Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 63 - 69)

2.3.3.1. Tìm hiểu và thu thập thông tin khách hàng:

Chi nhánh đã triển khai tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu thông tin bằng cách trực tiếp tham quan cơ sở sản xuất và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. Về uy tín giao dịch của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác cũng như lịch sử trả nợ của khách hàng được tra soát trên CIC. Ngoài ra thông tin năng lực của khách hàng cũng được các chuyên viên tại chi nhánh tìm hiểu qua bạn hàng, nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp…các tác động của môi trường ngành và cạnh tranh cũng được xem xét kỹ.

2.3.3.2. Đánh giá năng lực khách hàng và chấm điểm tín dụng

Được xác định phải thực hiện với mục đích tạo cơ sở cho việc xem xét đánh giá để cấp tín dụng và quản lý khách hàng trong hoạt động tín dụng, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách tín dụng và xây dựng chính sách khách hàng của Vietcombank…việc chấm điểm tín dụng tại Vietcombank được tổng giám đốc hướng dẫn ban hành với các tiêu thức chấm điểm sau:

- Xác định quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa trên các chỉ tiêu về Vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản của doanh nghiệp.

Bảng 2.8: Tiêu chí để tính điểm xác định quy mô doanh nghiệp Mức

điểm Vốn chủ sở hữu Lao động Doanh thu thuần Tổng tài sản

8 Hơn 100 tỷ Từ 500 người trở lên Trên 250 tỷ Trên 250 tỷ 7 Từ 70 đến 100 tỷ Từ 425 đến dưới 500 người Từ 210 đến dưới 250tỷ Từ 215 đến dưới 250 tỷ 6 Từ 50 đến dưới 70 tỷ Từ 350 đến dưới 425 người Từ 170 đến dưới 210 tỷ Từ 180 đến dưới 215 tỷ 5 Từ 40 đến dưới 50 tỷ Từ 275 đến dưới 350 người Từ 130 đến dưới 170 tỷ Từ 140 đến dưới 180 tỷ 4 Từ 30 đến dưới

40 tỷ Từ 200 đến dưới 275 người Từ 90 đến dưới 130 tỷ Từ 105 đến dưới 140 tỷ 3 Từ 20 đến dưới

30 tỷ Từ 125 đến dưới 200 người Từ 50 đến dưới 90 tỷ Từ 65 đến dưới 105 tỷ 2 Từ 10 đến dưới 20 tỷ Từ 50 đến dưới 125 người Từ 10 đến dưới 50 tỷ Từ 30 đến dưới 65 tỷ

1 Dưới 10 tỷ Dưới 50 người Dưới 10 tỷ Dưới 30 tỷ (Nguồn: Quy chế chấm điểm và xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp - Vietcombank)

Quy mô lớn : Từ 22 đến 32 điểm Quy mô vừa : Từ 12 đến 21 điểm Quy mô nhỏ : Từ 6 đến 11 điểm Quy mô siêu nhỏ : < 6 điểm.

Những khách hàng là doanh nghiệp có số điểm quy mô từ dưới 6 đến 21 điểm được áp dụng bộ chỉ tiêu áp dụng cho khách hàng nhỏ và vừa.

- Quy trình chấm điểm được thực hiện qua các bước sau: Xác định báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không. Nếu báo cáo được kiểm toán thì số điểm được chấm là 5/100 điểm

- Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, gồm các nhóm chỉ tiêu sau:

 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản bao gồm: Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.

hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

 Nhóm chỉ tiêu cân nợ bao gồm: Tổng nợ phải trả / tổng tài sản, Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu.

 Nhóm chỉ tiêu thu nhập bao gồm: Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần; Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu; Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần; Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân; Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay phải trả

Các chỉ tiêu về tài chính có tổng số điểm tối đa là 30/100 và được tính theo công thức sau :

Tổng điểm tài chính =(Điểm từng chỉ tiêu tài chính) x (Trọng số của chỉ tiêu đó) - Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính gồm các nhóm chỉ tiêu sau:

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng gồm 3 hoặc 4 chỉ tiêu con tùy ngành kinh tế.

