiện tại đan cài vào

nhau. Quá khứ và hiện tại bao giờ cũng tương phản với nhau, quá khứ càng hạnh phúc bao nhiêu thì hiện tại càng nhiều buồn đau bấy nhiêu, khiến cho Ính cảm thấy chua xót, cay đắng thêm.

Lần thứ hai, thời gian đồng hiện xuất hiện khi Ính đứng trước cánh đồng lúa làng vào ngày mùa. Chứng kiến hiện thực những cánh đồng mùa vàng thơm lúa chín, người nông dân đã bỏ bao công sức khó nhọc, vất vả giờ tự nhiên mất trắng, quan Tây, quan Bang cướp hết. Ính căm hận và đau xót. Ính nhớ về bản mường bình yên, hạnh phúc ngày trước: “Trên cánh đồng vàng ngày trước, những mùa gặt như thế này. Mỗi nhà quây quần trong ruộng nhà mình. Người lớn làm. Trẻ bé nhảy chơi, đập rơm. Con gà nhặt thóc. Chị Mát, anh Sạ và Ính ở lại ngủ đêm đập lúa ngoài lều

ruộng. Những đêm không bao giờ quên” [25, tr. 402]. Ính chớp mắt, giọt nước mắt

nóng hổi ướt mọng trên mi làm Ính bừng tỉnh trở về thực tại. Nước mắt lóa trong mắt, Ính nhìn ra: “Cánh đồng hôm nay chẳng có một bóng lều gặt, không có tiếng một con

gà nhặt thóc ngẩng lên vỗ cánh gáy. Một ngày buồn lại qua”. [25, tr. 402] Ính ý thức

được kẻ thù làm cho cuộc sống của cô cũng như bao người dân bản mường tăm tối, khổ cực. Từng ngày, nỗi hận thù trong Ính càng lớn dần, thôi thúc cô đấu tranh chống lại kẻ thù, giành lại tự do cho bản mường.

Có lúc Ính đã mơ về một tương lai tươi đẹp, hạnh phúc: “Cánh đồng một màu vàng hây (...) đất mường trở lại yên vui. Đồn Tây và thằng Bang Kỳ đã chết như bọn chó ở Tú Lệ. Chị Mát như cái người lấy hổ trong cổ tích, con hổ chết bây giờ lại trở

về với làng với chúng bạn, chị đương đứng sau lưng Ính, chị hái từng bông lúa kia

[25, tr. 421]...

Miêu tả thời gian đồng hiện trong tâm trạng của nhân vật Ính, nhà văn Tô Hoài đã tỏ rõ là một cây bút điêu luyện sắc sảo. Đặt cả ba bình diện thời gian nghệ thuật quá khứ, hiện tại, tương lai trong một mối quan hệ tưởng chừng rất khó tách biệt, thế nhưng khi xâu chuỗi lại ta thấy chúng rất hợp lí và thống nhất. Tâm trạng nhân vật càng được khắc họa có chiều sâu và ấn tượng với người đọc.

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài hai lần miêu tả thời gian đồng hiện trong tâm trạng nhân vật Mỵ.

Thời gian đồng hiện ở nhân vật Mỵ biểu hiện rõ nhất vào đêm tình mùa xuân. Thời gian hiện tại với những tín hiệu của mùa xuân rộn ràng: “Tiếng sáo, tiếng khèn,

tr. 441], cùng với men rượu nồng nàn đã đánh thức, thắp sáng, thổi bùng tâm hồn Mỵ. Trong thời khắc đó, những kỉ niệm đẹp của quá khứ sống dậy, làm Mỵ da diết nhớ. Những tháng ngày hạnh phúc bên bếp lửa ấm cúng cùng gia đình, những đêm mùa xuân với tiếng sáo dặt dìu của bao nhiêu trai làng ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ... Bằng việc nhớ lại quá khứ bình yên, tươi đẹp Mỵ càng ý thức hơn cuộc sống hiện tại. Trong tâm hồn Mỵ niềm vui sống càng rạo rực: “Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên thấy vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mỵ trẻ lắm. Mỵ

vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi” [25, tr. 442].

