Không gian xã hội ngột ngạt, tăm tối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong sáng tác của tô hoài về đề tài miền núi (Trang 91 - 98)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2.2.1. Không gian xã hội ngột ngạt, tăm tối

Các chuyến đi thực tế vùng cao Tây Bắc, Việt Bắc đối với Tô Hoài “không phải để nhìn ngắm, quan sát, mà là sống, trải nghiệm với nỗi đau của quần chúng và

hướng tới lẽ sống của nhân dân, của cách mạng” (Phong Lê). Tô Hoài là một nhà

văn chiến sĩ. Ông cùng bộ đội đi khắp các chiến trường Tây Bắc, Việt Bắc. Ngòi bút hiện thực của ông đã nhanh chóng ghi lại được những mảnh đời đau khổ, bất hạnh của người dân miền núi, tập hợp lại thành một bức tranh xã hội có sức tố cáo mạnh mẽ.

Thiên nhiên tạo hóa ưu ái ban cho Tây Bắc cảnh đẹp, người đẹp, những tưởng đây sẽ là mảnh đất hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp. Nhưng không, kể từ khi Tây Bắc lọt vào tầm ngắm của những kẻ xâm lược, nơi đây biến thành mảnh đất đầy rẫy bi kịch đau thương. Thực dân Pháp đã cấu kết với bọn quan bang, thống lí miền núi áp bức, bóc lột sức lao động của người dân, áp chế họ cả về vật chất lẫn tinh thần. Những phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn và lưu giữ từ bao đời như: tục cướp vợ, tục ở rể, tục ăn thề, tục đi chơi ngày Tết... cũng bị chúng lợi dụng, “cải cách hóa” biến thành những công cụ hữu hiệu phục vụ cho âm mưu của chúng. Không chỉ có vậy, lợi dụng lòng tin, phẩm chất thật thà chất phác của người miền núi chúng đã tìm cách truyền bá mê tín dị đoan, tư tưởng phản cách mạng, biến những phong tục tốt đẹp thành hủ tục lạc hậu, làm mất đi vẻ đẹp truyền thống và ý nghĩa văn hóa, trở thành nguyên nhân bất hạnh của con người. Tục cướp vợ, tục gạt nợ, tục cúng trình ma trở thành nỗi khiếp sợ ám ảnh cả cuộc đời và đẩy Mỵ (Vợ chồng A Phủ) rơi vào cuộc sống đen tối, bế tắc, tuyệt vọng trong “nhà tù” cha con thống lí Pá Tra, chấp nhận kiếp làm dâu gạt nợ khổ, nhục. Tục phạt vạ vô lí, cay nghiệt đẩy A Phủ (Vợ chồng A Phủ) một chàng trai Mèo tài giỏi, có sức khỏe thành kẻ ở gạt nợ, làm trâu ngựa cho nhà thống lí. Tục ở rể cũng là tập tục lạc hậu khắt khe, cay nghiệt khiến cho chàng trai chịu thương chịu khó như Sạ (Mường Giơn) phải đi ở rể mười năm khổ sở “Cái thân đi ở rể, ăn cơm ngồi một mình góc bếp, hút điếu thuốc cũng phải hút vụng, vợ chồng thật sự yêu nhau cũng phải xa cách như mặt trăng mặt trời” [25, tr. 335]... Chế độ phong kiến miền núi với những hủ tục lạc hậu thật đáng ghê sợ. Cũng vì sự áp bức của thực dân và tay sai cùng với nạn mê tín dị đoan đã đẩy gia đình bà Giàng Súa (Miền Tây) vào tấn thảm kịch. Chồng bị bắt đi tải thuốc phiện cho quan nhưng không may bị chết, cả làng nghi nhà Giàng Súa có ma chài. Họ miệt thị, xua đuổi, bốn mẹ con phải trốn vào rừng chạy cái chết. Mẹ con bà Giàng Súa phải sống trong đắng cay, tủi nhục. Bất hạnh chưa dừng lại ở đó. Đứa con trai đầu lòng của bà Giàng Súa lại bị nhà quan bắt đi phu rồi sau này trở thành tên biệt kích phản cách mạng. Cuộc đời Mảy (Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ) cũng toàn một màu đen, Mảy là một người con gái đẹp nhưng bị tiếng nhà có ma gà, không ai dám lấy Mảy, người ta xa lánh, Mảy cùng cha mẹ chạy hai tiếng ma gà, rong ruổi,