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý và môi trường nội bộ gồm 13 chỉ tiêu con.

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với Ngân hàng gồm 16 chỉ tiêu con.

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng tới ngành gồm 6 chỉ tiêu con

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, số lượng chỉ tiêu tuỳ thuộc vào các ngành kinh tế.

Các chỉ tiêu phi tài chính có tổng số điểm tối đa là 65/100 và được tính theo công thức sau:

Tổng điểm phi tài chính =  (Điểm từng chỉ tiêu tài chính) x (Trọng số của chỉ tiêu đó) x (Trọng số nhóm chỉ tiêu lớn)

Trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, hệ thống sẽ tổng hợp điểm cho khách hàng theo công thức sau:

Tổng điểm của doanh nghiệp = ( Điểm của phần tài chính x Tỷ trọng của phần tài chính x 30% hoặc 35%) + ( Điểm của phần phi tài chính x Tỷ trọng của phần phi tài chính x 65%)

- 30 % : Báo cáo tài chính không được kiểm toán 35% : Báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Bảng 2.9: Bảng xếp hạng dùng cho khách hàng DNNVV

Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro Phân nhóm nợ

Từ 94 đến 100 AAA Rủi ro rất thấp Nhóm 1

Từ 88 đến dưới 94 AA+ Rủi ro rất thấp Nhóm 1

Từ 83 đến dưới 88 AA Rủi ro tương đối thấp Nhóm 1 Từ 78 đến dưới 83 A+ Rủi ro tương đối thấp Nhóm 1 Từ 73 đến dưới 78 A Rủi ro tương đối thấp Nhóm 1

Từ 70 đến dưới 73 BBB Rủi ro thấp Nhóm 2

Từ 67 đến dưới 70 BB+ Rủi ro thấp Nhóm 2

Từ 64 đến dưới 67 BB Rủi ro thấp Nhóm 2

Từ 62 đến dưới 64 B+ Rủi ro thấp Nhóm 2

Từ 60 đến dưới 62 B Rủi ro trung bình Nhóm 3

Từ 58 đến dưới 60 CCC Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 54 đến dưới 58 CC+ Rủi ro trung bình Nhóm 3

Từ 51 đến dưới 54 CC Rủi ro trung bình Nhóm 3

Từ 48 đến dưới 51 C+ Rủi ro trung bình Nhóm 3

Từ 45 đến dưới 48 C Rủi ro cao Nhóm 4

Dưới 45 D Rủi ro rất cao Nhóm 5

(Nguồn: Quy chế chấm điểm và xếp hạng tín dụng DN - Vietcombank) Hệ thống xếp hạng này về cơ bản giống các hệ thống xếp hạng của các ngân hàng khác, nhưng cách chấm điểm và các chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù và chiến lược quản lý rủi ro của Vietcombank. Nhìn vào hệ thống có thể thấy chiến lược quản lý rủi ro của Vietcombank là cẩn trọng và hợp lý, ngoài việc phân loại các tiêu thức định tính và định lượng, ngân hàng còn quan tâm đến việc các báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không và kết luận của tổ chức kiểm toán thế nào.

Nhìn chung, phần lớn các DNNVV đang có giao dịch tại Vietcombank Đắk Lắk được xếp hạng tín dụng từ BB trở lên và đánh giá là tương đối tốt. Tuy nhiên, về độ chính xác, tính kịp thời của dữ liệu đầu vào bảo đảm cho việc cung cấp thông tin để xếp hạng tín dụng mang lại hiệu quả cao nhất vẫn là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới.

