Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 101 - 102)

3.4.2.1. Tăng cường việc cung cấp thông tin của bộ phận quản lý rủi ro thị trường

Hiện tại, Vietcombank đang có phòng Quản lý rủi ro và chính sách tín dụng với chức năng thực hiện các nghiên cứu, đề xuất các chính sách nhằm hạn chế rủi ro. Hầu hết, sự phân tích nghiên cứu về sự phát triển của các ngành, thành phần,

khu vực kinh tế chỉ dừng lại phạm vi của Hội sở chính, nên mỗi khi có những sự biến động thì chưa thấy thông báo nào cụ thể... Do vậy, công tác cảnh báo cho các chi nhánh trực thuộc còn chưa thực hiện được, thông tin còn hạn chế và phụ thuộc hoàn toàn vào tính chủ động nghiên cứu, tìm hiểu của mỗi đơn vị.

Vì vậy, đề nghị tăng cường khả năng thông tin cho các Chi nhánh thông qua phương tiện như bản tin, trang thông tin nội bộ… để cung cấp những nội dung dự báo về thị trường, những rủi ro có thể phát sinh theo từng nhóm ngành, từng khu vực nhằm tạo điều kiện hạn chế rủi ro trong quá trình đầu tư tín dụng. Theo đó, sẽ tăng cường công tác cảnh báo và có chính sách tín dụng phù hợp với năng lực của Chi nhánh: như kế hoạch dư nợ (dư nợ, tăng trưởng); tỷ trọng dư nợ cho vay của các loại hình (doanh nghiệp lớn, SME, cá nhân) trong tổng dư nợ cho vay; tỷ lệ tối đa dư nợ /huy động vốn; tỷ lệ nợ xấu tối đa trong năm.

3.4.2.2. Tăng cường hệ thống thông tin trong nội bộ

Cần phải cải tiến website hiện tại của hệ thống Vietcombank sao cho phù hợp với xu hướng phát triển chung, đặc biệt chú ý tăng cường cập nhật thông tin, văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, rủi ro, dự báo, phân tích… vì hiện tại sự thay đổi thông tin rất chậm và chưa phục vụ nhiều cho công tác truy cập do thông tin quá ít. Ngoài ra phải có một hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả trong nội bộ để tự thu thập thông tin và nối mạng với CIC nhằm cung cấp các thông tin cần thiết.

3.4.2.3. Các kiến nghị khác đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Định kỳ 6 tháng, một năm tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về công tác quản lý rủi ro tín dụng qua đó rút kinh nghiệm lẫn nhau hoặc có những giải pháp mới có thể tìm thấy và đưa vào áp dụng trong thực tiễn.

Tập trung quyền phán quyết các món cho vay lớn lên Hội sở chính là biện pháp hạn chế lạm dụng quyền lực của các cấp chính quyền địa phương đối với Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 101 - 102)