ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình camels đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 65)

6. Kết cấu luận văn:

2.5.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH

2.5.1. Mặt mạnh:

Cơ cấu tín dụng và huy động vốn chuyển hướng mạnh tăng theo khách hàng cá nhân

Công tác quản trị rủi ro tín dụng, trích dự phòng rủi ro được coi trọng đúng mức Tỷ lệ nợ xấu giảm dần và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ.

Về nguồn vốn huy động, chi nhánh Đông SG có nguồn vốn huy động cao so với 04 chi nhánh còn lại. Điều này dẫn tới tổng dư nợ của chi nhánh này cũng cao nhất.

2.5.2 Một số tồn tại

Tổng tài sản của chi nhánh so với các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn quận 2 và các quận lân cận còn thấp qua đó cho thấy khả năng cạnh tranh của chi nhánh Đông SG còn hạn chế. Vì vậy cần được mở rộng qui mô tổng tài sản hơn nữa bằng

0 50,000 100,000 150,000 200,000 Vốn chủ sở hữu năm 2011 VCB CN5 Agribank ĐSG SCB Tân Định VietinBank CN14 BIDV ĐSG

cách đẩy mạnh hoạt động tín dụng đặc biệt tín dụng đối với hộ gia đình cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.

Nguồn vốn huy động của chi nhánh ngày càng giảm.

Về qui mô vốn của chi nhánh còn thấp, từ đó dẫn đến chỉ số an toàn vốn CAR của chi nhánh chưa cao.

Tỷ lệ tài sản thanh khoản tại chi nhánh Đông Sài Gòn có xu hướng giảm so với các năm trước đó vì vậy dẫn đến khả năng chi trả của Ngân hàng chưa tốt. Điều này đòi hỏi chi nhánh Đông Sài Gòn cần có những biện pháp để nâng cao tỷ lệ thanh khoản.

Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn ngày càng tăng và chiếm cao trong tổng dư nợ. Trong khi đó tỷ lệ nguồn vốn dài hạn thấp. Điều đó cho thấy sự không bền vững trong cơ cấu nguồn vốn và dư nợ của Chi nhánh.

Thu nhập ròng có xu hướng giảm mạnh. Việc này ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chi nhánh và thu nhâp của nhân viên. Tạo tâm lý không tốt cho người lao động.

2.5.3 Nguyên nhân của các tồn tại

Nền kinh tế chưa phục hồi, số lượng các doanh nghiệp giải thể ngày càng tăng, hoạt động cầm chừng.

Thị trường bất động sản biến động giảm mạnh. Tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống ngân hàng đã tác động xấu đến nền kinh tế.

Sự biến động phức tạp, khó dự đoán của thị trường vàng đã tác động lớn đến tâm lý của người dân và doanh nghiệp.

Sự điều chỉnh về chính sách lãi suất của NHNN khiến cho mặt bằng lãi suất ngày càng giảm. Điều này ảnh hưởng thu nhập của Ngân hàng và của người dân.

Hiệu suất lao động trong Chi nhánh chưa cao, người lao động chưa hết mình với công việc.

Trình độ nhân viên còn nhiều bất cập, chưa chú trọng học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Chi nhánh chưa có nhiều cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ và hiệu suất lao động.

Kết luận chƣơng 2:

Qua phân tích thực trạng tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn theo kết quả kinh doanh và theo mô hình CAMELS cho ta thấy một số vấn đề sau:

Trước tiên về hiệu quả hoạt động, Chi nhánh cho thấy tình hình hoạt động khá hiệu quả thể hiện ở các chỉ tiêu lợi nhuận ròng, ROA tăng hằng năm. Có được hiệu quả như vậy là nhờ chi nhánh có một chất lượng tài sản tốt, trong đó chủ yếu là cho vay khách hàng. Cho vay khách hàng với lượng thu lãi tăng lên hàng năm mà nợ xấu và nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bên cạnh đó cũng có thể kể đến chất lượng quản lý của Chi nhánh cũng khá tốt, cả về hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống kế toán, chất lượng bộ phận kiểm tra, kiểm soát. Đặc biệt trong đó có vai trò rất lớn của Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên của Chi nhánh.

Tuy nhiên cũng tồn tại những dấu hiệu bất ổn trong hoạt động. Đó là vấn đề thanh khoản và vấn đề quản lý của chi nhánh trong năm 2011 và năm 2012. Sự không cân đối trong cơ cấu tài sản, Chi nhánh quá tập trung vào tài sản dài hạn (dư nợ trung hạn cao), trong khi đó nguồn dài hạn lại quá thấp. Về quản lý, sự tăng lên của chi phí hoạt động trong khi sự giải ngân vốn lại không tăng thể sự kém hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Chi nhánh cũng chú ý tăng nguồn thu ngoài lãi nhiều hơn để tăng tỷ trọng thu ngoài lãi, giảm dần tỷ trọng thu từ lãi.

Trong chương này cũng rút ra được những mặt mạnh và tồn tại cùng các nguyên nhân trong hoạt động tín dụng của chi nhánh .

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐÔNG SÀI GÒN

3.1.ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH ĐẾN NĂM 2015

Trên cơ sở phương hướng hoạt động kinh doanh đến năm 2015 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tình hình kinh tế xã hội của đất nước, cùng những mặt mạnh và hạn chế của chi nhánh, phương hướng phát triển của chi nhánh đến năm 2015 được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu từ năm 2013 đến năm 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2013 2014 2015 Tổng nguồn vốn huy động 4,281 4,764 5,302 Tổng dư nợ 2,301 2,503 2,706 Lợi nhuận ròng 196 245 294 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0,5 0,5 0,5 Tỷ lệ dư nợ/Tổng nguồn vốn (%) 53.7 52.5 51.0 Tổng tài sản có 2,215 2,439 2,627 Số máy ATM 17 20 22 ROA (%) 2.80 2.45 2.18 Số POS 590 715 790

Tổng số cán bộ công nhân viên 142 147 150

Ngoài ra, tăng cường công tác quản trị rủi ro, thực hiện các quy định về trính lập dự phòng rủi ro.

Thực hiện công nghệ hiện đại ngân hàng, đào tạo và thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngân hàng và đạo đức kinh doanh cho cán bộ chi nhánh.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Thông qua những kết quả thu được từ các chương trước tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

3.2.1.Nhóm Giải pháp về tăng mức độ an toàn vốn

Một ngân hàng có đủ vốn là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho ngân hàng đó hoạt động an toàn. Một ngân hàng thường xuyên duy trì đầy đủ vốn, số vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động ngày một cao hơn thì đó là biểu hiện của một ngân hàng ổn định lành mạnh và hoạt động hiệu quả. Những ngân hàng thiếu vốn với giá trị ròng thấp sẽ dễ đổ vỡ khi gặp phải những rủi ro hoặc trước những biến động của môi trường kinh doanh.

Mức độ an toàn vốn được thể hiện qua số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Hệ thống phân tích theo các chỉ tiêu CAMELS xem xét khả năng của Ngân hàng trong việc huy động thêm vốn chủ sở hữu trong trường hợp thua lỗ và khả năng cũng như chính sách để thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động.

Nhằm tăng vốn đối với Chi nhánh Đông Sài Gòn:

Việc tăng vốn chủ sở hữu liên tục trong thời gian vừa qua là tốt. Tuy nhiên, trong thời gian tới Chi nhánh nên sử dụng quỹ lương, thưởng hợp lý vừa nhằm tăng vốn chủ sở hữu vừa tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc.

+ Giảm thiểu nợ xấu trong hoạt động.

Tỷ trọng dư nợ chủ yếu ở nhóm 1 phản ánh chất lượng dư nợ tốt. Tuy nhiên nợ nhóm 2 đang tăng cao trong năm 2011 và năm 2012. Đây là nhóm nợ tiềm tàng, có khả năng chuyển sang nợ xấu. Vì thế tập trung xử lý, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, chuyển sang nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.

Có biện pháp thu hồi nợ xấu, vừa giảm chi phí trích dự phòng, vừa tăng thu nhập cho chi nhánh.

Chọn lọc khách hàng, tăng trưởng dư nợ trong an toàn, hiệu quả.

Xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhân tố mới của nền kinh tế, kịp thời có chính sách hỗ trợ phát triển cho đối tượng này, tạo sự qua hệ lâu dài gắn bó với sự phát triển của họ trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, luôn cần có một ngân hàng đứng sau lưng hỗ trợ cho sự phát triển của họ. Đảm bảo nguồn vốn rẻ nhất để tăng trưởng và phát triển.

Tăng thu từ nhiều nguồn khác nhau ngoài tín dụng. Như tăng dịch vụ, tăng kinh doanh ngoại hối. Phát huy tối đa các sản phẩm hiện có, phương pháp tiếp cận, tiếp thị khách hàng. Bán chéo, bán gói sản phẩm .

Có chính sách lãi suất ưu đãi đối với những đối tượng sử dụng nhiều loại dịch vụ của Chi nhánh .

3.2.3. Nhóm giải pháp về quản lý

Về công tác nhân sự:

Đây là công tác quan trọng nhất đặc biệt là về nắm bắt trình độ và đạo đức của nhân viên. Hiện nay đang báo động về sự tha hóa đạo đức cán bộ ngân hàng. Chính điều này đã làm vô hiệu tất cả các hệ thống kiểm soát nội bộ.

Trong tuyển dụng bổ nhiệm: nên thi vào các chức danh, đề ra các chương trình hoạt động cụ thể. Có đánh giá chất lượng hoạt động định kỳ nhằm đánh giá năng lực cán bộ, khuyến khích, động viên cán bộ giỏi, có thành tích xuất sắc, đào

thải, sắp xếp lại cán bộ không đủ năng lực, trình độ.

Tăng cường, hiện đại hóa hơn nữa công nghệ thông tin. Đây được coi vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển.

Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Chi nhánh, nên phải hết sức coi trọng chất lượng cán bộ. Từ khâu tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Có cơ chế khuyến khích cán bộ tự học tập nâng cao trình độ. (Điều này cực kỳ quan trọng nhưng rất thiếu ở hệ thống ngân hàng việt nam, đặc biệt tại NHNo. Có bằng cấp cao hơn thì cũng không có chính sách khuyến khích rõ ràng, công khai như : ưu tiên bổ nhiệm lên chức vụ cao hơn, tăng lương bổng, yêu cầu đóng góp cao hơn).Tạo điều kiện chăm lo đời sống để bảo đảm cán bộ yên tâm cống hiến hết mình cho Ngân hàng. (Chính sách mua sắm phương tiện, mua nhà cho cán bộ, đảm bảo công ăn việc làm, học hành cho con, em cán bộ, chăm lo cho cha mẹ để cán bộ yên tâm công tác, cống hiến trọn đời, chú toàn tâm toàn ý , dốc hết sức cho công việc)

Ban hành nhiều chính sách khuyến khích cán bộ xuất sắc, động viên kịp thời. Cũng có cơ chế lương thưởng phù hợp với khả năng làm việc. Gắn làm việc với thi đua, tạo động lực phấn đấu trong công việc. Tạo môi trường làm việc thân thiện, tạo điều kiện thăng tiến đối với người tài. Mạnh dạn tạo điều kiện để người tài thể hiện năng lực.

Thu hút, lôi cuốn và trân trọng những người giỏi về với ngân hàng; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của ngân hàng; động viên, thúc đẩy nhân viên, tạo điều kiện cho họ bộc lộ, phát triển và cống hiến tài năng cho ngân hàng, giúp họ gắn bó, tận tâm, trung thành với ngân hàng.

Về chính sách tuyển dụng: ngân hàng cần phải chuẩn bị kỹ, thực hiện tốt quá trình tuyển chọn các ứng cử viên nhằm tìm kiếm, thu hút và lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn thích hợp cho các vị trí và các chức danh cần người trong ngân hàng. Ngân hàng có thể trực tiếp tuyển dụng các nguồn từ bên ngoài và trong nội bộ

ngân hàng hoặc có thể áp dụng các giải pháp thay thế tuyển dụng.

Về đào tạo và phát triển nhân sự: Dựa trên những mục tiêu và để thực hiện các mục tiêu của ngân hàng, ngân hàng cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp họ hoàn thành tốt nhất công việc được giao và nâng cao trình độ bản thân. Sau khi phân tích và xác định nhu cầu đào tạo và phát triển năng lực cho các nhà quản trị ngân hàng thì vấn đề tiếp theo là xác định các hình thức đào tạo với các chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo thích hợp. Đây là vấn đề quan trọng, đòi hỏi bộ phận quản trị nhân sự của ngân hàng phải hết sức thận trọng vì tất cả các chi phí đào tạo đều tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của ngân hàng và phải được hoàn lại. Ngân hàng có thể áp dụng một trong các hình thức đào tạo với các chương trình và phương pháp đào tạo phổ biến như: đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo ngoài nơi làm, tại các trường, các lớp đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề và nâng cao năng lực cho quản trị gia, đào tạo tại các trường đại học.

Về đánh giá năng lực thực hiện công việc và thù lao cho người lao động: Các nhà quản trị nhân sự phải kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đưa ra mức thù lao hợp lý theo quy định của Luật Lao động và chính sách tiền lương mà Nhà nước ban hành; tổ chức huấn luyện những người làm công tác đánh giá. Hiệu quả của công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc phụ thuộc nhiều vào những người làm công tác đánh giá. Do đó những người này phải được huấn luyện kỹ năng và nghệ thuật đánh giá để đảm bảo hiệu quả của đánh giá...

3.2.4. Nhóm giải pháp về lợi nhuận + Các biện pháp tăng thu nhập + Các biện pháp tăng thu nhập

Các hình thức kinh doanh ngoại tệ, thu dịch vụ từ các dịch vụ mới trong các sản phẩm internet banking, mobile banking,..Ban nghiên cứu căn cứ vào nhu cầu thị trường phát triển sản phẩm mới phù hợp đáp ứng đòi hỏi của sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường.

hình cáp…

Kết hợp các đơn vị thu ngân sách triển khai dịch vụ thu thuế thông qua kho bạc nhà nước và Ngân hàng tạo sự thông thoáng trong việc thu thuế cho Nhà nước

Kết hợp chi lương qua tài khoản, hỗ trợ cho đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.

Tăng cường quan hệ với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu để vừa có nguồn ngoại tệ ra vào, tăng thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, từ hoạt động thanh toán quốc tế.

Tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ là xu hướng của ngân hàng hiện đại, Ngân hàng chú ý nghiên cứu sản phẩm mới phục vụ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của con người

+ Các biện pháp giảm chi phí:

Đặc biệt có ý nghĩa trong cuộc khủng hoảng hiện nay, phù hợp với chủ trương đường lối của Nhà nước về cắt giảm chi phí trong hoạt động: chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng, chi phí điện, điện thoại,…

Tăng cường tìm kiếm nguồn vốn với chi phí rẻ, ổn định, đặc biệt nguồn vốn thanh toán tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp.

+ Tạo sự ổn định trong tăng trưởng nguồn vốn:

Tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, bám sát các dự án đền bù trong địa bàn, đưa ra chính sách hỗ trợ tái định cư với các hộ dân, cho vay tiêu dùng, mua nhà, sửa chữa nhà trong điều kiện sống tại địa điểm mới.

3.2.5. Nhóm giải pháp về thanh khoản

Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Chi nhánh cần xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản có của mình cho phù hợp nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình camels đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 65)