Đối với các cơ quan nhà nước liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk lăk001 (Trang 84 - 87)

- Thứ chín, việc bán nợ xấu cho VAMC thực hiện Thông tư số 19/TTNHNN ngày 06/09/2013 của Thống đốc NHNN Theo đó, chỉ thực hiện bán nợ đối với các

3.3.3. Đối với các cơ quan nhà nước liên quan

Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng.

Hiện nay quá trình xử lý nợ còn một số vướng mắc như về mặt pháp lý trình bày ở chương 2 như:

- Thủ tục thu giữ tài sản khó khăn do khách hàng không giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý tài sản.

- Chưa có chế tài xử phạt khi khách hàng không chịu giao tài sản bảo đảm để xử lý nợ

Từ những điều đó dẫn đến xử lý tài sản đảm bảo gặp rất nhiều khó khăn khi phải xác định quyền thừa kế trong tài sản hộ khi khách hàng không hợp tác.

Để khắc phục hai khó khăn trên trong quá trình xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nói chung, các cơ quan pháp luật cần hoàn thiện các văn bản quy định dảm bảo đồng bộ, thống nhất từ việc cấp giấy chứng nhận luật dân sự, luật đất đai, cho đến các quy định về công chứng, thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm. Qua giải pháp này giúp tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, giảm bớt rủi ro pháp lý cho các Ngân hàng thương mại khi việc thế chấp tài sản đảm bảo.

Tạo môi trường phát triển các dịch vụ bảo hiểm tín dụng.

Hoạt động bảo hiểm rủi ro tín dụng xuất hiện và hoạt động rất hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới, trong khi Việt Nam vẫn chưa triển khai mới chỉ có một số bảo hiểm the chỉ định của chính phủ. NHNN đã thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi hoạt động rất thành công nhưng chưa có tổ chức bảo hiểm tiền vay. Tổ chức bảo hiểm tiền vay nên được NHNN nên xem xét việc thành lập vì tổ chức này mang lại hiệu quả rất to lớn và thiết thực cho hệ thống NHTM trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Hiện nay, nhiều cách phòng ngừa rủi ro được các NHTM thực hiện như: thực hiện phòng tuyến kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay, luôn theo dõi phân tích nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp, phòng ngừa rủi ro thích hợp, thực hiện trích lập dự phòng… Tuy nhiên, các yếu tố khách quan vẫn không kiểm soát được. Điều này dẫn tới các NHTM tốn rất nhiều công sức và chi phí tiến hành giảm lãi, xóa nợ.

Để hạn chế rủi ro cho các ngân hàng, để phát triển tín dụng bền vững, nhà nước cần tạo môi trường pháp lý cho hoạt động này phát triển.

- Tăng cường quy định bắt buộc kiểm toán với các doanh nghiệp; xử phạt những doanh nghiệp làm các báo cáo tài chính sai lệch gửi cho các ngân hàng. Muốn vậy phải có cơ chế phối hợp giữa ngân hàng với thuế, kiểm toán.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3 đã thực hiện được một số nội dung như:

- Đã phân tích các yếu tố thể hiện cơ sở giải pháp như: Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chuẩn mực quốc tế áp dụng hệ thống ngân hàng nhất là xếp hạng tín dụng, cơ chế quản trị đảm bảo minh bạch, khách quan.

- Đã đề xuất được các giải pháp giúp Agribank chi nhánh Đăk Lăk qua đó khắc phục các hạn chế đã được phân tích ở chương 2. Nhằm giúp Agribank chi nhánh Đăk Lăk hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý nợ xấu. Qua đó giúp tăng khả năng thu hồi nợ của NH một cách kịp thời, nhanh chóng.

- Tiếp đến để cho đồng bộ, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan tổ chức liên quan, nhằm hoàn thiện khung pháp lý, để phối hợp với các ngân hàng nói chung, Agribank chi nhánh Đăk Lăk nói riêng có thể kịp thời xử lý các khoản nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk lăk001 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)