Có thể thấy hoạt động quản trị rủi ro tín dụng DNNVV tại Vietcombank DakLak còn có những hạn chế nhất định, tuy nhiên nguyên nhân của những hạn chế này không chỉ xuất phát từ bản thân Vietcombank DakLak mà còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố từ bên ngoài như môi trường kinh tế, môi trường pháp luật và từ chính các khách hàng vay vốn là DNNVV.
- Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ tín dụng còn thiếu về số lượng và kinh nghiệm
Đội ngũ cán bộ tín dụng vay của Vietcombank DakLak còn thiếu về số lượng và đa phần còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, chưa thể nắm vững và cập nhật thường xuyên các văn bản luật nói chung cũng như các qui trình, qui định của ngành và của Vietcombank. Sự hiểu biết về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng am hiểu về thị trường trong và ngoài nước còn yếu. Khả năng phân tích phán đoán tiềm năng thị trường, triển vọng ngành hàng cũng như các ngành phụ trợ liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Chưa có các chương trình đào tạo bài bản cho cán bộ làm công tác tín dụng nhất là đối với các qui trình, qui định mới hay phổ biến văn bản pháp luật mới mà chủ yếu cán bộ tự học, học kinh nghiệm từ những người làm lâu năm hơn hoặc làm theo hướng dẫn của cấp trên.
- Thứ hai: chính sách tín dụng chưa cụ thể và quy trình tín dụng chưa phù hợp
Chưa có chính sách tín dụng riêng đối với DNNVV: mặc dù đã có quy trình cho vay riêng đối với DNNVV tuy nhiên chưa có các chính sách khác như ưu đãi về lãi suất cho vay, chưa có các cam kết đảm bảo cung cấp đầy đủ vốn, hay ổn định lãi suất trong những giai đoạn thị trường gặp khó khăn… Vì vậy, rủi ro tín dụng đối với DNNVV trong những giai đoạn này thường khó nhận định
Đối với qui trình tín dụng việc áp dụng xếp hạng tín dụng đối với DNNVV là yêu cầu bắt buộc, điều này rất an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng nhưng đối với nhóm khách hàng này do điểm xếp hạng tín dụng thường chỉ là điểm tương đối do nhiều yếu tố chủ quan chi phối (doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính với số liệu không thực, chưa được kiểm toán, thẩm định chủ quan của cán bộ tín dụng…) dẫn đến hạn chế trong hoạt động quản trị tín dụng của ngân hàng..
Việc phân chia cán bộ tín dụng quản lý doanh nghiệp chưa hợp lý. Hiện nay tại Vietcombank DakLak đang phân cán bộ quản lý doanh nghiệp theo vùng địa lý. Việc phân chia này thuận lợi cho cán bộ trong quá trình thẩm định hay giám sát món vay nhưng gây khó khăn cho cán bộ cho vay khi họ bắt buộc phải có trình độ
hiểu biết nhất định về tất cả các lĩnh vực kinh tế mà các DNNVV trong vùng địa lý đó đang hoạt động. Do đó khả năng phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp và dự báo xu hướng phát triển ngành, hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh không cao. Khi đó việc xác định vòng quay vốn đối với DNNVV để xác định thời hạn cho vay sẽ mang tính chủ quan và ít chính xác, do cán bộ cho vay chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính do DNNVV cung cấp mà chưa có hiểu biết đầy đủ về ngành, hàng doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh mà các báo cáo tài chính do DNNVV cung cấp cho ngân hàng thường thiếu chính xác, không qua kiểm toán. Khi xác định vòng quay vốn không chính xác thì việc xác định thời hạn cho vay sai dẫn đến nợ quá hạn. Khi xác định thời hạn vay vốn sai sẽ xảy ra hai trường hợp, thứ nhất khi tiền về đến doanh nghiệp trước thời hạn trả nợ ngân hàng thì thông thường DNNVV sẽ không trả nợ trước hạn mà doanh nghiệp sẽ dùng vốn đó để tái đầu tư một chu kỳ mới hoặc đầu tư vào bất động sản, đầu cơ hàng hoá nên khi đến hạn sẽ không có nguồn trả nợ ngân hàng dẫn đến quá hạn. Hoặc ngược lại nếu thời hạn cho vay ngắn hơn vòng quay vốn thì cũng gây khó khăn về thanh khoản cho doanh nghiệp do đến hạn trả nợ nhưng tiền hàng chưa về đến doanh nghiệp. Khi điều này xẩy ra làm gia tăng rủi ro về tín dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.
Chưa phân chia DNNVV theo nhóm ngành kinh tế để có chiến lược quản trị dài hạn và đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng nhóm ngành. Nếu đều đưa ra một chính sách tín dụng chung tất cả các doanh nghiệp không kể doanh nghiệp đó thuộc ngành kinh tế nào, xu hướng phát triển ra sao mà chỉ nhìn vào hiệu quả sản xuất kinh doanh hiện tại thì rất dễ gặp rủi ro.
