Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình camels đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 54 - 57)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Các chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012

1 - Thu nhập từ lãi 81,336 114,704 208,126 61,928 2 - Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng 8,315 11,256 12,275 9,988 3 - Thu nhập từ kinh doanh mua bán 3,487 5,334 14,783 5,219 4 - Thu nhập khác 14,755 29,643 23,097 73,173 5 Lợi nhuận ròng 69,140 104,243 169,897 59,142

6 ROA 2.79% 3.90% 8.07% 3.07%

7 ROE 99% 99% 98% 98%

8 Nợ phải trả 2,408,882 2,564,873 1,931,390 1,860,636

9 Tài sản sinh lời 2,402,520 2,594,738 2,012,651 1,856,131

10 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 3.4% 4.6% 9.0% 3.2% 11

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

(NNIM) -3.4% -2.5% -7.0% -0.6%

12 Tỷ suất chi phí huy động vốn 11.1% 13.7% 17.3% 14.8%

13 Chỉ số chi phí hoạt động 1.1% 1.5% 1.9% 2.7%

14 Chỉ số tự lực hoạt động OSS 134% 137% 152% 124%

15

Số lượng khách hàng vay trên

một cán bộ tín dụng 60 62 58 50

Nguồn: Các Báo cáo kết quả HĐKD của chi nhánh và tính tốn của tác giả.

- Thu nhập sau thuế ngày càng tăng cao: năm 2010 tăng 35.103.176.813đ, tăng 50 % so với năm 2009; năm 2011 tăng 65.654.029.243đ, 63% so với năm 2010. Song đến năm 2012, do sự biến động của thị trường và nền kinh

tế gặp nhiều khó khăn nên lợi nhuận sau thuế giảm mạnh.

- ROA : Tăng qua các năm cho thấy Ngân hàng sử dụng tài sản hiệu quả. ROA là chỉ tiêu đánh giá việc quản lý tài sản của chi nhánh ngân hàng. Chỉ tiêu này của chi nhánh cho thấy cứ 100 đồng tài sản của chi nhánh tạo ra được 2.79 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2009 và lần lượt là 3.90 đồng, 8.07 đồng và 3.07 đồng vào các năm 2010, 2011 và 2012.

Biểu đồ 2.3. ROA qua các năm 2009 – 2012

0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 2009 2010 2011 2012 ROA ROA

- NIM (Net Interest Margin) tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: được sử dụng để

đo mức chênh lệnh giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thơng qua hoạt động kiểm sốt thường xun và chặt chẽ tài sản sinh lời. Tỷ lệ này được tính như sau:

NIM = (Thu lãi cho vay và đầu tư CK – Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/Tổng tài sản sinh lời bình quân

Tài sản sinh lời là những tài sản tạo ra nguồn thu cho ngân hàng dưới dạng thu lãi hoặc thu ngoài lãi và chủ yếu là khoản mục đầu tư và cho vay . Lý do ở đây là người ta nên so sánh thu nhập của ngân hàng với tài sản sinh lời (tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng) thay vì với tài sản.

Tỷ lệ này tăng lên qua các năm thể hiện chênh lệch giữa thu từ lãi và chi từ lãi tăng lên, chứng tỏ sự kiểm soát hiệu quả đối với thu nhập từ tài sản sinh lời, đồng thời kiểm sốt chặt chi phí từ huy động các nguồn vốn.

- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) = (Thu ngoài lãi – Chi trả ngồi lãi)/Tổng tài sản sinh lời bình qn: đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngài lãi (bao gồm: tiền lương, chi phí sửa chữa bảo hành thiết bị, và chi phí tổn thất tín dụng). Thường là âm do chi phí ngồi lãi nhìn chung vượt q thu từ phí, mặc dù tỷ lệ thu từ phí đã tăng lên nhiều trong những năm gần đây.

- Chênh lệch lãi suất = Thu từ lãi/Tài sản sinh lãi bình quân – Chi trả lãi/Nợ phải trả bình quân : đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay. Chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của Chi nhánh ngày càng tăng. Đây là cơ sở để Chi nhánh mở rộng quy mô hoạt động.

Xu hướng là chênh lệch này sẽ giảm do sự cạnh tranh cao. Tuy nhiên tại Chi nhánh không những giảm mà lại tăng, điều này cho thấy sự hiệu quả cao trong kiểm sốt chi phí đầu vào và tạo hiêu quả trong đầu ra, dẫn đến tạo thu nhập cao cho Ngân hàng.

- Tỷ suất chi phí huy động vốn = (lãi nợ vay + lãi tiền gửi )/ tổng tài sản bình qn : chi phí phải bỏ ra trên 1 đồng tài sản sinh lời : Tỷ suất này tăng lên cho thấy chi phí bỏ ra để huy động được 1 đồng tài sản ngày càng tăng. Nếu không tăng thu nhập trên tài sản sẽ giảm lợi nhuận của Ngân hàng.

- Chỉ số chi phí hoạt động đều thấp và ở mức dưới 3%. Như vậy, cho thấy chi phí này ở chi nhánh là hợp lý.

- Chỉ số tự lực hoạt động OSS cho biết tổng thu nhập tài chính trên tổng chi phí của nó. Ở chi nhánh chỉ số đều lớn hơn 1 và thậm chí năm 2011 đạt

gấp 1.5 lần. Như vậy thu nhập của chi nhánh trong thời gian qua là tốt song đến năm 2012 lại ở mức thấp nhất trong 04 năm gần đây.

2.3.2.5. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản (Liquidity)

Việc đánh giá khả năng thanh khoản dựa vào tổng tài sản có và tổng tài sản nợ có thể thanh tốn ngay, còn xem xét cả tỷ lệ sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình camels đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 54 - 57)