- Thứ chín, việc bán nợ xấu cho VAMC thực hiện Thông tư số 19/TTNHNN ngày 06/09/2013 của Thống đốc NHNN Theo đó, chỉ thực hiện bán nợ đối với các
3.2.2.4. Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh.
Về lâu dài để ngăn ngừa nợ xấu tiềm ẩn, cần xuất phát từ tín dụng phải lành mạnh. Để thực hiện điều đó cần thực hiện:
Tăng cường nghiên cứu thu thập thông tin từ nhiều nguồn để phân tích đánh giá khách hàng vay vốn.
Tại Agribank chi nhánh Đăk Lăk hiện nay hệ thống thông tin để phân tích tín dụng trước khi cấp tín dụng đang còn thiếu như: với những KH đặc biệt là DN có ít thông tin như: tình hình tài chính, tình hình vay vốn, tình hình SXKD qua các thời kỳ… chưa thu
thập đầy đủ, nhiều báo cáo tài chính chưa đúng, mang tính đối phóvới ngân hàng để được vay vốn.
Agribank Đăk Lăk tăng cường thu thập thông tin đáng tin cậy từ nhiều nguồn như: cơ quan Thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, CIC hoặc từ các NH khác…nhằm đánh giá, chọn ra những KH thật sự đáng tin cậy, trung thực trong quan hệ với TCTD, đủ điều kiện, có tiềm lực tài chính, có khả năng SXKD, dự án đầu tư, phương án SXKD khả thi, có hiệu quả và uy tín của bản thân KH trên thị trường mới xem xét, quyết định cấp tín dụng.
Đảm bảo chấp hành đúng quy trình tín dụng.
Agibank Đăk Lăk cần đảm bảo các hoạt động tín dụng phải tuân thủ đúng quy định, nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân.
Việc thực hiện đúng các bước trong quy trình, cập nhật thường xuyên quá trình sử dụng vốn vay của KH, chấm điểm và xếp hạng KH định kỳ, phân loại nợ theo các mức độ rủi ro, kiểm tra sau khi KH vay…. sẽ giúp cho NH giảm tổn thất khi gặp rủi ro, đánh giá đầy đủ, khách quan năng lực, khả năng trả nợ vay và những rủi ro mà KH có thể gặp để có những biện pháp đo lường phát hiện rủi ro trước khi cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường chi nhánh tiếp tục cải cách thủ tục hành chính bằng việc rút ngắn thời gian thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng theo quy định, công khai các thủ tục và quy trình tín dụng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho KH tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH phục vụ hoạt động SXKD. Qua đó, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng, thích ứng với cơ chế thị trường mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc cấp tín dụng. Hạn chế được nợ xấu phát sinh.
Không nên quá chú trọng vào tài sản đảm bảo khi cấp tín dụng
Trước khi cấp tín dụng việc phân tích thẩm định và nâng cao chất lượng thẩm định là việc CBTD cần phải chú trọng. Khi thẩm định thẩm định phương án SXKD, dự án đầu tư thì CBTD cần xem xét tỷ trọng nguồn vốn tự có của KH khi vay vốn; chứng minh nguồn gốc của nguồn vốn tự có; năng lực quản lý, khả năng và hiệu quả hoạt động
SXKD, tính toán ngân lưu dòng tiền (ngân lưu vào và ngân lưu ra)…để tính toán được khả năng trả nợ của KH khi vay vốn. Báo cáo tài chính cần phải kiểm tra các nguồn gốc số liệu, BCTD được kiểm toán mà KH cung cấp; các yếu tố rủi ro ngành, rủi ro kinh doanh… để xác định thời hạn vay, lãi suất cho vay, khả năng trả nợ của KH hợp lý. Tài sản đảm bảo chỉ là một trong những yếu tố để ra quyết định cho vay. Nó chỉ là yếu tố đứng sau các yếu tố quyết định dòng tiền trả nợ của khách hang.
Xác giá tài sản bảo đảm chính xác.
Tại Agribank chi nhánh Đăk Lăk, việc định giá TSBĐ do CBTD đảm nhiệm, do vậy dễ xảy ra rủi ro đạo đức nếu định giá không khách quan. CBTD có thể định giá TSBĐ thấp hoặc cao hơn giá trị thị trường gây ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng đối với KH và dễ gây rủi ro cho NH trong quá trình phát mại tài sản khi KH không trả được nợ. Ngoài ra, TSBĐ từ các khoản vay thường là bất động sản, máy móc, thiết bị…thường hay biến động giá cả, tài sản bị hao hụt nên NH dễ gặp rủi ro khi phát mại TSBĐ.
Do vậy, để khắc phục hạn chế trên, Agribank chi nahnh1 Đăk Lăk cần:
- Thành lập bộ phận chuyên trách định giá tài sản để định giá cho tài sản của các chi nhánh trong khu vực.
- Thuê các trung tâm hay chuyên gia định giá với những tài sản đặc biệt đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao.
Thiếp lập hợp đồng tín dụng chặt chẽ.
- Khi thực hiện cho vay cần rà soát lại HĐTD mẫu và hợp đồng mẫu về thế chấp tài sản hoặc quyền sử dụng đất của bên thứ 3 để chỉnh sửa cho chặt chẽ và phù hợp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Agribank Đăk Lăk khi có tranh chấp xảy ra.
- Khi lập hợp đồng các bên tham gia có thể thỏa thuận ghi trong hợp đồng chính việc thế chấp bằng tài sản của bên thứ 3 và lập hợp đồng thế chấp tài sản kèm theo hợp đồng chính để xác định đầy đủ, cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh. Điều này vừa đơn giản nhưng lại không gây xáo trộn quy trình tín dụng hiện nay của Agribank, vừa phù hợp với pháp luật hiện hành.
- Trong điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên thứ 3 cũng cần ghi rõ ràng để có trách nhiệm trả nợ thay khi bên được bảo lãnh vi phạm HĐTD, không trả nợ vay cho ngân hàng.