Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk lăk001 (Trang 81 - 82)

- Thứ chín, việc bán nợ xấu cho VAMC thực hiện Thông tư số 19/TTNHNN ngày 06/09/2013 của Thống đốc NHNN Theo đó, chỉ thực hiện bán nợ đối với các

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Để có thể thực hiện tốt các giải pháp từ phía Agribank và Agribank – chi nhánh Đăk Lăk neu trên rất cần các gải pháp từ phái ngân hàng Nhà nước Việt nam như:

- Thứ nhất, hiện nay còn vướng mắc trong việc mua bán nợ NHNN cần tạo sự kết nối chặt chẽ giữa VAMC và DATC (tiền thân là Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN của Bộ Tài chính nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam. Vì một bộ phận không nhỏ các khoản nợ xấu của các NHTM có nguồn gốc cho vay các DN trong đó là DN nhà nước để tạo thuận lợi hơn trong xử lý nợ xấu của các DN hiện nay, đảm bảo thu hồi nợ kịp thời.

- Thứ hai, NHNNVN cũng cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đủ mạnh quy định về hoạt động tín dụng để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc đẩy mạnh quan hệ tín dụng đối với nền kinh tế. Qua đó, đảm bảo an toàn hệ thống

NH đặc biệt là hoạt động kinh doanh tín dụng và kiểm soát, xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại.

- Thứ ba, NHNNVN cũng nghiên cứu và xây dựng kho dữ liệu ngành NH để giúp cho các NH dễ dàng tiếp cận thông tin về rủi ro nói chung và RRTD nói riêng để từ đó có phương án phòng tránh hiệu quả. Do NHNNVN là cơ quan đầu mối nắm nhiều nguồn thông tin tổng hợp vĩ mô khi đó việc nghiên cứu dự báo sẽ rất thuận lợi nhất là các rủi ro vĩ mô, lãi suất thị trường.

- Thứ tư, NHNNVN tăng cường nghiên cứu và xây dựng các chương trình đào tạo, các buổi Hội thảo nhằm cập nhật, phổ biến kiến thức các xu hướng quản lý rủi ro mới để các NHTM kịp thời triển khai hệ thống của mình hạn chế nhất rủi ro phát sinh.

- Thứ năm, NHNNVN cần hoàn thiện hệ thống thông tin từ trung tâm thông tin ứng dụng (CIC):

Thông tin từ CIC hiện nay còn thiếu bởi chưa thu thập đủ với những doanh nghiệp mới bắt đầu vay vốn, hoặc chất lượng chưa cao bởi nhiều báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp chưa kiểm toán. Hoặc có thông tin, nhưng nhiều mặt hàng cung cấp chưa đủ cần phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thông tin ứng dụng không đầy đủ, kịp thời và chính xác và khen thưởng đối với các NHTM chấp hành nghiêm chỉnh quy chế hoạt động thông tin tín dụng nhằm động viên các NHTM nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Thông tin cug cấp nên có cả phần nhận xét định tính về KH vay bên cạnh các chi tiêu định lượng như hiện nay, chi tiết về các khoản liên quan, ví dụ như: tư các h người vay, tình hình bảo lãnh vay vốn, tài sản đảm bảo, dư nợ vay và chất lượng tín dụng trong các thời kỳ. Đối với những trường hợp phát hiện thông tin không chính xác do các NHTM khác chuyển về CIC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk lăk001 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)