Nhóm giải pháp đối với Agribank – Chi nhánh Đăk Lăk 1 Tổ chức thực hiện xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk lăk001 (Trang 72 - 74)

- Thứ chín, việc bán nợ xấu cho VAMC thực hiện Thông tư số 19/TTNHNN ngày 06/09/2013 của Thống đốc NHNN Theo đó, chỉ thực hiện bán nợ đối với các

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với Agribank – Chi nhánh Đăk Lăk 1 Tổ chức thực hiện xử lý nợ xấu

3.2.2.1. Tổ chức thực hiện xử lý nợ xấu

Hiện nay tại Agribank chi nhánh Đăk Lăk công tác tổ chức xử lý nợ xấu còn một số bất cập như:

- Sự phối hợp giữa các đơn vị cũng còn chưa ăn khớp giữa các phòng chuyên môn như tín dụng khách hàng doanh nghiệp, phòng tín dụng khách hàng cá nhân đến các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc trong việc xử lý nợ xấu.

- Cán bộ tín dụng thuộc phòng tín dụng khách hàng doanh nghiệp, hay phòng tín dụng khách hàng hộ sản xuất, cá nhân đôi khi còn bận xử lý cho vay, nên cũng chưa có thời gian nghiên cứu từng trường hợp, phương án xử lý sát sao.

- Để khắc phục hạn chế trên, Agribank chi nhánh Đăk Lăk cần:

- Kiến nghị Agribank thành lập bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu ở các chi nhánh, phòng giao dịch, độc lập với bộ phận tín dụng như đã nêu ở giải pháp 3.2.1.1. nêu trên.

- Chỉ đạo các chi nhánh để chỉ đạo cán bộ tín dụng quản lý nhóm nợ, theo dõi sâu sát đến từng chi nhánh, từng CBTD có nợ xấu cao và có biện pháp xử lý kịp thời, quy trách nhiệm rõ ràng khi có hậu quả xấu phát sinh.

- Cần chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc có tỷ lệ nợ xấu trên 3% phải xây dựng phương án xử lý nợ, có kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng món nợ để xử lý nhanh, xử lý mạnh và có hiệu quả. Đối với các chi nhánh có nợ xấu >3% không khuyến khích tăng trưởng dư nợ, tập trung công tác xử lý thu hồi nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng. Tích cực thu lãi hàng tháng đạt trên 98% lãi phải thu phát sinh trong kỳ, hạn chế lãi dự thu phát sinh.

- Tiếp tục kiểm soát và theo dõi sát sao trên cơ sở văn bản 3399/HĐTV-BCĐ ngày 11/9/2015, trong đó, chú trọng phân tích kỹ và đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ xấu mới phát sinh, đồng thời chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tìm mọi biện pháp thu hồi nợ xấu nội bảng, ngoại bảng, giảm thiểu nợ xấu phát sinh nợ xấu.

- Đối với nợ nhóm 2 – nợ tiềm ẩn rủi ro thì Agribank Đăk Lăk nên rà soát, đánh giá toàn bộ các khoản nợ nhóm 2 để xác định những khoản nợ nào có khả năng chuyển sang nợ xấu và áp dụng các biện pháp phù hợp để xử lý thu hồi nợ, đảm bảo không để phát sinh tăng thêm nợ xấu.

- Tiếp tục tổ chức phân tích, đánh giá nguyên nhân, khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro có khả năng thu hồi và khó có khả năng thu hồi; làm việc với KH để lập kế hoạch, phương án xử lý cụ thể và chi tiết từng khoản nợ xấu, nợ đã được xử lý rủi ro; đánh giá đúng thực trạng tài sản, nguồn gốc, hồ sơ pháp lý, khả năng thanh lý của các loại tài sản để đưa ra các biện pháp xử lý tài sản phù hợp.

- Những khoản nợ xấu phát sinh do chuyển nhóm nợ theo CIC: Agribank Đăk Lăk cần phối hợp với KH, TCTD, liên quan để xác định nguyên nhân chuyển nhóm nợ của KH, đồng thời đôn đốc KH trả nợ, nếu trường hợp KH không có thiện chí trả nợ hoặc khó có khả năng trả nợ bắt buộc NH có biện pháp xử lý thu hồi nợ như: xử lý TSBĐ, khởi kiện KH để thu hồi nợ kịp thời….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk lăk001 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)