Vietcombank DakLak chưa có bộ phận tư vấn chuyên trách đủ khả năng, có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế để dự báo, tư vấn cho khách hàng về phương án sản xuất kinh doanh, về rủi ro ngành hàng, rủi ro thị trường cũng như tư vấn đầu tư hay lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh để vay vốn ngân hàng mà việc này chủ yếu do cán bộ cho vay trực tiếp đảm nhiệm.
Mặt khác, chính sách tín dụng còn bộc lộ nhiều hạn chế do thường xuyên thay đổi, chưa thực tế …
- Thứ ba: Khả năng kiểm tra, kiểm soát và nắm thông tin và xử lý còn nhiều hạn chế.
Công tác kiểm tra kiểm soát đã được Vietcombank DakLak chú trọng khi thành lập tổ kiểm tra nội bộ với ba thành viên, tuy nhiên do số lượng hồ sơ chứng từ hàng ngày phát sinh rất lớn với rất nhiều nghiệp vụ phát sinh nên chủ yếu công tác kiểm tra kiểm soát chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ và kiểm tra sau nên chưa phục vụ đắc lực cho công tác cấp tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro trước và trong khi cho vay.
Vấn đề thông tin tại Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả. Để trợ giúp cho quá trình thẩm định tín dụng, hệ thông thông tin là rất cần thiết. Tuy nhiên tại Vietcombank DakLak chưa xây dựng được quy trình cũng như các bộ phận chuyên thu thập và xử lý thông tin. Do đó các thông tin về doanh nghiệp, thông tin nội bộ, các thông tin về ngành và chính sách vĩ mô chưa được cập nhật kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
2.4.3.2. Các nguyên nhân từ phía khách hàng (Doanh nghiệp nhỏ và vừa)
- Vẫn còn nhiều doanh nghiệp thành lập và hoạt động mang tính chụp giật, chứ chưa nghĩ đến việc kinh doanh chính đáng, nhất là các DNNVV. Do đó, uy tín của các DNNVV đối với ngân hàng còn thấp, chưa tạo đuợc lòng tin, gây tâm lý đề phòng của ngân hàng trong quá trình đánh giá rủi ro.
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý, kinh doanh của các DNNVV còn nhiều hạn chế, thiếu kỹ năng quản trị doanh nghiệp, thiếu kiến thức tiếp thị và thiếu thông tin, ít quảng bá, tự giới thiệu về doanh nghiệp mình do đó ngân hàng bị hạn chế tiếp cận và khó lấy thông tin phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
- Một số DNNVV còn có thói quen sử dụng vốn ngân hàng như là vốn tự có, không có kế hoạch sử dụng vốn, không có kế hoạch để trả nợ, khi đến hạn trả nợ thì không có khả năng trả dẫn đến nợ quá hạn. Các DNNVV thường có vốn chủ sở hữu thấp, chủ yếu là vốn vay ngân hàng, nhưng khả năng xác định lưu chuyển dòng tiền kém, không xác định được đúng dòng tiền sẽ trả nợ trong tương lai dẫn đến xuất hiện nợ quá hạn. Một số doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân, sau một số
vòng quay vốn nhất định đáng lẽ phải trả vốn cho ngân hàng nhưng đã dùng toàn bộ tiền lãi có được và một phần hoặc tất cả vốn vay ngân hàng để đầu tư vào bất động sản mang tên người khác mà không tái đầu tư nên khi gặp khó khăn trong kinh doanh đẫn đến rủi ro cho ngân hàng
- Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất, dự án đầu tư chủ yếu mang tính chủ quan, áp đặt từ lãnh đạo doanh nghiệp và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của người quản lý. Nội dung của phương án, dự án rất so sài, thiếu tính khoa học, hiệu qủa và thuyết phục.
- Các báo cáo tài chính do DNNVV thường không rõ ràng, minh bạch và rất ít doanh nghiệp có báo cáo kiểm toán. Báo cáo tài chính của DNNVV không phải dùng để ra các quyết định kinh doanh mà chủ yếu dùng để đối phó với các cơ quan thuế nên đã tìm mọi cách để giấu lãi như tăng khấu hao, tăng sản phẩm dỡ dang, tăng nợ của nhà cung cấp... các báo cáo này không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, lúc này buộc doanh nghiệp phải lập một báo cáo hoàn toàn mới để cung cấp cho ngân hàng vay vốn dẫn đến tình trạng cùng một lúc doanh nghiệp có từ hai đến ba báo cáo tài chính. Việc phân tích báo cáo tài chính của DNNVV để quyết định cho vay mất rất nhiều thời gian, nhưng số liệu có được lại không chính xác, không đủ độ tin cậy và không phản ánh trung thực năng lực tài chính của doanh nghiệp, đây cũng là một trong những lý do mà ảnh hưởng đến việc ngân hàng đánh giá rủi ro tín dụng.
