Không gian tươi sáng, nhộn nhịp, căng tràn sức sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong sáng tác của tô hoài về đề tài miền núi (Trang 98 - 108)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2.2.2. Không gian tươi sáng, nhộn nhịp, căng tràn sức sống

Trong tác phẩm của Tô Hoài, ngoài những bức tranh nói về đời sống xã hội, về đấu tranh giai cấp, người đọc còn bị thu hút bởi những trang miêu tả phong tục, sinh hoạt với nhiều màu sắc dân tộc đậm đà, những chi tiết độc đáo. Tô Hoài nhiều năm liền gắn bó với miền núi nên những gì ông thể hiện trên trang viết hoàn toàn chân thực. Ông không chỉ phản ánh không gian xã hội ngột ngạt tăm tối trong xã hội cũ ở miền núi mà ông còn nhận ra không phải lúc nào những con người miền núi cũng chìm trong bóng tối bế tắc mà đã có ngày “làm nên lịch sử”, con người đã thay đổi, xã hội đã tươi sáng, nhộn nhịp, căng tràn sức sống. Đó là không gian xã hội trong chế độ mới khi đã có ánh sáng của cách mạng dẫn dường.

Cách mạng mang đến sự đổi thay trong cuộc sống của những con người vùng cao, hết rồi những ngày chiến tranh đen tối, hết rồi thân nô lệ trâu ngựa. Những con người vùng cao dưới sự dìu dắt của Đảng đã đứng lên giành lại tự do cho mình, một cuộc sống tươi đẹp, bình yên mở ra: “Bấy giờ gặt hái đã xong, thóc tốt chắc chân đã xếp đầy bờ ruộng, ngày ngày mọi người chỉ sưởi lửa, đợi ấm trời mới đi kiếm ăn. Người Dao ở Phàng Chải thì xuống khe suối cạn hái rau má. Trên lưng núi, nghe vang tiếng nhạc ngựa làng Mèo ra nương thồ rau cải. Ngoài đồng vùng thấp các làng Thái, từng đám các chị và trẻ em xách thuổng, đeo giỏ kéo nhau đi đào chuột, đào

con rúi, nhặt rau...” [26, tr. 279] Cuộc sống con người cứ diễn ra tự nhiên không ồn

ào, tấp nập, cuộc sống con người giao hòa với thiên nhiên tạo thành bức tranh sinh hoạt tươi vui, đầy màu sắc, sinh động. Đây là cảnh xây dựng cuộc sống mới ở Phìn Sa khi hòa bình lập lại: “Đoàn người các làng đương kéo lên Phìn Sa làm kho, làm

trạm xá và cửa hàng mậu dịch”. Ai ai cũng háo hức, hạnh phúc, mỗi người mỗi việc

nhưng cùng mục đích chung tay góp sức xây dựng cuộc sống mới: “Các chị các bà vừa đến đã sang núi bên tìm cắt tranh. Chiều trở lại, các chị địu nặng trên lưng,

không trông ra người, chỉ thấy từng đoàn cây rơm thong thả đi”, “Bọn trai trẻ xuống

suối mò các khe, khiêng đá tảng lên ngồi kề mặt nước cả buổi, đẽo những hòn đá

giá đựng thuốc, quầy hàng, móc treo hàng... đủ cả. Niềm vui, niềm hân hoan tỏa rạng:

Các cụ bà, các mẹ thì ngồi bóng nắng se lanh thêu cổ áo. Đám trẻ theo người lớn

đến đây chơi, đương xúm lại từng bọn đốt lửa vùi ngô nướng” [26, tr. 273].

Không gian xã hội tươi đẹp, trong sáng, căng tràn nhựa sống được Tô Hoài dụng công thể hiện trong bức tranh tả cảnh Tết đến xuân về. Cảnh đón Tết ở Mường Giơn thật nhộn nhịp, đông vui: “Ngày nắng, trên các sân ảng khói bếp nấu rượu bốc nghi ngút. Hai chum rượu cần đứng đầu cột đã cắm điếu đợi vui tết có người hút. Chập tối, nhiều nhà đánh trống, đánh chiêng gọi người đến tập xòe. Ngày nào các chị cũng đi lấy lá thơm gội đầu... Váy, áo thêu đã cất đi, lại đem ra phơi rực rỡ ngoài nắng” [25, tr. 432]. Một bức tranh sinh hoạt được vẽ lên bằng ngôn từ thật sinh động, có đường nét, hình khối tạo nên không gian tươi vui, gợi đến cuộc sống ấm no, đủ đầy. Theo chân nhà văn chúng ta hãy đến đón Tết ở Hồng Ngài. Tết Hồng Ngài có gì đặc biệt? Đặc biệt trước hết ở khí hậu khắc nghiệt “Gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng,

gió và rét dữ dội” nhưng không làm lòng người buồn mà nó càng gợi không khí Tết

đến gần với bản làng. Và cái đặc biệt nữa là màu sắc, âm thanh trong bức tranh mùa xuân ở Hồng Ngài thật sặc sỡ, lung linh làm con người thêm say đắm, thổn thức:

Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá, xòe như

con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại nở ra đỏ hau, đỏ thậm rồi sang

màu tím man mát. Đám trẻ đợi tết chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà...” [25,

tr. 441]. Mùa xuân đã về, không khí đón Tết đã thực sự đến Tây Bắc. Cả thiên nhiên đất trời và lòng người hòa vào niềm vui chung, niềm vui cuộc sống yên bình. Phiềng Sa bản làng vẫn còn bị giặc Pháp xâm lược, hoành hành nhưng không vì thế mà cuộc sống ngưng trệ. Cái Tết đến với Phiềng Sa, tất cả con người nơi đây vẫn đặt niềm tin lớn lao vào cách mạng, sẵn sàng đón tết với ý chí và niềm tin chiến thắng. Tuy cuộc sống còn nghèo nhưng “người nào cũng khéo dành dụm: các chị mèo đỏ, váy thêu áo khoác khăn hoa chùm rực rỡ. Các chị mèo trắng chít khăn xếp nếp phẳng lì, tóc tai

cạo nhẵn. Con trai thì áo chẽn, bịt đầu khăn trắng, thắt lưng màu thiên thanh” [25,

Không gian xã hội tươi đẹp, trong sáng, căng tràn sức sống còn được thể hiện rõ qua phiên chợ vùng cao. Cũng vẫn là cái chợ ngày trước nhưng không khí chợ hoàn toàn khác, không còn cảnh cướp bóc, chen lấn, xô đẩy nhau mà thay vào đó là không gian nhộn nhịp đong đầy mong ước. Cuộc sống mới thực sự được hồi sinh. Tất cả mọi người đều háo hức đón ngày chợ “Nô nức, người các làng đổ về chợ” [26, tr. 275]. Vẫn là những đoàn ngựa thồ hàng nhưng là hàng mậu dịch từ xuôi mang lên để phục vụ nhu cầu của bà con, vô vàn hàng hóa thỏa niềm mong ước của bà con bấy lâu: “Trên lưng ngất ngưởng từng súc vải đỏ, vải láng, xanh Nam Định, xanh Sĩ Lâm. Hàng khiêng ô đen ô hồng, dép cao su, những sọt bát đĩa, thìa cốc. Không biết mấy chục hàng mới nữa còn bọc kín trong bao tải chất lên hàng trăm con ngựa đương

tiến vào chợ” [26, tr. 266]. Góp vui cho phiên chợ vùng cao ngoài các mặt hàng được

mang từ dưới xuôi lên thì còn có các mặt hàng của các nơi, các dân tộc vùng cao hội tụ về đây, mang bản sắc riêng mộc mạc, giản dị mà không kém phần thiết thực: những bó tăm mộc, sâu men, ghế, mâm mây, hàng thắng cố, hàng rượu... Những câu chuyện họ đem ra trò chuyện với nhau cũng khác trước, không còn những chuyện buồn, chuyện lo ăn đói mặc rách mà đó là những câu chuyện vui về hợp tác xã, tổ đổi công, lao động sản xuất... Các cô gái đến chợ không còn phải cúi mặt xấu hổ vì váy rách nữa mà: “Những cô gái Mèo đỏ xúng xính váy đỏ chẳng kém các chị”, “các cô Mèo

trắng, dép lốp đen, khăn sặc sỡ tỏa xuống tung lên như đàn bướm...” [26, tr. 267] tíu

tít vui vẻ cùng nhau về chợ.

Chợ Lũng Phìn cũng đổi khác, đông vui, nhộn nhịp: “Các chị Mèo váy trắng, áo đủ năm màu với mười hai tua khăn sặc sỡ tỏa xuống dưới gấu váy. Những chị Dao trầm lặng trong chiếc áo chàm dài vạt, rộng tay với tấm khăn chàm biếc quấn to từng

vòng trên đầu (...) các anh cưỡi ngựa từng đoàn đi chợ” [26, tr. 277], chợ Lũng Phìn

cũng đầy đủ các cửa hàng: “Một cửa hàng bán nông cụ và hạt giống. Một cửa hàng thực phẩm: mắm, muối, thuốc lào... Một cửa hàng bách hóa các mặt hàng: chăn, áo, dầu tây, chảo gang, thuốc, cái gương... Một cửa hàng thu mua nhiều nhất sợi lanh,

