Cơ cấu và mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 60 - 63)

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu và mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Dak Lak

0

Quan hệ điều hành: Quan hệ tác nghiệp:

(Nguồn: Cẩm nang Vietcombank Dak Lak)

HỘI SỞ CHÍNH

VIETCOMBANK DAK LAK

Phòng Tín dụng Phòng sách Đầu tư Dự án Phòng Phòng Thông tin TD Phòng Quan hệ KH Phòng Quản lý nợ Bộ phận Rủi ro khu vực HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hội đồng miễn giảm lãi

Hội đồng xử lý rủi ro BAN GIÁM ĐỐC Hội đồng tín dụng cơ sở Các phòng Giao dịch Khách hàng DN Phòng Phòng Quản lý nợ Hội đồng miễn giảm lãi

Hội đồng xử lý rủi ro

Phòng Khách hàng TN

Ngày 22 tháng 3 năm 2007, Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ra Quyết định số 57/QĐ- NHNT.HĐQT về việc ban hành chính sách rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo đó, bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ ngân hàng quốc tế đã được thành lập từ hội sở đến các Chi nhánh với chức năng, nhiệm vụ phân cấp từ trên xuống.

- Hội đồng quản trị: ban hành chính sách rủi ro tín dụng; phê duyệt các khoản cho vay/tổng các khoản cho vay đối với một khách hàng có giá trị vượt quá 10% vốn tự có của Vietcombank, trừ các khoản cho vay/tổng các khoản cho vay nêu dưới đây.

- Ban điều hành: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng đã được Hội đồng quản trị phê duyệt/quyết định cấp tín dụng trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, trong phạm vi được uỷ quyền của Hội đồng quản trị và các quy định có liên quan của Vietcombank.

- Hội đồng tín dụng tại Hội sở chính: chịu trách nhiệm phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng trong phạm vi thẩm quyền được Tổng Giám đốc phân cấp trong từng thời kỳ, bao gồm thực hiện phê duyệt cấp tín dụng cho các định chế tài chính và phê duyệt các khoản cho vay, tổng các khoản cho vay vượt hạn mức được thực hiện tái thẩm định thông qua Bộ phận quản lý rủi ro khu vực.

- Hội đồng miễn giảm lãi: Hội đồng miễn giảm lãi trong hệ thống Vietcombank được thành lập ở hai cấp, tại Hội sở chính và tại các Chi nhánh.

Hội đồng miễn giảm lãi tại các Chi nhánh được thực hiện quyết định miễn giảm lãi cho khách hàng trong hạn mức miễn giảm do Hội đồng quản trị phê duyệt trong từng thời kỳ.

Hội đồng miễn giảm lãi tại Hội sở chính thực hiện phê duyệt miễn giảm lãi cho khách hàng tại Hội sở chính trên cơ sở đề xuất của các phòng ban tại Hội sở chính và các khoản miễn giảm lãi vượt hạn mức của các Chi nhánh được các Chi nhánh đề xuất thông qua các Phòng/bộ phận được phân công tại Hội sở chính.

- Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng: Cũng như Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng cũng được thành lập ở hai cấp; tại Hội sở chính và tại các Chi nhánh thành viên.

Trên cơ sở ý kiến đề xuất của Hội đồng xử lý rủi ro tại Chi nhánh và của các Phòng ban được giao nhiệm vụ tại Hội sở chính, Hội đồng xử lý rủi ro tại Hội sở chính chịu trách nhiệm: Xem xét việc phân loại nợ; trích lập DPRR trong từng thời kỳ, quyết định xử lý các khoản nợ xấu từ quỹ DPRR và phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ, xem xét tình hình theo dõi và thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng, xem xét và đề xuất Tổng giám đốc trình NHNN ra quyết định xoá nợ các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro đủ điều kiện xoá nợ.

- Các phòng ban tại Hội sở chính: Các Trưởng phòng/ban tại Hội sở chính và Bộ phận quản lý rủi ro khu vực chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Đối với bộ phận quản lý rủi theo khu vực: Thực hiện tái thẩm định các khoản cấp tín dụng, tổng các khoản cấp tín dụng vược hạn mức của các Chi nhánh thành viên trên cơ sở đề xuất của các Chi nhánh và trình Hội đồng tín dụng Hội sở chính xem xét.

- Các phòng ban tại Chi nhánh: Các Trưởng phòng/ban tại Chi nhánh chịu sự điều hành trực tiếp của Ban Giám đốc Chi nhánh. Các Trưởng phòng/ban chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh về chất lượng thực hiện các công việc được giao.

Chức năng và nhiệm vụ các Phòng/ban tại Chi nhánh do Hội đồng quản trị ban hành theo từng thời kỳ. Công tác quản lý rủi ro tín dụng thực hiện tại Chi nhánh gồm: Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý rủi ro phù hợp với tình hình thực tế; thực hiện quản lý danh mục đầu tư; trực tiếp rà soát rủi ro và giám sát quá trình hoàn trả nợ của khách hàng đối với từng khoản cấp tín dụng; Xây dựng quản lý, giám sát và tham gia xử lý các khoản nợ xấu, thực hiện báo cáo thống kê theo yêu cầu của Ban giám đốc và của Hội sở chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)