Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình camels đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 39)

Biểu đồ 2.3 ROA qua các năm 2009 – 2012

6. Kết cấu luận văn:

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

2.3.1.1. Công tác huy động vốn

Trong thời gian vừa qua, mặc dù tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp của thị trường tài chính, thị trường bất động sản và sự thay đổi lãi suất cùng theo đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại (NHTM), nhưng Hội đồng thành viên và ban lãnh đạo của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn nói chung cũng như lãnh đạo chi nhánh nói riêng đã có nhiều biện phát chủ động và tích cực trong cơng tác huy động vốn.

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm

2010 2011 2012

Tổng nguồn vốn huy động 4,025,129 2,966,415 2,813,797

Phân theo loại tiền

- Nội tệ 3,972,377 2,881,869 2,705,015

- Ngoại tệ (Quy VNĐ) 52,752 84,546 108,782

Phân theo đối tƣợng

- TG dân cư 2,017,330 2,061,610 2,282,880

- TG TCKT 2,007,799 904,805 530,917

Phân theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 593,436 484,413 342,256

- Kỳ hạn trên 12 tháng 3,431,693 2,482,002 2,471,541

Nguồn: Các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng

Qua bảng trên cho thấy:

- Tổng nguồn vốn giảm liên tục trong 3 năm 2010 – 2012. Năm 2011 giảm 1058 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng tăng 26.3%) và năm 2012 so với năm 2011 giảm 152 triệu đồng (giảm 5.1%).

- Trong cơ cấu nguốn vốn huy động, nếu xét theo nguồn vốn huy động từ loại tiền thì nội tệ chiếm tỷ lệ rất cao trong 3 năm; thường dao động trong khoảng

từ 96,13% đến 98,69%; Tương tự, huy động vốn từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT), một cách tương ứng tỷ trọng tiền gửi dân cư của các năm từ 2010 đến năm 2012 lần lượt là 50,12%, 69,5% và 81,13%. Như vậy là tỷ trọng năm sau tăng hơn so với năm trước và tỷ trọng vốn huy động từ các TCKT càng giảm.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 Tổng nguồn vốn huy động Nội tệ Ngoại tệ (Quy VNĐ) TG dân cư TG TC K T K hông kỳ hạn Kỳ hạn trê n 1 2 thá ng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Xét theo thời hạn huy động vốn, không kỳ hạn năm 2011 chiếm tỷ trọng giảm so với năm 2010 song lại tăng lại trong năm 2012. Tuy nhiên vốn huy động không kỳ hạn thường thấp hơn so với nguồn vốn huy động có kỳ hạn.

2.3.1.2. Tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ

Căn cứ vào những số liệu trong bảng và biểu đồ dưới đây, rút ra những nhận xét sau:

Tổng dư nợ năm 2011 tăng 377 tỷ đồng so với năm 2010, năm 2012 so với năm 2011 chỉ tăng 284 tỷ đồng, như vậy là đã giảm khá mạnh về dư nợ. Điều này cho thấy, hoạt động cho vay đã giảm trong năm 2012.

Bảng 2.2. Tổng dƣ nợ và cơ cấu dƣ nợ của chi nhánh

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm

2010 2011 2012

Tổng dƣ nợ 2,593,738 2,012,651 1,856,131

Dƣ nợ phân theo loại tiền

- Dư nợ nội tệ 2,586,503 2,007,365 1,845,706 - Dư nợ ngoại tệ (Quy VNĐ) 7,235 5,286 10,425

Dƣ nợ phân theo kỳ hạn

- Dư nợ ngắn hạn 1,675,894 614,993 746,926 - Dư nợ trung, dài hạn 917,844 1,397,658 1,109,205

Dƣ nợ phân theo loại hình

- Dư nợ cho vay bất động sản 1,097,836 1,056,614 831,477 - Dư nợ cho vay NNNT 5,890 5,800 4,757 - Dư nợ cho vay khác 1,490,012 950,237 1,019,897

Nguồn: Các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng

Biểu đồ 2.2. Tổng dƣ nợ và cơ cấu tổng dƣ nợ của chi nhánh

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 Tổng dư nợ Dư nợ nội tệ Dư nợ ng oại tệ (Q uy V NĐ) Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung, dà i hạn Dư nợ cho va y BĐS Dư nợ cho va y N N N T Dư nợ cho va y khá c Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ ngày càng tăng và trong năm 2012 con số này là 48.96% đã xấp xỉ với dư nợ dài hạn, trong khi đó năm 2010 mới chỉ chiếm 26.94% và năm 2011 là 28.32%.