Không gian xã hội tươi sáng, nhộn nhịp của cuộc sống mới còn được tạo nên bởi thế giới âm thanh thật sự sống động, vui tươi. Những âm thanh như những nốt nhạc tạo nên bản nhạc trong trẻo ca ngợi cuộc sống mới. Đó là âm thanh của tiếng ngựa thồ hàng lên Phìn Sa để làm nhà kho, cửa hàng mậu dịch, trạm xá: “Một ngựa lọc cọc, hai

ngựa, ba bốn ngựa leng keng theo nhau đi thành đàn” [26, tr. 276], âm thanh của tiếng

gà gáy “Con gà tía chân đen, mặt đỏ xọc, chốc chốc lại gáy, tiếng vang dài xuống vực núi” [26, tr. 267], “Tiếng chó sủa xa xa” [25, tr. 474], tiếng cười đùa của trẻ con “các

chị đùa với trẻ con, líu ríu, chen vào nắm đuôi ngựa để leo dốc đỡ nhọc” [26, tr. 270],

Tiếng cười vang hòa với tiếng đùa cợt của đám trẻ nhặt rau đằng xa, không thấy bóng

mà chỉ thấy tiếng nô giỡn đưa lại” [25, tr. 367]; tiếng sáo du dương, tình tự “Ngoài đầu

núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi, tiếng sáo thiết tha, bổi hổi...” [25, tr.

422], tiếng trống trường “kêu tong tong”, tiếng khèn “là nỗi buồn niềm vui của người

Mèo. Bây giờ không còn lính quan phá chợ thì cái khèn chỉ còn cái vui tới mà thôi

[26, tr. 273]. Trong không gian tươi vui ấy còn vang lên tiếng hát của người Thái “tiếng

hát chảy xôn xao theo dòng suối (...) Tiếng hát Thái chứa chan, ngân mãi, vang xa

[26, tr. 310]...

Như vậy, không gian xã hội tươi đẹp, trong sáng, căng tràn nhựa sống được Tô Hoài tinh tế thể hiện qua hệ thống tín hiệu nghệ thuật đặc sắc từ những tục lệ truyền thống tốt đẹp đến những âm thanh của cuộc sống, những phiên chợ Tết, cảnh ngày xuân trên vùng cao đều mang một sức sống mới, vui tươi, nhộn nhịp, điều đó cũng góp phần thể hiện cuộc sống của con người nơi đây đang dần đi vào ổn định, sung túc hơn, hạnh phúc hơn. Tất cả là những hình ảnh tuyệt đẹp về vùng cao tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc thêm yêu những phong tục tập quán, yêu con người, yêu mảnh đất Tây Bắc.

Tiểu kết:

Bằng sự tài tình, tinh tế trong bút pháp miêu tả, Tô Hoài đã dựng lên những không gian thiên nhiên từ nhiều góc độ với nhiều màu sắc khác nhau: tươi đẹp, trong sáng, nên thơ và u ám, đen tối, dữ dội. Đặc biệt, mỗi bức tranh thiên nhiên trong văn Tô Hoài luôn gắn với số phận của những con người. Thiên nhiên trong sáng thể hiện

cuộc sống tươi đẹp, giàu sức sống; thiên nhiên u ám thể hiện cuộc sống đau thương, nghèo khổ của người lao động miền núi.

Qua các chuyến đi thực tế, Tô Hoài am hiểu sâu sắc cảnh sinh hoạt của người lao động miền núi. Ông đã tái hiện sinh động bức tranh hiện thực xã hội theo phong cách riêng. Tô Hoài chỉ ra không gian xã hội chuyển động giữa hai mảng sáng, tối khác nhau. Đó là không gian xã hội ngột ngạt, tăm tối và không gian tươi sáng, nhộn nhịp, căng tràn sức sống.

KẾT LUẬN

1. Tô Hoài là một “hạt ngọc” lớn của văn học Việt Nam hiện đại, ông có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Tô Hoài ra đi để lại cho đời một “kho tàng” những tác phẩm văn chương đồ sộ và có giá trị nghệ thuật cao. Ở bất kì thể loại, đề tài nào, ông đều gặt hái được thành công. Trong số đó, miền núi là vùng “để thương để nhớ”, là nguồn viết, nguồn cảm hứng phong phú của Tô Hoài. Bằng tài năng, sự tìm tòi, sáng tạo; bằng tình yêu tha thiết, chân thành Tô Hoài đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa xã hội và nhân văn vô cùng sâu sắc về miền núi. Với những sáng tác thành công về đề tài miền núi, Tô Hoài đã nhanh chóng tự khẳng định mình ở vị trí một cây bút xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