Tài sản bảo đảm chỉ là một căn cứ để xem xét cấp tín dụng, việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở các điều kiện cấp tín dụng theo quy định của Vietcombank nhưng các trường hợp khác nếu có sự phê duyệt riêng của giám đốc hoặc tổng giám đốc thì vẫn được chấp nhận. Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của Tài sản đảm bảo như sau:

STT LOẠI TÀI SẢN BẢO ĐẢM Tỷ lệ tối đa

(%)

1 Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng VNĐ tại

NH 100%

2 Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ

95% 3 Trái phiếu chính phủ:

- Có thời hạn còn lại từ dưới 1 năm - Có thời hạn còn lại từ 1 đến 5 năm - Có thời hạn còn lại trên 5 năm

95% 85% 80% 4 Thương phiếu, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng khác 75%

5 Chứng khoán của các TCTD khác 70%

6 Chứng khoán của DN 65%

7 Bất động sản (gồm nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp pháp/hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp

50%

8 Các loại TSBĐ khác (bao gồm cả TSBĐ hình thành từ vốn

vay) 30%

(Nguồn: Quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng – Vietcombank)

2.3.3.4. Trích lập dự phòng rủi ro

Chậm nhất ngày 15 hàng tháng, Phòng kế toán tại Hội sở có trách nhiệm lập Báo cáo phân loại nợ của toàn hệ thống đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng trước trình Tổng giám đốc Vietcombank phê duyệt. Và căn cứ vào báo cáo này cũng như hoạt động kinh doanh của từng đơn vị, Tổng giám đốc sẽ phê duyệt Báo cáo trích lập dự phòng phải trích trong tháng của chi nhánh. Đối với các khoản nợ xấu, Tổng giám đốc Vietcombank phải đề nghị các Chi nhánh có báo cáo việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ cụ thể của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.

Có thể thấy công tác tra soát và trích lập dự phòng của Vietcombank DakLak được thực hiện một cách có hệ thống và được chú trọng. Việc các khoản nợ được thường xuyên tra soát cũng được thực hiện đều đặn hàng tháng. Đây là cơ sở tốt cho quá trình xử lý nợ quá hạn sau này.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể với các nhóm nợ đúng theo quy định của NHNN. Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%

Số tiền cụ thể được tính theo công thức:

R = max { 0, (A – C)} x r

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị các khoản nợ

C: giá trị tài sản đảm bảo

r: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể tương ứng với nhóm nợ cho từng đối tượng khách hàng như đã quy định ở trên

2.3.3.5. Theo dõi, khống chế nợ quá hạn

Cán bộ tín dụng và cán bộ Quản lý nợ chịu trách nhiệm theo dõi phân loại nợ vay và đôn đốc thu nợ. Việc lấy thông tin, đánh giá, phân tích, tổng hợp và tình trạng Phân loại nợ vay và đôn đốc thu hồi nợ được thực hiện thường xuyên và liên tục định kỳ 2 ngày/lần. Một khoản chuẩn bị nổi nợ xấu hoặc tăng mức nợ xấu phải được phát hiện ngay tức thì để tập trung thu nợ.

Toàn bộ thông báo theo dõi, đôn đốc thu nợ phải được gửi đến Ban Giám đốc để nắm bắt tình hình và tiến độ thực hiện. Giám đốc Chi nhánh sẽ có những

chỉ đạo sát sao, kịp thời ngay tức thì đối với những khoản nợ nhạy cảm phải theo dõi đặc biệt và chỉ đạo phương án thực hiện ngay.

Tiến trình thực hiện giám sát, theo dõi và khống chế nợ quá hạn Bước 1: Xuất số liệu tổng hợp về Phân loại nợ của Chi nhánh. Bước 2: Lập danh sách chi tiết các khoản nợ Loại 2,3,4,5. Bước 3: Đánh giá, phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ. Bước 4: Lập báo cáo gửi các Phòng, Ban Giám đốc

Bước 5: Họp nhóm đưa ra phương án xử lý và thu nợ. Bước 6: Thu nợ.

Bước 7: Lưu hồ sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)