Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk lăk001 (Trang 82 - 84)

- Thứ chín, việc bán nợ xấu cho VAMC thực hiện Thông tư số 19/TTNHNN ngày 06/09/2013 của Thống đốc NHNN Theo đó, chỉ thực hiện bán nợ đối với các

3.3.2.Đối với chính quyền địa phương

- Thứ nhất, để có thể ngăn ngừa nợ xấu từ trước khi phát sinh khoản vay: Đề nghị UNBD tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương nâng cao công tác quy hoạch vùng kinh

tế, vùng chuyên canh và định hướng phát triển cây con, ngành nghề mang tính chiến lược dài hạn. Qua đó để giúp các hộ sản xuất giảm thiểu rủi ro do phát triển tự phát và thiếu thông tin; khuyến khích nông dân tham gia mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong các khâu của quá trình sản xuất – thu mua – chế biến – tiêu thụ sản phẩm với DN, hợp tác xã và mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó hỗ trợ đầu tư ngành công nghiệp chế biến nông sản tại chỗ phát huy thế mạnh về nguồn sản lượng lớn tại địa phương để tránh tình trạng người dân bán nông sản thô mà giá trị kinh tế không cao hoặc khi được mua ế ẩm không có phương tiện công nghệ bảo quản phải bán giá thấp, thậm chí bỏ thu hoạch về giá bán không bù đắp chi phí nhân công thu hoạch.

- Thứ hai để giúp người vay am hiểu luật pháp UBND tỉnh Đăk Lăk tiếp tục chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành sớm cập nhật, ban hành tài liệu hỗ trợ pháp lý cho DN, hộ sản xuất…. để nắm bắt những quy định của pháp luật giúp nâng cao kiến thức về kinh doanh cũng như pháp luật trong các giao dịch dân sự.

- Thứ ba đề nghị UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo kiểm tra các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với ngành NH tỉnh triển khai đồng bộ, có hiệu quả Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý TSBĐ có hiệu lực ngày 22/7/2014 nhằm tạo điều kiện xử lý TSBĐ tiền vay được thông thoáng, hiệu quả hơn. Qua đó, giúp các ngân hàng xử lý tài sản nhanh chóng, kịp thời thu hồi vốn.

- Thứ tư, đề nghị UBND các huyện (thị xã, thành phố) chỉ đạo sở tài nguyên môi trường UBND các xã (thị trấn) tăng cường trách nhiệm trong việc xác nhận đất chưa được cấp quyền sử dụng đất và không có tranh chấp; theo dõi và quản lý chặt chẽ. Qua đó bảo đảm chỉ xác nhận cho hộ gia đình, cá nhân không có bảo đảm bằng tài sản tại 1 TCTD khi sử dụng loại giấy tờ này đồng thời phối hợp, thông báo kịp thời cho Agribank có địa điểm tại địa bàn biết khi hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức để có biện pháp quản lý thống nhất, tránh cho vay trùng lắp giữa các NH cũng như quản lý giấy tờ bảo đảm tiền vay chặt chẽ hơn.

- Thứ năm, hiện nay theo quy định của chính phủ tại nghị định 55 đã bỏ một số loại phí. Đề nghị Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên môi trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc không thu lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản và lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo Quy định tại Điểm 4 Điều 9 tại Nghị định 55 của Chính phủ.

- Thứ sáu, việc kiểm tra đăng ký giao dịch bảo đảm khó khăn, nhất là các giao dịch không phải vay vốn nên thông tin không báo về CIC, dẫn đến các ngân hàng cho vay vốn không biết được khách hàng đã đăng ký giao dịch với các giao dịch, khi phải vay vốn. Điều đó sẽ gây khó khăn về quyền ưu tiên thanh toán cho các ngân hàng. Do vậy đề nghị UBND tính chỉ đạo chấp hành không nghiêm làm cho ngân hàng khó khăn trong xử lý tài sản.

- Thứ bảy, đề nghị UBND tỉnh chỉnh sửa và nâng khung giá đất trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk để theo kịp giá trị thị trường nhằm giúp cho Agribank Đăk Lăk nói riêng và các TCTD trên địa bàn nói chung được định giá gần với giá trị thị trường để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NH mở rộng tín dụng và người dân được vay vốn nhiều hơn. Đồng thời, qua đó giúp việc xử lý các khoản nợ xấu phù hợp với giá thị trường, và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk lăk001 (Trang 82 - 84)