Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 100 - 101)

3.4.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng Ngân hàng

Mọi đối tượng kinh doanh trong xã hội đều chịu sự quản lý của Nhà nước, đều hoạt động theo pháp luật quy định. Cũng do vai trò và ảnh hưởng to lớn của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế mà Ngân hàng thương mại chịu sự kiểm soát đặc biệt trong hoạt động của mình.

Chính vì lẽ đó, một môi trường pháp lý hoàn thiện và có hiệu lực sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng lành mạnh và hiệu quả.

Trong thời gian vừa qua, chính phủ đã ban hành nhiều luật quan trọng liên quan tới hoạt đông tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều thiếu sót vẫn còn tồn tại trong các điều luật này, vì vậy xin kiến nghị chính phủ xem xét sửa đổi quy định rõ các vấn đề như:

+ Quy định rõ phần phát mại bán đấu giá tài sản đảm bảo của NHTM.

+ Quy định rõ các trường hợp vô hiệu hoá hợp đồng tín dụng hợp đồng kinh tế.

+ Quy trách nhiệm rõ ràng cho các cấp các nghành trong việc xử lý tài sản thế chấp của NHTM. Đồng thời quy định rõ thời gian thủ tục xử lý các trường hợp này.

Bên cạnh việc xem xét sửa đổi các điều luật ban hành, chính phủ cũng cần nghiên cứu cho ra những điều luật mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Ngân hàng như : Luật về sở hữu tài sản; Luật kiểm toán...

3.4.1.2. Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp

Trong nền kinh tế, dễ nhận thấy là hoạt động của các doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hiện nay, trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn, công cuộc công nghiệp hóa hiện

đại hóa đặt nhiều áp lực lên nền kinh tế và các chủ thể trong đó, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu kém, ít có sức cạnh tranh, còn trên thị trường hoạt động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, chụp giật..., thì đòi hỏi chính phủ phải có những biện pháp giải quyết kịp thời. Xin đề xuất một số kiến nghị như sau.

Thứ nhất là cần thực thi tốt kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể đã đề ra, có các ưu tiên, ưu đãi, khuyến khích đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm đất nước.

Thứ hai là nghiên cứu, triển khai, ban hành và hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ được ban hành, đồng thời với nó là tăng cường công tác thanh tra kiểm soát đối với các doanh nghiệp.

Thứ ba là đảm bảo việc cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty TNHH phải tuân thủ các điều kiện như vốn, cơ sở vật chất, cán bộ điều hành...

Cũng cần đẩy nhanh tiến độ việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này có đủ khả năng điều hành sản xuất kinh doanh, có tình hình tài chính lành mạnh, và không ỷ lại vào nguồn cung vốn của Nhà nước cũng như chủ động hơn trong hoạt động của mình dưới sự cố vấn của Nhà nước.

Thứ tư là cần tiếp tục duy trì chế độ bảo tồn vốn cho các doanh nghiệp Nhà Nước. Thay đổi bộ máy lãnh đạo với các doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, giải thể những doanh nghiệp Nhà Nước làm ăn thua lỗ kéo dài.

Cuối cùng là việc tiếp tục chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)