2. Đến với các sáng tác của Tô Hoài về miền núi, người đọc có cơ hội hiểu rõ hơn về cuộc đời, số phận của những con người miền sơn cước những năm trước cách mạng. Nỗi khổ chồng chất lên nhau như những cơn “sóng thần” dữ dội, trực chồm lên đè bẹp, vùi lấp con người. Người dân miền núi khổ vì nghèo đói, lạc hậu, khổ vì thần quyền và cường quyền. Bằng tấm lòng đồng cảm, chân tình, Tô Hoài gửi gắm tình yêu thương vô bờ, bày tỏ sự xót thương vô hạn đối với số phận của những con người miền núi trên từng trang văn vừa chân thực, vừa cảm động.

Với cái nhìn thấu hiểu và giàu tính nhân đạo, Tô Hoài còn phát hiện ra sức sống tiềm tàng, vẻ đẹp đáng trân trọng của con người miền núi. Họ là những con người giàu khát vọng tình yêu và tự do, hạnh phúc. Sống trong khổ đau, bế tắc nhưng họ không đầu hàng số phận mà vẫn từng ngày cần mẫn như những con ong chăm chỉ xây đắp ước mơ đổi đời.

Đặc biệt, Tô Hoài nhận thấy ở họ niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Từ những khát vọng tình yêu và hạnh phúc, tự do họ đã dũng cảm đứng lên đấu tranh chống lại thù trong giặc ngoài để bảo vệ bảo vệ quê hương, xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp.

Để xây dựng được những nhân vật sinh động, giàu sức sống, Tô Hoài đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Tô Hoài đã rất chú trọng việc khắc họa

ngoại hình, hành động, tâm lí, ngôn ngữ nhân vật, điều này tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của Tô Hoài

3. Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài về đề tài miền núi được thể hiện một cách đa dạng, phong phú, mang dấu ấn riêng biệt. Nhà văn đã xây dựng thời gian sự kiện lịch sử trên nền những bức tranh phong tục và sinh hoạt đời thường. Dấu ấn lịch sử không cụ thể về mốc thời gian nhưng người đọc vẫn có được những hình dung đầy đủ về hoàn cảnh lịch sử xã hội và cuộc sống con người miền núi những năm trước và sau Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt khi miêu tả thời gian sự kiện đời tư, thời gian tâm lí nhân vật, Tô Hoài miêu tả những sự kiện, những biến cố có tính chất quyết định với từng số phận nhân vật nên đã tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

4. Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài về đề tài miền núi là không gian mang đậm “màu sắc miền núi” từ bức tranh thiên nhiên cho đến bức tranh xã hội. Tất cả hiện lên với nhiều màu vẻ, tạo thành không gian đa chiều.

Không gian thiên nhiên gắn với cuộc sống con người, góp phần thể hiện cuộc sống con người. Không gian thiên nhiên u ám, đen tối, dữ dội phản ánh cuộc sống tối tăm, ngột ngạt của người miền núi những năm trước cách mạng. Không gian thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng, nên thơ thể hiện cuộc sống mới vui vẻ, hạnh phúc của con người miền núi từ khi gặp được ánh sáng của cách mạng.

5. Nhìn lại toàn bộ chặng đường sáng tác văn học của Tô Hoài, những thành tựu chủ yếu Tô Hoài đạt được có một phần lớn tập trung ở đề tài miền núi. Những sáng tác về miền núi là những sáng tác xuất sắc, có giá trị như những cột mốc đánh dấu những bước phát triển quan trọng về tư tưởng, phong cách nghệ thuật của ông trong quá trình chiếm lĩnh phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. “Đánh giá về văn nghiệp của Tô Hoài không phải chỉ làm một lần, bởi một người, mà nó phải được nhiều người nghiên cứu đánh giá... Sự đánh giá đó giúp cho người viết

hôm nay nhận biết sớm hơn những giá trị đích thực của một nhà văn” [32, tr. 7]. Bởi

vậy, sau đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn và hi vọng có thể được tìm hiểu thêm những thành công của Tô Hoài, một nhà văn mà chúng tôi yêu thích ở những công trình nghiên cứu khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

2. Lê Tiến Dũng (2015), Nhà văn Tô Hoài, hạt ngọc của văn học, http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn, ngày 11/05/2015.

3. Phan Cự Đệ (1979), Tô Hoài, Sách Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

4. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975). 5. Phan Cự Đệ (1982), Tô Hoài với Miền Tây, Báo Văn nghệ, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong sáng tác của tô hoài về đề tài miền núi (Trang 98 - 108)