Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 96 - 99)

3.3.2.1. Ngăn ngừa các khoản vay khó đòi và tổn thất tín dụng

- Tăng cường sự giám sát món vay thông qua việc tăng chi phí thu nợ, và đưa ra những lời khuyên đối với khách hàng trong việc tìm kiếm biện pháp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng... ngay khi có dấu hiệu người đã gặp khó khăn về tài chính, việc ngân hàng cần phải áp dụng kịp thời là các biện pháp nhằm điều chỉnh tình huống nhằm bảo vệ lợi ích của ngân hàng và khôi phục sức mạnh tài chính của người vay. Nhân viên ngân hàng có thể cho người vay những lời khuyên như:

- Tăng thêm vốn, khuyến khích họ bán thêm cổ phiếu nếu là công ty cổ phần, còn đối với các loại hình doanh nghiệp khác thì có thể sử dụng các biện pháp như kêu gọi cộng tác kinh doanh, liên doanh liên kết...

- Giảm bớt kế hoạch mở rộng, nếu kế hoạch mở rộng đang được trù tính, thì người vay nên loại bỏ chúng cho đến khi tình ình tài chính đã được cải thiện.

- Khuyến khích thu hồi các khoản nợ đầu tư chưa đến hạn, giảm bớt công nợ. - Giảm bớt hàng tồn kho bằng công tác cải tiến phương thức bán hàng, hạ giá bán... nhằm tăng doanh thu.

- Nhận thêm vật thế chấp: Yêu cầu người vay tăng giá trị tài sản đảm bảo bằng việc đem thế chấp những tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình.

- Trong trường hợp đặc biệt khi người vay kinh doanh thua lỗ vì lý do khách hàng hoặc hoạt động kinh doanh của người vay có khả quan hơn khi được gia tăng vốn có thể áp dụng các hình thức như: gia hạn nợ, giảm mức thu của các kỳ hạn nợ, tăng thêm những khoản vay mới nhằm cứu vãn tình hình tài chính đang suy sụp của người vay.

3.3.2.2. Đa dạng hoá đối tượng đầu tư:

Đây là biện pháp tốt nhất chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuếch trương thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này Ngân hàng cần vạch ra được một số chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau:

+ Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành kinh tế.

+ Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.

+ Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi xuất thị trường.

+ Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đám ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín dụng do sự thay đổi tỷ giá hổi đoái.

3.3.2.3. Bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng, hợp lý nhằm san sẻ rủi ro. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thực hiện như sau:

+ Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh.

+ Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

+ Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay.

3.3.2.4. Xử lý các khoản nợ quá hạn

Trong xử lý các khoản cho vay khó đòi thông thường các NHTM phải lựa chọn một trong hai hình thức là: Một là tổ chức khai thác, hai là thanh lý tài sản thế chấp. Khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi người vay hoàn trả được một phần hay toàn bộ số nợ mà không đưa vào các công cụ pháp lý để ép buộc. Thanh lý là ép người vay phải tuân theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng, áp dụng và thực hiện tất cả các biện pháp lý có thể để đạt được mục đích.

Xem xét các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn của ngân hàng, có thể thấy nổi bật nhất là khó khăn trong việc thu nợ và tổn thất có thể xảy ra, trong trường hợp này NHTM phải áp dụng hình thức thu nợ bắt buộc theo luật. Bên cạnh đó các yếu tố như sự thật thà, thái độ của người vay đối với các khoản nợ tỏ ra có trách nhiệm, sức mạnh tài chính và khả năng trả nợ của người vay còn có nhiều khả

quan thì NHTM nên áp dụng hình thức tổ chức khai thác, hình thức này vừa không nhẫn tâm với người vay mà còn tỏ ra có lợi cho ngân hàng.

Trong hoạt động thu nợ của mình, ngân hàng cần phải có sự cộng tác chặt chẽ với người vay cũng như tranh thủ sự cộng tác của các cơ quan hành chính, luật pháp ở địa phương nơi người vay hoạt động.

Một khoản vay có vấn đề, không có nghĩa là ngân hàng đã thiệt hại tất cả, rất có thể vào thời điểm ra hạn cuối cùng, người vay sẽ hoàn trả được đầy đủ các khoản nợ cho ngân hàng, mà không cần có sự can thiệp của các cơ quan chức trách và điều hành pháp luật nào, cũng như phải áp dụng những hình thức cuối cùng như phát mại tài sản thế chấp. Những biện pháp cuối cùng chỉ nên áp dụng khi người vay cố tình lừa đảo hoặc mất hoàn toàn khả năng thanh toán. Bởi vì nó sẽ gây ra rất nhiều phiền phức và tốn kém cho ngân hàng và cả người vay.

Vì vậy, việc lựa chọn một trong hai hình thức trên đòi hỏi ngân hàng phải tính toán một cách thận trọng, với mục đích cuối cùng là giảm tối đa những thiệt hại do người vay mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)