leo lắt khắp nơi không biết cuộc đời trôi về đâu... Còn rất nhiều những số phận là nạn nhân của nạn mê tín dị đoan như thế. Nỗi khổ của những người dân nghèo lương thiện như Mỵ, A Phủ, Sạ, bà Giàng Súa... là bằng chứng sống vạch trần tội ác của bọn quan bang, thống lí, thực dân. Chúng đày đọa người dân cả thể xác và tinh thần, đẩy người dân rơi vào cảnh cùng đường không lối thoát, làm cho họ sống mà như đã chết, chôn vùi tuổi xuân, đến cả ý thức về không gian, thời gian tồn tại còn bị triệt tiêu thì hai từ hạnh phúc thật quá xa vời.

Bức tranh xã hội miền núi ngột ngạt, tăm tối được Tô Hoài miêu tả sâu sắc bằng ngòi bút hiện thực của mình. Ông chỉ ra nguồn gốc nỗi khổ đau của người dân miền núi trong chế độ xã hội cũ không chỉ là do nạn mê tín dị đoan, lạc lậu mà nguyên nhân quan trọng hơn đó là sự xâm lược của thực dân Pháp. Giặc Pháp đi tới đâu là chúng lại cấu kết với bọn tay sai bóc lột, ức hiếp dân lành tới đó. Nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, ruộng vườn mất không vào tay chúng. Đã thế chúng còn bắt người. Trai thì bị bắt đi lính, đàn bà con gái thì bị bắt đi làm người hầu kẻ hạ, bị chúng hãm hiếp. Bất kể ai, không trừ người già trẻ nhỏ. Cuộc sống mờ mịt, tăm tối cứ thế đè nặng lên đôi vai gầy của người dân miền núi.

Với người dân Tây Bắc trong những ngày thực dân Pháp đặt ách thống trị thì cái cảnh dồn bắt phu, bắt lính, lùa dân, dồn dân vào trai tập trung xảy ra như cơm bữa: “Suốt ngày hôm ấy làng xóm náo động, từng đám người kéo đi lại kéo về loanh quanh... Từ các ông Chánh, Phó Phìa, các ông tổng quản, ông Sen làm việc trên mường cho đến trong làng, các ông Tạo, ông Sự, ông Đô... kẻ cưỡi ngựa, người xách gậy cứ chạy tối mắt, dồn, đuổi, đánh, kéo co từng người, từng bọn. Cuối làng tiếng

hò hét chửi đánh nhau túi bụi” [25, tr. 382]. Còn đây là cảnh cái làng những ngày

giặc chiếm đánh: “Cái làng chỉ còn lù lù như cái mả. Trên nóc mả những cánh tay tre phên nứa, phấp phới bay như những cái cờ, cái áo đen của ma. Nó thật cũng là

cái mả chôn sống người” [25, tr. 354]. Xóm làng chìm trong tang tóc, tiều tụy: “Mãi

đến chiều mà quanh cánh đồng vẫn chẳng có nóc nhà nào có khói rơm. Cối nước giã

gạo ngoài suối cũng bặt tiếng. Người còn tan tác đâu chưa về” [25, tr. 358]. Đối lập

với cảnh đói rách, chết chóc thê thảm của những người vô tội là sự hoành hành độc ác của lũ giặc xâm lược, chúng ăn chơi nhảy múa, hưởng thụ trên mồ hôi nước mắt của người dân ngày ngày chúng “sửa soạn rục rịch lên núi cướp phá mùa để triệt

lương ăn của du kích” [25, tr. 391]. Chúng tìm mọi cách phá hoại, triệt đường sống của người dân: “Vào nhà nào, họ cũng hồng hộc chui xuống gầm sàn, sục ổ gà, lấy

trứng hút ăn” [25, tr. 360].

Không còn nữa không gian đẹp đẽ, bình yên của bản mường mà thay vào đó là những hình ảnh đáng sợ: “Đồn Mường Cơi tròn như một đồng tiền thủng lỗ đặt

giữa cánh đồng”, “Cái đồn Tây đỏ như tổ mối”, đó là nơi “sinh ra bao nhiêu việc ác

cho mọi người” [25, tr. 393].

Những người phụ nữ thì bị bọn thực dân, bọn quan lại phong kiến bắt đi hầu chăn, hầu đệm, hầu ăn, hầu thuốc phiện để thỏa mãn cái thú vui nhục dục tàn bạo, vô nhân tính của chúng. Chúng “bắt con gái trong làng phải lên đồn, chia nhau ra mà lấy lính. Không đủ, nó bắt cả bé gái mười hai tuổi, cả bà già sáu mươi lên đồn. Thằng lính nào thua bạc thì bán vợ cho thằng được bạc. Thằng nào đổi đi đồn nơi khác thì

bán vợ cho thằng ở lại” [25, tr. 394]. Biết bao người con gái đẹp miền núi như Mát

(Mường Giơn), Ảng (Cứu đất cứu mường)... bị xã hội bạo tàn ấy vùi dập chẳng ra kiếp con người. Chao ôi! Số phận người phụ nữ miền núi trong xã hội cũ sao mà bạc phận, mà rẻ mạt, đáng thương đến thế.

Không gian xã hội ngột ngạt, tăm tối còn được Tô Hoài khắc họa qua những âm thanh ghê rợn. Đó là tiếng chân ngựa, tiếng trống nhà quan... Những âm thanh chỉ đem đến sự đau khổ, tang tóc, chia lìa, ám ảnh khủng khiếp đến cuộc sống người dân miền núi trong xã hội cũ. Tiếng trống là thứ âm thanh xưa kia xuất hiện khi “làng

Mèo có đám ma” nay nó xuất hiện với nhiều vai trò mới, là công cụ đắc lực để nhà

quan thực hiện “công việc” áp bức, bóc lột. Tiếng trống được Tô Hoài miêu tả với nhiều âm điệu khác nhau lúc “đổ hồi”, lúc “ghê rợn đùng đùng nổi lên giữa núi”, khi

khua inh ỏi sôi nổi”, “ngày ngày đêm đêm thẽ thọt buông đầy đủ từng tiếng tiếng

rùng rợn, tiếng lặng ngắt”, lúc “văng vẳng”, “rền rĩ”, khi “đập tang tang vào thái

dương”, “tiếng trống đuổi nhau” [23, tr. 80], “rộn rịch tiếng trống” [23, tr. 80], “tiếng

trống thon thót gióng từng tiếng” [23, tr. 89], tiếng trống ám ảnh cả một đời người:

Cái tiếng trống gọi phiên không chua không đanh, không buốt. Nhưng khi lão Mang

nghe cũng giật mình. Từ bé đã nghe tiếng trống nhà lang gọi. Đương vui hay đương buồn cũng phải bỏ cả đấy mà đi lo, đi làm, đi buộc cái khó nhọc việc nhà người vào mình” [23, tr. 89]... nhưng tất cả dù tiếng trống ở trạng thái nào đi nữa cũng đều là

tiếng trống rùng rợn, tiếng trống ai oán, tiếng trống khiến cuộc sống người dân xáo trộn, hỗn loạn dưới ách thống trị của thực dân và bọn tay sai ác độc. Ngoài tiếng trống, Tô Hoài còn nói đến tiếng chân ngựa. Tiếng chân ngựa chỉ mang đến những bất hạnh cho cuộc đời bà Giàng Súa cũng như bao người dân miền núi vô tội khác:

Ngựa lên núi, ngựa lính, ngựa quan, ngựa thồ người buôn, ngựa nào cũng chỉ buộc

lo, buộc sợ vào mình. Ngựa nào cũng của quan, của người chức việc, của người ta. Nhà bà Giàng Súa chưa được nuôi ngựa bao giờ. Đời bà, con ngựa chỉ mang tai họa

đến mà thôi” [26, tr. 19]. Tiếng chân ngựa làm bà Giàng Súa mất chồng mất con.

Chồng bà bị bắt đi làm phu đuổi ngựa chết mất xác không biết nơi nao, rồi đứa con đầu lòng Thào Nhìa cũng bị bắt đi làm phu trong cái đêm “tiếng chân ngựa dồn dập

nổi lên mỗi lúc một gần. Những tiếng chân ngựa khủng khiếp đời bà Giàng Súa” [26,

tr. 45].

Phiên chợ vùng cao trong chế độ xã hội cũ cũng là một minh chứng thực, sống động của không gian xã hội ngột ngạt, tăm tối. Đây là cảnh chợ Mường Giơn ngày thực dân Pháp xâm chiếm: “Chợ chỉ toàn người đi đổi chác. Người Dao vào đổi cá lấy thóc. Những người khác châu dưới, ở Phù Yên, ở châu Mộc hay châu Mường La hoặc người trốn phu, trốn lính lên đây, hoặc người bị Tây ngờ “theo Việt Minh”, nó

đày “biệt phương” lên đây... chợ chỉ ngổn ngang những người khốn cùng ấy” [25, tr.

376]. Chợ không ra chợ. Chợ không phải là nơi buôn bán hàng hóa, không có âm thanh náo nhiệt của cảnh người mua người bán mà chợ chỉ là nơi trú chân của những người khốn cùng. Một khung cảnh “chợ đói” mang màu sắc u ám, ảm đạm.

Còn đây là cảnh chợ Phìn Sa ngày trước: “Ông Sìn đưa hàng trăm con ngựa lên. Nhiều con mang nạng thồ không, đợi hàng mua. Mặt hàng đậm nhất là thuốc phiện, vừa nhẹ vừa lắm tiền. Gạc hươu, gạc nai, xương hổ, mật gấu xương thú mua được đem đắp lò bắc thùng nấu cao ngay giữa chợ. Rồi mật ong, da hổ, da báo, sợi lanh, củ tam thất,

sa nhân, hoàng liên già, người Phìn Sa đem ra bao nhiêu cũng vét hết” [26, tr. 33]. Chợ

là nơi bọn lái buôn có cơ hội vơ vét tiền đầy túi, chúng bắt nạt người dân mua rẻ, bán đắt, bao nhiêu thứ quý hiếm của núi rừng đều rơi vào tay chúng, còn cuộc sống người dân không được cải thiện mà chỉ ngày một nghèo đói, tối tăm hơn: “Người đem các thứ của rừng kiếm được, ông Sìn cho đồng nào mừng đồng nấy, người ta bán như đổ của đi. Cả bộ xương hổ, xương khỉ được có một bát muối. Nhưng biết làm thế nào. Một đời

người chỉ trông thấy một ông khách Sìn là người buôn” [26, tr. 33]. Bị con buôn lừa gạt, bắt nạt, đã hết khổ đâu. Cũng chính tại những phiên chợ như thế là nơi bọn quan bang, thống lí có cơ hội thu thuế mà thực thì là cướp bóc, vơ vét tài sản của người dân. “Cướp

đêm là giặc cướp ngày là quan” câu ca dao đó trong hoàn cảnh này thật chẳng sai: “Lính

lấy thuế thu đủ thứ. Ai bán bắp ngô thì nộp thuế ngô. Mười lạng thuốc phiện thu một. Người Lừ có ba cái túi thì phải nộp thuế một. Tấm vải Thái tốt lành, lính đem tung ra, cắt lấy hai sải, bắt ra thuế (...) Còn lính vào hàng lính ăn, lính uống, lính lấy gì của hàng

nào cũng không được kể như thuế” [26, tr. 36]. Thương thay cho số phận của người dân

con sâu cái kiến cặm cụi làm việc vất vả quanh năm suốt tháng, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà chỉ trong một phiên chợ bao mồ hôi công sức chỉ đổi lấy được một bát muối. Công lí ở đâu? Cuộc đời biết bao giờ mới tươi sáng.

