8. Cấu trúc của đề tài
2.2.2.3. Thời gian tương lai
Thời gian tương lai là thời gian thể hiện qua dự kiến, ước mơ của nhân vật về điều chưa xảy ra. Thời gian tương lai còn thể hiện qua những hình ảnh hướng về tương lai.
Thời gian tương lai xuất hiện ở nhân vật thường là những dự cảm về “những
điều sắp xảy ra”, hoặc những giấc mơ, ước vọng, dự định của nhân vật về thời gian
trong tương lai. Vì thế thời gian tương lai bao giờ cũng gắn liền với những biến đổi tâm lí của nhân vật trong tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
Ính trong Mường Giơn là một cô gái trẻ đẹp, hồn nhiên. Ính cũng đã từng trải qua những thăng trầm của tuổi trẻ, Ính từng được sống những tháng ngày bình yên hạnh phúc bên gia đình và bản mường xinh đẹp. Ính cũng phải nếm trải những đau thương, mất mát chia li kể từ khi giặc Pháp đặt chân lên xâm chiếm Mường Giơn, bọn tay sai hoành hành. Do vậy khi được giác ngộ cách mạng, Ính trưởng thành rất nhiều, trở thành quần chúng tiên phong trong phong trào cách mạng giải phóng quê hương Mường Giơn. Ính được cùng với các cán bộ cách mạng họp bàn kế hoạch đối phó với kẻ thù, lòng Ính vui sướng, rạo rực mơ về thắng lợi không xa nữa: “Ính thở dài nhè nhẹ, trong lòng mênh mang nghĩ đến những chuyện xa xôi yên vui, một tối
xòe sàn, niềm vui cứ lan man không mạch lạc” [25, tr. 396].
Chứng kiến cảnh giặc về cướp không lúa mà mình đã phải bỏ bao công sức chăm bón, trông nom, Ính hận, Ính đau xót. Nước mắt lại chứa chan. Ính nhớ cảnh ngày mùa yên vui ngày trước. Nghĩ thế Ính tưởng tượng ra “cánh đồng một màu vàng
hây”, “đất mường đã trở lại yên vui. Đồn Tây và thằng Bang Kì đã chết như bọn chó
ở Tú Lệ” [25, tr. 421]. Ính thương, nhớ chị Mát, mơ ngày chị trở về: “Chị Mát, như
cái người đàn bà lấy hổ trong cổ tích, con hổ chết, bây giờ lại trở về làng với chúng bạn, chị đứng sau lưng mình, chị hái từng bông hoa kia. Thuyền trở về im lặng, đất
mường trở về yên vui” [25, tr. 421]. Ước mơ bản làng được giải phóng, cuộc sống trở
lại thanh bình yên vui, không còn chiến tranh, không còn áp bức là niềm mơ ước không chỉ của riêng Ính mà là của bao người dân Tây Bắc. Có lẽ ước mơ về tương lai và tin tưởng tương lai sẽ đến là nguồn động lực lớn cổ vũ tinh thần để họ vươn lên
thoát ra khỏi bóng tối cuộc đời, để biết sống có ý nghĩa, biết đấu tranh giành lấy tương lai, bảo vệ hạnh phúc cho mình.
Hoàng Văn Thụ (Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ) quyết tâm đi tìm cách mạng. Khi đến Vũ Hán, chứng kiến nơi kia trước “đâu đâu cũng chỉ thấy phơi bày một cảnh
tượng khốn khó” [26, tr. 437] nhưng khi cách mạng đến cuộc sống con người thay
đổi tươi sáng hơn. “Thụ say sưa, mê mải thấy như rồi mai kia đất nước ta đánh đuổi
thằng Tây đi, Lạng Sơn cũng thành như Long Châu đỏ thế này” [26, tr. 438], nhân
dân ta sẽ hết khổ, tự do sẽ về trên quê hương. Viễn cảnh tương lai tươi sáng là động lực giúp Thụ vượt qua bao khó khăn tìm đến với ánh sáng của cách mạng. “Những ngày Long Châu sôi sục đã qua. Nhưng Long Châu đỏ còn để lại trong Thụ những suy nghĩ và gợi cho Thụ những dự định. Thụ nhớ những chuyện đã nói với Hùng. Cách mệnh sẽ do chúng ta làm nên (...) Chúng ta sẽ làm cho Cao Bằng, Lạng Sơn đứng lên (...) Lạng Sơn, Cao Bằng ra Long Châu, lên Nam Ninh rồi đi nữa, cách mệnh Việt Nam liên lạc với cách mệnh Trung Quốc và cách mệnh thế giới, cách mệnh
Việt Nam sẽ thành công” [26, tr. 440-441-442], rồi bao dự định được hình thành trong
niềm vui, niềm phấn khởi: “đường Long Châu về Lũng Nghìu cũng sẽ thành đường liên lạc. Ta sẽ mở đường ấy trước nhất (...) Ta sẽ làm cho phỉ không hại được cách
mệnh Việt Nam” [26, tr. 442], “Khắp nơi ở đâu ta cũng có tổ ba người, làng nào cũng
có, tổ nào cũng lập ra trinh sát, bảo vệ, giao thông, huyện nào cũng có, khắp tỉnh Lạng Sơn có, tỉnh Cao Bằng, cả nước có, rồi cả nước đứng lên đánh Tây, thế là cách
mệnh thành công” [26, tr. 466]. Cứ như thế từng bước Hoàng Văn Thụ đến gần hơn
với cách mạng, những gian khổ, bão táp trên con đường tìm lí tưởng không khiến Thụ sờn lòng, nản chí mà niềm hi vọng đẹp đẽ một ngày kia đất nước sẽ được giải phóng vẫn vẹn nguyên và ngày càng chắc chắn hơn. Trời không phụ lòng người, những cố gắng của Thụ và các đồng chí của mình đã được đền đáp xứng đáng: “Các tổ đã phát triển như con nhện chăng lưới, mạng dần dần lan khắp nơi. Công tác mỗi lúc một sâu, màng lưới càng chồng chất. Như thế là cơ sở đã có người, có việc như
hình thù cụ thể trên một dọc làng biên giới” [26, tr. 478-479] và sau này nữa cách
phóng đất nước, niềm tin cách mạng mang đến tương lai tươi sáng cho dân tộc của Thụ cũng là ý chí chung của những người con yêu nước, là mơ ước của bao con người lao động nghèo khổ. Bằng ý chí nghị lực, lòng quyết tâm Hoàng Văn Thụ đã thành công. Hoàng Văn Thụ là tấm gương sáng cho bao thế hệ trẻ học tập và noi theo.