Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình camels đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 57 - 59)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012

1 Tài sản thanh khoản 1,606,455 1,704,710 650,252 779,097

2 Tỷ lệ thanh khoản của tài sản 64.8% 63.9% 30.9% 40.5% 3 Dư nợ ngắn hạn 1,574,665 1,675,894 614,993 746,927

4

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn /tài sản

thanh khoản 98.0% 98.3% 94.6% 95.9%

5 Tổng tiền gửi 3,301,103 3,623,204 2,657,573 2,685,261

6 Hệ số đảm bảo tiền gửi 48.7% 47.0% 24.5% 29.0% 7 Tổng nợ ngắn hạn 3,499,859 3,999,846 2,947,968 2,797,053

8 Hệ số thanh khoản ngắn hạn 45.9% 42.6% 22.1% 27.9% 9 Dư nợ 2,400,520 2,593,738 2,012,651 1,856,131

10 Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi 73% 72% 76% 69% 11 Các khoản phải trả 2,408,882 2,564,873 1,931,390 1,860,636

12

Tỷ lệ dư nợ Trung , dài hạn/ Tổng

dư nợ 34% 35% 69% 60% 13 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn 78% 77% 88% 66% 14 Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn/ Tổng nguồn vốn 22% 23% 12% 34%

Nguồn: Các Báo cáo kết quả HĐKD của chi nhánh và tác giả tự tính

- Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = Tài sản thanh khoản/tổng TS (20-30%)

Tài sản thanh khoản bao gồm: Tiền mặt , vàng bạc, đá quý; Tiền gửi tại NHNN; Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác; Chứng khốn kinh doanh; Cơng cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính

khác; Cho vay khách hàng.

Tỷ lệ tài sản thanh khoản cao đảm bảo khả năng chi trả của Ngân hàng tốt. Tuy nhiên cũng có nhược điểm làm giảm thu nhập của Ngân hàng. Tỷ lệ này ở chi nhánh trong hai năm gần đây, cụ thể là năm 2011 và năm 2012 giảm so với các năm trước đó.

- Hệ số đảm bảo tiền gửi= Tài sản thanh khoản/Tổng Tiền gửi (30-45%): tỷ lệ này đang ở mức cao, đảm bảo độ an toàn cho Chi nhánh trong hoạt động. Chiếm trên 24% tổng tiền gửi.

- Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/tổng nợ ngắn hạn (30%): Luôn trên 22%

- Tổng dư nợ cho vay/tổng tiền gửi (80-100%): dư nợ cho vay luôn dưới 80% so với tổng tiền gửi, chưa cho vay hết khả năng so với tiền gửi,

- Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn ngày càng tăng, đặc biệt năm 2011 chiếm tỷ lệ 69% trên tổng dư nợ. Đây là một tỷ lệ quá cao so với quy định. Trong khi đó tỷ lệ nguồn vốn dài hạn chỉ chiếm quanh mức 20%. Đây là một sự không bền vững trong cơ cấu nguồn vốn và dư nợ của Chi nhánh.

2.3.2.6. Mức độ nhạy cảm rủi ro với thị trường (Sensitivity to Market Risk)

Công tác huy động vốn và cho vay trong thời gian vừa qua đối với chi nhánh gặp nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế, do biến động lãi suất và sự không ổn định của thị trường vốn, nhưng chi nhánh vẫn thúc đẩy tốt hoạt động cho vay. Mặc dù năm 2012 có giảm so với năm 2011 nhưng giảm không đáng kể, chỉ giảm 156 triệu (bằng 8,4%).

Nguồn vốn chủ sở hữu (chủ yếu là lợi nhuận chưa phân phối) ngày càng tăng, đảm bảo làm cơ sở vững chắc cho hoạt động của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình camels đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)