Và đây là phiên chợ Lũng Phìn. Chợ là nơi “Bọn buôn lậu và những bọn cướp các nơi kéo đến, thâu đêm suốt ngày quần tụ tài sỉu, tài bàn, sóc đĩa, đố chữ, sát phạt nhau, giết nhau giữa cái chợ biên giới buôn thuốc phiện, buôn người, đem mạng con

người quăng vào canh đen đỏ” [25, tr. 173].

Phiên chợ là nơi thể hiện rõ nhất cuộc sống của người dân. Phiên chợ vùng cao theo đúng nghĩa là nơi để các dân tộc anh em các bản làng hội tụ về để trao đổi, mua bán hàng hóa, để gặp gỡ chuyện trò, để thanh niên tình tự, hẹn hò. Thế nhưng phiên chợ vùng cao trong xã hội cũ trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm chiếm và dưới bàn tay sát phạt của bọn thống trị vùng cao thì nó hoàn toàn biến chất: “Chợ đông toàn người đi xem, người đói, người cả đời không biết hạt muối và người lũ lượt

đi tìm muối, tìm lưỡi cày” [26, tr. 34]. Cảnh chợ hiện lên với bao buồn tủi bởi sự

nghèo đói, bởi sự cướp bóc của lính thu thuế. Ở phiên chợ ấy chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh đáng thương: “Những cô gái nghèo chẳng có váy áo mới để thay thì vẫn đi thẳng, đến lúc gặp người con trai lạ mới dừng lại. Nếp váy cũ rách tỏa ra,

cô không dám bước” [26, tr. 30]. Đặc biệt người đọc thấy xót xa ám ảnh bởi thảm

cảnh: “Ngày đêm quanh hàng muối người cứ đông nghìn nghịt xô vào, leo lên nhau, chồng đống như đá đè (...) Chẳng mấy hôm không có người chen mua muối bị chết

bẹp phải lôi xác ra” [26, tr. 34]. Bao trùm lên không gian phiên chợ ấy là vô vàn

rờn rợn”. Những âm thanh ghê sợ, rùng rợn ấy gợi lên một không gian hỗn loạn, lạnh lẽo, tối tăm. Cảnh chợ cũng giống như cảnh đời đau khổ, tối tăm, mù mịt của người dân vùng cao trong xã hội cũ.

Bọn thực dân và thống trị vùng cao không chỉ áp chế người dân về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần. Chúng đã du nhập vào những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đầu độc người dân làm cho cuộc sống của họ càng bần cùng, biến dạng thê thảm. Nạn cờ bạc đầy rẫy khắp các nơi, “bên cạnh chợ đói” những cái sòng bạc mọc lên, là nơi để bọn lính và vợ con chúng tiêu tiền, những đồng tiền mà chúng cướp được của người dân vô tội: “Chủ nhật nhà sòng bán hàng, làm phở, bánh rán, có lính xuống uống rượu, đánh sóc đĩa, đánh nhau. Bọn vợ lính kéo vào chơi lỳ xì. Trẻ con

đến sòng đánh bất, hút thuốc lá” [25, tr. 377]. Cửa hàng tạp hóa của nhà sòng là nơi

tạp nham, bán đủ thứ trên đời: “bán xà phòng, các thứ đồ tạp hóa (...) toàn hàng Mỹ, hàng Tây rực rỡ, bày xen lẫn giữa những đống ninh nồi, bát, vòng tay, vòng cổ, áo

Mán, thùng gỗ thông của người Mèo” [25, tr. 377] mà bọn lính cướp của dân. Đáng

sợ hơn đó là cảnh thỉnh thoảng quan ba “bày ra chỗ quầy hàng mấy cái đầu người và

những cái tai người bê bết, xủi đen máu me” [25, tr. 378] mà chúng bảo đó là đầu, tai

của Việt Minh chúng vừa cắt được trên núi. Còn với những người có tội mà không chạy tiền, thuốc phiện cống nạp cho chúng thì chúng hành hạ cả về thể xác và tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong sáng tác của tô hoài về đề tài miền núi (Trang 91 - 98)