Khát vọng sống bấy lâu bị đè bẹp, vùi lấp bỗng trỗi dậy. Phản ứng đầu tiên là Mỵ nghĩ đến cái chết: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết

ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa” [25, tr. 442]. Đây là phản kháng của Mỵ khi cô ý

thức được cuộc sống hiện tại đau xót của mình. Nhưng cũng chính vào thời khắc ấy, tiếng sáo gọi bạn tình ở hiện tại cứ thôi thúc, quyến rũ Mỵ. Tiếng sáo như lời mời gọi thiết tha, châm ngòi dẫn đến những hành động táo bạo của Mỵ: Mỵ thắp đèn cho sáng, quấn lại tóc, rút cái váy hoa trên vách, sửa soạn đi chơi Tết... Những tưởng ước mong của Mỵ sẽ được thỏa nguyện, nào ngờ vừa lúc lòng ham sống trỗi dậy mãnh liệt cũng là lúc nó bị vùi dập phũ phàng. A Sử đã dập tắt khát vọng sống trong Mỵ bằng những vòng dây trói tàn nhẫn và độc ác. Ban đầu khi mới bị trói, tâm trí Mỵ vẫn chưa ý thức mình bị trói, Mỵ vẫn mải mê đưa hồn theo tiếng sáo du dương gọi bạn tình ngoài kia, có lúc sức sống mãnh liệt bùng cháy Mỵ đã vùng bước đi. Và lúc này, những đau đớn về thể xác, tiếng chân ngựa đạp vào vách khô khan đã kéo Mỵ trở về hiện tại đầy rẫy khổ đau.

Sau đêm tình mùa xuân, khát vọng sống vừa nhen nhóm đã bị dập tắt. Mỵ trở về với hiện tại nhưng dường như vô cảm hơn trước. Mỵ dửng dưng với mọi thứ xung quanh, không gì có thể làm cho Mỵ vui, Mỵ buồn. Chứng kiến cảnh A Phủ bị đánh đập, bị bắt trói đứng nhiều đêm liền, Mỵ không mảy may thương cảm coi như chuyện thường ngày diễn ra tại nhà thống lí. Cho đến khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại, trái tim Mỵ mới dần dần hồi sinh. Mỵ nhớ lại quá khứ cái lần mà A Sử trói Mỵ vào cột không cho đi chơi Tết. Mỵ nhớ:

Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được” [25, tr. 454]. Mỵ nghĩ đến A Phủ giờ đây cũng như mình ngày trước. Tình thương, lòng đồng cảm thắp ấm trái tim lạnh lẽo của Mỵ. Mỵ ý thức về thực tại, sự bất công phi lí của cuộc đời, và trong Mỵ đã nảy sinh một ý định táo bạo không hề sợ hãi: cắt dây cởi trói cứu A Phủ. Sau đó Mỵ giải cứu cho chính mình thoát khỏi cuộc sống tăm tối, cùng A Phủ đến Phiềng Sa xây dựng cuộc sống mới.

Như vậy, bằng cái tài miêu tả thời gian đồng hiện trong diễn biến tâm lí nhân vật Mỵ, Tô Hoài đã thể hiện được quá trình vận động, thay đổi tâm lí nhân vật. Sự đan cài thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai làm cho nhân vật trở nên sống động, có chiều sâu tâm lí và tạo nên sức hấp dẫn với bạn đọc.

Tiểu kết:

Thời gian nghệ thuật trong sáng tác về miền núi được Tô Hoài tái hiện một cách đa dạng và mang dấu ấn riêng biệt.

Thời gian sự kiện lịch sử được ông xây dựng với nhiều biến cố trên nền những bức tranh phong tục và cuộc sống sinh hoạt đời thường. Dấu ấn lịch sử không được đánh dấu bằng mốc thời gian cụ thể nhưng lại hiện diện rõ ràng ở từng chi tiết, sự kiện. Do đó, bạn đọc vẫn đủ nhận biết và hình dung đầy đủ về hoàn cảnh lịch sử và biến động xã hội mà nhà văn phản ánh. Với thời gian sự kiện đời tư, Tô Hoài đưa chúng ta đến với từng sự kiện, từng biến cố đối với từng số phận, mảnh đời cụ thể, điều này giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát toàn cảnh cuộc đời nhân vật. Khi miêu tả thời gian tâm lí, Tô Hoài đặt nhân vật vào từng hoàn cảnh, thời gian khác nhau, có thể là hiện tại, quá khứ hay tương lai, nhưng xét cho cùng mỗi kiểu thời gian đều góp phần làm nổi bật tính cách, phẩm chất, số phận nhân vật rất cụ thể và sâu sắc. Đặc biệt, với cái tài miêu tả thời gian đồng hiện, Tô Hoài vừa diễn tả được tâm trạng nhân vật, vừa giải thích được nguyên nhân và xu hướng vận động của tâm trạng nhân vật một cách sâu sắc.

Chương 3

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI VỀ ĐỀ TÀI MIỀN NÚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong sáng tác của tô hoài về đề tài miền núi (Trang 75 - 79)