- Một số DNNVV không chú ý đến lĩnh vực đầu tư được cấp phép nên có thể dùng vốn ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề khác mà không được pháp luật cho phép, hay dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn, dùng vốn vay để góp vốn liên doanh...dẫn đến mất khả năng thanh khoản khi đến hạn và nếu ngân hàng không tiếp tục cho vay thì dẫn đến quá hạn phải bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ dẫn đến phá sản.
- Thiết bị công nghệ lạc hậu, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin kém. Do khả năng về tài chính yếu kém nên hầu hết các công nghệ sử dụng trong các DNNVV tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng đều rất lạc hậu và
chắp vá. Tuỳ điều kiện tài chính mà mỗi năm doanh nghiệp mua thêm một số máy móc thiết bị theo yêu cầu hoặc cải tiến thiết bị cũ cho phù hợp nên không đồng bộ. Nhiều doanh nghiệp khi mua máy móc thiết bị chỉ nhìn vào nhu cầu hiện tại của thị trường mà không dự đoán được nhu cầu trong tương lai nên không tính đến khả năng nâng cấp, cải tiến của công nghệ hoặc không quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ nên khi đưa vào sản xuất đã cho ra các sản phẩm đã không đạt được yêu cầu thị trường.
- Sản phẩm sản xuất đơn điệu, chất lượng kém, mẫu mã không hấp dẫn, thiếu tính cạnh tranh nên đa phần DNNVV đều khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ nhất là thị trường nước ngoài. Không có chiến lược về sản phẩm, ý thức xây dựng thương hiệu, uy tín và chiến lược kinh doanh dài hạn của DNNVV không cao. Doanh nghiệp thường xuyên thay đổi địa điểm kinh doanh hay ngành nghề kinh doanh, gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình cho vay cũng như kiểm tra sử dụng vốn vay.
2.4.3.3. Các nguyên nhân khác:
- Các nguyên nhân từ môi trường kinh tế: Việt Nam đã tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Các DNNVV có rất nhiều cơ hội để phát triển tuy nhiên cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó là: sự bấp bênh của giá cả nguyên vật liệu, sự canh tranh gay gắt của hàng hoá nhập ngoại với giá rẻ, chất lượng cao, mẫu mã phong phú, sự khó khăn khi tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó tình hình kinh tế thế giới trong thời gian qua có nhiều biến động bất lợi cho nền kinh tế nước ta, thiên tại dịch bệnh xẩy ra liên tục cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV dẫn đến rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.
- Những nguyên nhân từ chính sách và môi trường pháp lý: Trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Chính phủ đã có nhiều chính sách để vực dậy nền kinh tế, trong đó chính sách tiền tệ là một trong những khâu then chốt. Tuy nhiên do sự biến
động quá nhanh của thị trường nên nhiều lúc sự điều chỉnh chính sách khó theo kịp, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng đối với các DNNVV.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, DNNVV đã có những đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế quốc gia. Sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Chương 2 đã phân tích thực trạng hoạt động cho vay, tình hình rủi ro cũng như công tác quản trị rủi ro đối với DNNVV tại Vietcombank DakLak. Từ đó đánh giá được những kết quả mà Chi nhánh đạt được, những hạn chế trong công tác quản trị rủi tín dụng đối với DNNVV và những nguyên nhân của những rủi ro
Đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng để Chương 3 của luận văn đề xuất các giải pháp để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại Vietcombank Dak Lak.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
ĐẮK LẮK
Trên cơ sở số liệu đánh giá, nhận định tại Chương 2 về những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV của Vietcombank DakLak. Đồng thời , trên cơ sở mục tiêu, định hướng chiến lược quản trị rủi ro đối với DNNVV. Chương 3 của luận văn đề ra các giải pháp cụ thể và các ý kiến kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ban ngành, lãnh đạo chính quyền địa phương và Vietcombank nhằm hoàn thiện công tác quản trị tủi ro tín dụng DNNVV tại Ngân hàng TMCP ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Đắk Lắk
3.1. Mục tiêu của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk về chính sách tín dụng và công tác quản trị rủi tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2020
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, tức là không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thông qua nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Do đó Vietcombank Dak Lak đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng DNNVV đi kèm chất lượng tín dụng đảm bảo, bền vững đòi hỏi công tác quản trị rủi ro tín dụng cần phải đáp ứng được các mục tiêu sau:
- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, tăng trưởng tín dụng đạt mức 25 - 30%/năm.
- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành
hàng/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát