2.2.2.1. Tình hình dư nợ cho vay
Có khoảng 4.600 DNNVV đang hoạt động trên địa bàn hai tỉnh ĐắkLắk và ĐắkNông, trong đó số DNNVV đang hoạt động trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk khoảng 3.544 doanh nghiệp, tỉnh ĐắkNông khoảng trên 900 DNNVV. Theo qui định của Vietcombank Trung ương thì đây là hai tỉnh thuộc khu vực đầu tư của Vietcombank DakLak. Nhu cầu vay vốn chính thức từ các NHTM của các DNNVV hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước tỉnh ĐắkLắk thì mới có khoảng hơn 1.400 doanh nghiệp tức mới khoảng 48% số DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn vay chính thức tại các NHTM. Còn theo bộ phận quản lý nợ Vietcombank DakLak thì đến cuối năm 2014 mới có khoảng 354 doanh nghiệp trong đó có 333 DNNVV vay vốn tại Vietcombank DakLak, chiếm chưa tới khoảng 15% trên tổng số DNNVV tại tỉnh DakLak vay vốn chính thức tại các Vietcombank DakLak. Với dư nợ cho vay khoảng trên 2.375 tỷ đồng. Điều này cho thấy còn một khoảng trống rất lớn trong việc cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mà các ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank Đắk Lắk có thể khai thác
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay đối với DNNVV tại Vietcombank DakLak giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính:tỷ VND
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng, giảm (%)
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 1 Tổng dư nợ 4570,30 4698 4792 2,79 2 Dư nợ DNNVV 1853,71 1948,54 2090,27 5,12 7.27 Tỷ trọng dư nợ DNNVV/tổng dư nợ(%) 40,56 41,48 43,62 Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV(%) 5,11 7,27 2 Tổng số doanh nghiệp vay vốn 334 341 354 2,10 3,81 Số DNNVV vay vốn 312 318 333 1,92 4,72 Tỷ trọng số DNNVV vay/Tổng số DN vay 93,4 93,3 94,1
(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – phòng kế toán Vietcombank DakLak )
Qua số liệu tại Bảng 2.2 ta thấy về mặt giá trị thì tổng dư nợ cho vay nói chung và cho vay đối với DNNVV tại Vietcombank DakLak đã tăng trưởng liên tục qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 1,89%. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV trên tổng dư nợ Vietcombank DakLak gần như không tăng đáng kể . Tỷ trọng bình quân cho vay DNNVV trong tổng dư nợ chỉ khoảng 41,89%, trong khi đó số lượng các DNNVV lại chiếm hơn 93% tổng số
doanh nghiệp vay vốn tại Vietcombank Đắk Lắk. Số lượng các doanh nghiệp cho vay cũng tăng rất chậm, chỉ có năm 2014 tăng tương đối tốt. Điều này cho thấy, mặc dù rất cố gắng để mở rộng cho vay đối với DNNVV, nhưng việc mở rộng này gặp rất nhiều khó khăn và chậm. Việc tăng tưởng dư nợ tại Vietcombank DakLak trong giai đoạn trên chủ yếu là do duy trì và tăng dư nợ đối với các doanh nghiệp cũ, doanh nghiệp truyền thống và chú trọng bán lẻ tăng dư nợ đối với cho vay thể nhân.
2.2.2.2. Tình hình cơ cấu cho vay theo thời gian vay
Thực tế các DNNVV luôn luôn có nhu cầu về nguồn vốn vay chính thức từ các NHTM, trong đó nhu cầu vốn trung và dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, xây mới nhà xưởng…là rất lớn. Tuy nhiên đối với các NHTM thì tuỳ vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, chính sách tín dụng của từng NHTM tại những thời điểm nhất định hay khả năng huy động nguồn vốn của mỗi ngân hàng mà cân đối tỷ lệ nguồn vốn giành cho vay ngắn hạn và nguồn vốn dành cho vay trung, dài hạn khác nhau. Bên cạnh đó việc việc cho vay trung dài hạn mặc dù có nhiều lợi thế như khả năng thu lợi nhuận cao và ổn định (do lãi suất thả nổi), ít chi phí làm thủ tục vay, nhưng cũng rất rủi ro và khó thu hồi vốn nếu dự án, phương án không khả thi. Việc thẩm định các phương án, dự án để cho vay trung dài hạn rất khó khăn và phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn, khả năng của những người trực tiếp quyết định cho vay.
Bảng 2.3: Tình hình cơ cấu cho vay theo thời gian đối với DNNVV tại Vietcombank DakLak giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: tỷ VND
Năm Tổng dư nợ
Dư nợ ngắn hạn DNNVV
Dư nợ trung, dài hạn DNNVV
Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%)
2012 4570.30 1102,81 24,13 750,90 16,43
2013 4698 1091,35 23,23 857,19 18,25
2014 4792 1099,28 22,94 990,99 20,68
(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – phòng kế toán Vietcombank DakLak)
Tại Vietcombank DakLak, Ban lãnh đạo Chi nhánh là những người làm việc lâu năm trong ngành ngân hàng, có hiểu biết tương đối tốt về văn hoá, xã hội và đặc thù kinh tế của địa phương. Đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay trẻ, có trình độ và năng động. Khả năng huy động vốn từ tổ chức và cá nhân khá ổn định và nguồn vốn vay trung dài hạn tại Vietcombank Trung ương tương đối dồi dào nên những năm vừa qua nhìn chung dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng trưởng tương đối tốt. Các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh do Vietcombank DakLak đầu tư đều mang lại hiệu quả và được khách hàng tín nhiệm. Số lượng các dự án trung, dài hạn được Vietcombank DakLak đầu tư ngày càng tăng. Nhưng đối với DNNVV (theo bảng 2.3) thì tỷ trọng dư nợ cả ngắn hạn và trung, dài hạn gần như không tăng. Điều này cho thấy rằng thực tế sự tăng trưởng cho vay trong thời gian qua chủ yếu tăng trưởng cho vay đối với các doanh nghiệp lớn, cho vay bán lẻ đối với khách hàng thể nhân và chủ yếu tập trung vào cho vay trung, dài hạn. Còn đối với DNNVV thì Vietcombank DakLak không phát triển nhiều.
2.2.2.3. Tình hình cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế
Như đã đề cập, Đắk Lắk là một tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp, nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ. Tại Vietcombank DakLak dư nợ cho vay bình quân đối
với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cũng chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là các ngành xây dựng, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó năm 2014 ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 59,18%, xây dựng và công nghiệp 37,03% còn lại là nông, lâm nghiệp khoảng 3,79%.
Bảng 2.4: Tình hình cơ cấu cho vay đối với DNNVV theo ngành kinh tế tại Vietcombank DakLak
Đơn vị tính: tỷ VND
Năm
Tổng dư nợ DNNVV
Nông, lâm nghiệp Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2012 1853,71 128,46 6,93 829,35 44,74 895,90 48,33 2013 1948,54 84,96 4,36 788,96 40,49 1074,62 55,15 2014 2090,27 79,22 3,79 774,03 37,03 1237,02 59,18 (Nguồn: Bộ phận quản lý nợ - phòng Kế toán Vietcombank Dak Lak )