Dư nợ theo loại hình thì dư nợ trong lĩnh vực bất động sản năm 2011 là 1057 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khá cao – 57.69% trong tổng dư nợ. Con số này đặt trong tình hình khá ảm đạm của thị trường bất động sản cho thấy chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thu hồi nợ và địi hỏi phải có giải pháp cấp bách trong hoạt động này. Lãnh đạo chi nhánh đã lường trước sự khó khăn trong cho vay bất động sản nên sang năm 2012 dư nợ đã giảm đáng kể, tỷ trọng chỉ còn 33.08%.

2.3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, số lượng các doanh nghiệp giải thể trong giai đoạn 2010 -2012 ngày càng tăng. Sự biến động liên tục của lãi suất huy động vốn và diễn biến khó lường của thị trường vàng, ngoại tệ. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như vậy, đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong đó có chi nhánh Đơng Sài Gòn.

Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng thu 368,753 482,864 647,954 375,532 Tổng chi phí 275,661 351,775 427,002 303,212 Lợi nhuận ròng 69,140 104,243 169,897 59,142

Nguồn: Các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng

Tổng thu bao gồm từ thu nhập từ lãi, thu nhập từ lệ phí, hoa hồng, thu nhập từ kinh doanh mua bán và thu nhập khác.

trong khoảng 30,98% (năm 2010 so với năm 2009) đến 34,23% (năm 2011 so với năm 2010). Song trong năm 2012 tổng thu giảm một cách rõ rệt chỉ cịn hơn 375 tỷ đồng chì bằng 42,04% so với năm 2011.

Chính sự sụt giảm mạnh về tổng thu đã dẫn đến lợi nhuận ròng của chi nhánh trong năm 2012 chỉ còn là 59,142 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với lợi nhuận ròng năm 2011 (169,897 tỷ đồng).

Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2012 Dư nợ /Tổng TS có 96.9% 97.2% 95.6% 96.4% Tốc độ tăng trưởng tín dụng 8% -22% -8% Trích lập dự phịng rủi ro 15,222 20,219 17,824 10,496 Nợ xấu 6,152 12,863 5,050 4,200 Nợ quá hạn 10,991 13,656 7,708 15,475 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0.26% 0.50% 0.25% 0.23% Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0.46% 0.53% 0.38% 0.83% Tỷ lệ nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ 65.6% 64.6% 30.6% 40.2% Tỷ lệ nợ trung hạn/ Tổng dư nợ 33.6% 34.6% 68.5% 59.1% Tỷ lệ nợ dài hạn / Tổng dư nợ 0.8% 7.4% 0.9% 1.0%

Tỷ lệ tài sản sinh lời /tổng TS 96.9% 97.2% 95.6% 96.4%

Nguồn: Các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng

Nợ quá hạn, riêng trong năm 2011 là 7,708 triệu đồng có giảm so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 lại tăng lại, lên đến 15,475 triệu đồng. Như trên nhận xét dư nợ hàng năm đều tăng vì vậy trong năm 2012 nợ quá hạn gia tăng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2012 là cao nhất trong 4 năm song cũng chỉ chiếm 0,83%.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại chi nhánh trong năm 2012 là thấp nhất – 0.23% và cao nhất là 0.50% vào năm 2010. Như vậy, vấn đề xử lý nợ xấu lãnh đạo chi nhánh giải quyết khá triệt để.

Tỷ lệ nợ trung hạn trên tổng dư nợ ngày càng gia tăng, và năm 2011 đạt tỷ lệ cao nhất (68.5%) sau đó là năm 2012 (59.1%). Như vậy, chi nhánh cần quản lý và kiểm tra thường xuyên khoản vay trung hạn để theo dõi và xử lý kịp thời việc xử dụng vốn vay theo đúng mục đích.

Chi nhánh đã tuân thủ nghiêm việc trích lập dự phòng rủi ro. Cao nhất là năm 2010 và giảm dần trong các năm tiếp theo.

Tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản trong các năm từ 2009 đến năm 2012 dao động trong khoảng từ 95.6% đến 97.2% và chiếm tỷ lệ cao. Điều này tạo tiền đề thuận lợi cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh.

2.3.2. Đánh giá hoạt động tín dụng theo mơ hình CAMELS

Phân tích thực trạng tín dụng theo từng chỉ tiêu của mơ hình CAMELS, bao gồm:

2.3.2.1. Mức độ an tồn vốn (Capital Adequacy)

Ở góc độ Chi nhánh nên sự phân tích theo chỉ tiêu này cịn nhiều hạn chế. Vốn chủ sở hữu trong Chi nhánh chủ yếu là từ quỹ khen thưởng và lợi nhuận chưa phân phối.

Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2010, hệ số an toàn vốn yêu cầu là 9%.

Bảng 2.5. Mức độ an toàn vốn Đơn vị tính: triệu đồng Đơn vị tính: triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2009 2010 2011 2012 Nhóm Mức độ an tồn vốn 1 Vốn chủ sở hữu 69,612 104,827 172,939 65,124

Quỹ khen thưởng 472 584 3,042 435

Lợi nhuận chưa phân phối 69,140 104,243 169,897 64,689 2 Vốn tự có/Vốn huy động 3.5% 5.29% 1.68%

Nguồn: Các Báo cáo kết quả HĐKD của chi nhánh và tính tốn của tác giả.

Có thể thấy Quỹ khen thưởng và lợi nhuận chưa phân phối của Chi nhánh tăng lên hàng năm.

Vốn chủ sở hữu hàng năm tăng lên cho thấy sự an toàn trong hoạt động của Ngân hàng. Với số lượng nhân viên trong năm 2009, 2010 và năm 2011 tương ứng là 113, 118 và 123 người. Kết quả hoạt động kinh doanh không những bù đắp được chi phí hoạt động mà cịn dư để thưởng cho nhân viên.

Đặc biệt quỹ khen thưởng năm 2011 tăng 2.458 triệu đồng, tăng 420% so với năm 2010.

Lợi nhuận chưa phân phối năm 2010 tăng 35.103 triệu đồng, tăng 50,8% so với năm 2009. Lợi nhuận chưa phân phối năm 2011 tăng 65.654 triệu đồng, tăng 63% so với năm 2010.

Tỷ lệ vốn tự có / tổng vốn huy động cho biết giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng nhằm tránh trường hợp ngân hàng huy động vốn quá nhiều, vượt mức bảo vệ vốn tự có dẫn đến tình trạng ngân hàng mất khả năng chi trả. Tỷ lệ này ở chi nhánh cao nhất là 5.29% vào năm 2011 còn lại các năm khác đều thấp hơn 5% là giới hạn đối với hệ số này (< 5%).

Bảng 2.6. Chất lƣợng tài sản có Đơn vị tính: triệu đồng Đơn vị tính: triệu đồng Nhóm Chất lƣợng tài sản có Năm 2009 2010 2011 2012 1 Tổng TS có 2,478,494 2,669,701 2,104,331 1,925,520 2 Dư nợ tín dụng/Tổng TS có 96.9% 97.2% 95.6% 96.4% 3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng 8% -22% -8% 4 Dư nợ 2,400,520 2,593,738 2,012,651 1,856,131 5 Nợ xấu 6,152 12,863 5,050 4,200 6 Nợ quá hạn 10,991 13,656 7,708 5,475 7 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0.26% 0.50% 0.25% 0.23% 8 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0.46% 0.53% 0.38% 0.29% 9 Nợ các nhóm/tổng dư nợ Nhóm 1/Tổng dư nợ 99.33% 99.33% 94.18% 98.75% Nhóm 2/Tổng dư nợ 0.41% 0.18% 5.57% 1.03% Nhóm 3/Tổng dư nợ 0.05% 0.24% 0.10% 0.05% Nhóm 4/Tổng dư nợ 0.05% 0.12% 0.01% 0.03% Nhóm 5/Tổng dư nợ 0.15% 0.14% 0.15% 0.15%

Nguồn: Các Báo cáo kết quả HĐKD của chi nhánh và tính tốn của tác giả.

- Dư nợ tín dụng/Tổng TS có: ln chiếm trên 90% trong tổng tài sản có.

Điều đó cho thấy tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản có và là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng. Như vậy chất lượng của tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Trong năm 2010, tín dụng tăng trưởng nhẹ, tăng 193.217.710.804đ, tốc độ

tăng 8%. Tăng tuy không cao, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại tăng gần gấp đôi. Năm 2011 lại giảm mạnh do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng giảm mạnh. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục

giảm.

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Chi nhánh trong 4 năm liên tục luôn thấp hơn 1%, điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh rất tốt.

- Nợ các nhóm/tổng dư nợ: tỷ dư nợ chủ yếu ở nhóm 1 phản ánh tình hình

dư nợ tốt. Tuy nhiên nợ nhóm 2 đang tăng cao trong năm 2011 và có giảm vào năm 2012 song đây là nhóm nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro, có khả năng chuyển sang nợ xấu.

2.3.2.3. Management (Quản lý)

+ Phân tích nhân sự và phong cách làm việc của Ban giám đốc

- Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Trình độ trên đại học và đại học. Thâm niên trên 15 năm trong ngành Ngân hàng. Trong Ban lãnh đạo có sự phân cơng, phân nhiệm rõ ràng tuy theo năng lực của mỗi người và tự chịu trách nhiệm trước Giám đốc về sự điều hành và các quyết định của mình.

- Các phòng ban trong Chi nhánh: Phòng kế tốn Ngân quỹ, Phịng kế hoạch tổng hợp, Phịng Tín dụng, Phịng điện tốn, Phịng dịch vụ và Marketing, Phịng kinh doanh ngoại hối, Phịng hành chính, Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ. và 6 Phịng giao dịch trực thuộc.

- Ban giám đốc và Lãnh đạo các Phòng giao dịch, các Trưởng phòng chuyên đề họp hàng định kỳ một lần một tháng đề xem xét đánh gá tình hình hoạt động của tháng vừa qua, định hướng của tháng tới, xem xét trong tương quan kế hoạch quý và kế hoạch năm. Vì thế Ban lãnh đạo có chỉ đạo kịp thời nắm bắt diễn biến hoạt động, tình hình thị trường do các bộ phận và các Phòng giao dịch báo cáo.

- Phong cách chỉ đạo: Ban lãnh đạo chỉ đạo bằng văn bản vì thế rõ ràng trong chỉ đạo.

- Lãnh đạo: có những nhận định, quyết định chính xác, kịp thời , theo dõi sát tình hình hoạt động của Ngân hàng, diễn biến của thị trường.

- Khả năng lập kế hoạch: ngắn, và dài hạn cho Chi nhánh phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng và trong địa bàn hoạt động.

- Khả năng ứng phó với những thay đổi về môi trường xung quanh: những quyết định về chính sách nhân sự, chính sách cho vay, chính sách thu hút tiền gửi, chính sách về lãi suất.

+ Nguồn nhân lực

- Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành ngân hàng và quyết định sự thành bại của Ngân hàng. Cơng tác nhân sự ln làm sao có thể khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của ngân hàng về nguồn nhân lực. Bên cạnh đó phải bảo vệ quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích giữa ngân hàng và người lao động.

- Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong ngân hàng như vậy nên hiện nay Chi nhánh luôn chú trọng đến vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý nguồn nhân lực ở các ngân hàng hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều thách thức lớn. Khó khăn và thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng hiện nay không phải là thiếu vốn hay trình độ kỹ thuật mà là làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả.

- Tuyển dụng và chính sách đãi ngộ: Chi nhánh có chính sách tuyển dụng chi tiết, rõ ràng và ln được thơng báo rộng rãi cho cơng chúng vì thế đảm bảo được chất lượng nhân sự đầu vào. Có quy trình rõ ràng, chuẩn mực.

- Quy trình bổ nhiểm được quy định rõ ràng, có lấy phiếu tín nhiệm, kê khai tài sản trước và sau khi bổ nhiệm.

được thực hiện bằng văn bản và theo quy trình rõ ràng.

- Kết quả công việc được đánh giá và khen thưởng

Tuy nhiên công tác nhân sự cịn những khó khăn và hạn chế chủ yếu như là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình camels đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 39)