Nhóm giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình camels đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 70 - 72)

Biểu đồ 2.3 ROA qua các năm 2009 – 2012

3.2.3.Nhóm giải pháp về quản lý

6. Kết cấu luận văn:

3.2.3.Nhóm giải pháp về quản lý

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.2.3.Nhóm giải pháp về quản lý

Về công tác nhân sự:

Đây là công tác quan trọng nhất đặc biệt là về nắm bắt trình độ và đạo đức của nhân viên. Hiện nay đang báo động về sự tha hóa đạo đức cán bộ ngân hàng. Chính điều này đã làm vơ hiệu tất cả các hệ thống kiểm sốt nội bộ.

Trong tuyển dụng bổ nhiệm: nên thi vào các chức danh, đề ra các chương trình hoạt động cụ thể. Có đánh giá chất lượng hoạt động định kỳ nhằm đánh giá năng lực cán bộ, khuyến khích, động viên cán bộ giỏi, có thành tích xuất sắc, đào

thải, sắp xếp lại cán bộ không đủ năng lực, trình độ.

Tăng cường, hiện đại hóa hơn nữa cơng nghệ thơng tin. Đây được coi vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển.

Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Chi nhánh, nên phải hết sức coi trọng chất lượng cán bộ. Từ khâu tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Có cơ chế khuyến khích cán bộ tự học tập nâng cao trình độ. (Điều này cực kỳ quan trọng nhưng rất thiếu ở hệ thống ngân hàng việt nam, đặc biệt tại NHNo. Có bằng cấp cao hơn thì cũng khơng có chính sách khuyến khích rõ ràng, công khai như : ưu tiên bổ nhiệm lên chức vụ cao hơn, tăng lương bổng, yêu cầu đóng góp cao hơn).Tạo điều kiện chăm lo đời sống để bảo đảm cán bộ yên tâm cống hiến hết mình cho Ngân hàng. (Chính sách mua sắm phương tiện, mua nhà cho cán bộ, đảm bảo công ăn việc làm, học hành cho con, em cán bộ, chăm lo cho cha mẹ để cán bộ yên tâm công tác, cống hiến trọn đời, chú toàn tâm toàn ý , dốc hết sức cho cơng việc)

Ban hành nhiều chính sách khuyến khích cán bộ xuất sắc, động viên kịp thời. Cũng có cơ chế lương thưởng phù hợp với khả năng làm việc. Gắn làm việc với thi đua, tạo động lực phấn đấu trong công việc. Tạo môi trường làm việc thân thiện, tạo điều kiện thăng tiến đối với người tài. Mạnh dạn tạo điều kiện để người tài thể hiện năng lực.

Thu hút, lôi cuốn và trân trọng những người giỏi về với ngân hàng; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của ngân hàng; động viên, thúc đẩy nhân viên, tạo điều kiện cho họ bộc lộ, phát triển và cống hiến tài năng cho ngân hàng, giúp họ gắn bó, tận tâm, trung thành với ngân hàng.

Về chính sách tuyển dụng: ngân hàng cần phải chuẩn bị kỹ, thực hiện tốt quá trình tuyển chọn các ứng cử viên nhằm tìm kiếm, thu hút và lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn thích hợp cho các vị trí và các chức danh cần người trong ngân hàng. Ngân hàng có thể trực tiếp tuyển dụng các nguồn từ bên ngoài và trong nội bộ

ngân hàng hoặc có thể áp dụng các giải pháp thay thế tuyển dụng.

Về đào tạo và phát triển nhân sự: Dựa trên những mục tiêu và để thực hiện các mục tiêu của ngân hàng, ngân hàng cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp họ hoàn thành tốt nhất cơng việc được giao và nâng cao trình độ bản thân. Sau khi phân tích và xác định nhu cầu đào tạo và phát triển năng lực cho các nhà quản trị ngân hàng thì vấn đề tiếp theo là xác định các hình thức đào tạo với các chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo thích hợp. Đây là vấn đề quan trọng, đòi hỏi bộ phận quản trị nhân sự của ngân hàng phải hết sức thận trọng vì tất cả các chi phí đào tạo đều tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của ngân hàng và phải được hồn lại. Ngân hàng có thể áp dụng một trong các hình thức đào tạo với các chương trình và phương pháp đào tạo phổ biến như: đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo ngoài nơi làm, tại các trường, các lớp đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề và nâng cao năng lực cho quản trị gia, đào tạo tại các trường đại học.

Về đánh giá năng lực thực hiện công việc và thù lao cho người lao động: Các nhà quản trị nhân sự phải kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của người lao động để đưa ra mức thù lao hợp lý theo quy định của Luật Lao động và chính sách tiền lương mà Nhà nước ban hành; tổ chức huấn luyện những người làm công tác đánh giá. Hiệu quả của công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc phụ thuộc nhiều vào những người làm công tác đánh giá. Do đó những người này phải được huấn luyện kỹ năng và nghệ thuật đánh giá để đảm bảo hiệu quả của đánh giá...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình camels đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 70 - 72)