Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk lăk001 (Trang 67 - 69)

- Thứ chín, việc bán nợ xấu cho VAMC thực hiện Thông tư số 19/TTNHNN ngày 06/09/2013 của Thống đốc NHNN Theo đó, chỉ thực hiện bán nợ đối với các

3.2.1.1. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu.

Như đã phân tích ở chương 2, tại với hoạt động tín dụng nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng Agribank chi nhánh Đăk Lăk chưa được khách quan, thể hiện: Chưa có bộ phận quản lý rủi ro riêng biệt với bộ phận tín dụng. Mọi quyết định trước khi cấp tín dụng dựa trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng sau đó trưởng phòng kinh doanh, trưởng

phòng tín dụng khách hàng DN hay hộ SX, cá nhân kiểm soát lại trước khi trình giám đốc phê duyệt; Mặt khác khi nợ xấu phát sinh việc xử lý nợ xấu vẫn do phòng kinh doanh tại chi nhánh loại 2, phòng khách hàng doanh nghiệp, hay phòng tín dụng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân tại chi nhánh loại 1, theo dõi và đề xuất các biện pháp xử lý nợ xấu. Điều đó dẫn đến việc nhận diện, đo lường, đánh giá và phân loại nợ xấu chưa chính xác. Hay khi xử lý nợ xấu chưa đưa ra các biện pháp mạnh tay, còn nhân nhượng, trì hoãn bởi quan hệ quen biết, tình cảm giữa cán bộ tín dụng với khách hàng.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do mô hình tổ chức của Agribank chưa tách biệt giữa bộ phận tín dụng với bộ phận kiểm soát rủi ro từ hội sở cho đến các chi nhánh.

Để khắc phục hạn chế trên Agribank cần thực hiện:

- Thứ nhất, thành lập bộ phận quản lý rủi ro độc lập với bộ phận tín dụng. Bộ phận này sẽ tái thẩm định lại các khoản vay trước khi trình giám đốc phê duyệt. Bộ phận này thậm chí có thể được quản lý rủi ro tập trung từ hội sở, thường xuyên cử và luân chuyển nhân viên từ chi nhánh này snag chi nhánh khác để kiểm soát rủi ro.

- Thứ hai thành lập bộ phận chuyên quản lý về nợ xấu, ở chi nhánh có dư nợ tín dụng lớn, có thể dưới hình thức phòng, ở chi nhánh nhỏ dưới hình thức tổ. Bộ phận này chuyên quản lý các khoản nợ xấu độc lập với bộ phận tín dụng. Khi nợ xấu phát sinh sẽ chuyển giao hồ sơ cho bộ phận này theo dõi và xử lý. Bộ phận này có nhiệm vụ:

+ Chuyên theo dõi các khoản nợ xấu + Tổ chức đòi nợ khách hàng

+ Tổ chức phối hợp với tòa án để khởi kiện.

+ Tổ chức phối hợp với Thi hành án để xử lý nợ xấu. + Tổ chức bán tài sản đảm bảo theo quy định.

Với giải pháp sẽ có những ưu điểm như đã trình bày ở phần lý thuyết. Có thể sơ lược là:

+ Tận dụng được ưu thế chuyên môn hóa. Do bộ phận này tập hợp những đội ngũ chuyên gia, chuyên nghiệp, ngoài có chuyên môn ngân hàng còn có chuyên môn pháp lý thị trường bất động sản.

+ Phát hiện những sơ hở trong bộ hồ sơ bởi nếu để cán bộ tín dụng theo dõi sẽ bị che lấp.

+ Phát hiện những mặt không tốt trong thái độ của CBTD, bởi khách hàng sẽ phản ánh với bộ phận chuyên xử lý nợ xấu này.

+ Ngân hàng sẽ mạnh tay hơn trong xử lý các khoản nợ bởi bộ phận này chưa quen biết hay phát sinh tình cảm với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk lăk001 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)