Tình hình rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 54 - 57)

2.2.3.1. Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk

Về tỷ lệ nợ xấu, ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại Vietcombank Dak Lak là tương đối thấp, bình quân trong giai đọan 2012 đến 2014 là khoảng 2,39% (thấp hơn rất nhiều tỷ lệ nợ xấu tối thiểu cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 5%). Tuy nhiên về số tuyệt đối thì tổng số nợ xấu của hai năm 2013 và 2014 tăng tương đối cao, điều này do hai nguyên nhân, do khủng hoảng tài chính toàn cầu, do các chính sách thắt chặt trong nước của chính phủ gây khó khăn cho hoạt động của DNNVV dẫn đến khả năng trả nợ ngân hàng bị ảnh hưởng, thứ hai do. Tỷ lệ nợ xấu của DNNVV trên tổng nợ xấu lại chiếm tỷ trọng rất cao, bình quân trong giai đọan từ 2012-2014 trên 75,1%. Đây cũng là một trong những lý do mà Vietcombank

DakLak cũng như các NHTM đang rất thận trọng khi cho vay đối với các DNNVV.

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu tại Vietcombank DakLak

Đơn vị tính: tỷ VND Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 1 Tổng nợ xấu 65,81 103,36 196,47 2 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ(%) 1,44 2,2 4,1 3 Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/tổng nợ xấu (%) 71,6 72,5 81,2 (Nguồn: Bộ phận tổng hợp – phòng Kế toán Vietcombank Dak Lak)

2.2.3.2. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu phân theo ngành kinh tế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo kết quả phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế tại bảng 2.6 sau đây thì nợ xấu phát sinh tại Vietcombank DakLak năm 2014 chủ yếu tập trung chủ yếu vào ngành xây dựng; ngành thương mại dịch vụ; ngành khách sạn nhà hàng.

Bảng 2.6: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo ngành kinh tế đối với DNNVV

Đơn vị tính: tỷ VND

Ngành 2012 2013 2014

Nợ xấu % Nợ xấu % Nợ xấu %

Xây dựng 5,09 10.82 25,69 34.28 64,02 40.13

Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt và nước - - - - - -

Sản xuất chế biến - - 7,99 10.67 - -

Công nghiệp khai thác mỏ - - - - 7,80 4.89

Nông, lâm nghiệp, thuỷ

sản 7,84 16.65 13,66 18.24 - -

Thương mại và dịch vụ 24,21 51.37 22,41 29.90 65,58 41.11 Khách sạn và nhà hàng 8,42 17.88 5,19 6.92 20,50 12.85

Ngành khác 1,55 3.29 - 1,63 1.02

Cộng 47,11 100 74,94 100 159,53 100

- Ngành xây dựng: Trong năm 2014 Nợ xấu ngành xây dựng chiếm tỷ trọng 40,1% trên tổng số nợ xấu DNNVV với giá trị trên 31 tỷ VNĐ. Nguyên nhân chủ yếu của việc phát sinh nợ xấu của ngành xây dựng chủ yếu là nguồn thanh toán các công trình xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách thường xuyên bị chậm trễ, do chính sách thắt chặt , cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính Phủ.

- Ngành thương mại dịch vụ: Tỷ lệ nợ xấu của Ngành thương mại dịch vụ và cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể: 41% trên tổng nợ xấu với giá trị khoản 65,58 tỷ VNĐ. Nợ xấu của ngành chủ yếu tập trung vào một số DNTN với mục đích vay là kinh doanh thương mại mà sản phẩm hàng hoá chính là mua bán nông sản Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do việc kinh doanh không thuận lợi, không theo đúng kế hoạch, vòng quay vốn, hàng tồn kho sai dự kiến, việc tiêu thụ giảm sút…không kiểm soát nguồn tiền luân chuyển phù hợp với thời hạn trả nợ vay, đặc biệt ngành nông sản giá cả biến động mạnh theo giá thế giới rất khó dự đoán.

- Ngành khách sạn và nhà hàng: Ngành khách sạn và nhà hàng tuy chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ nhưng lại liên tục phát sinh nợ xấu từ 2012 đến 2014. Năm 2014 nợ xấu ngành này chiếm tỷ trọng 12,8% trong tổng nợ xấu. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu của Ngành khách sạn và nhà hàng là do đầu tư theo phong trào, thiếu sự phân tích và đánh giá khoa học từ phía nhà đầu tư và cán bộ thẩm định cho vay. ĐakLak là một tỉnh Tây nguyên, lượng khách du lịch rất hạn chế. Hoạt động kinh doanh của các khách sạn chủ yếu dựa vào hoạt động dịch vụ cho nhóm khách hàng tại chỗ. Việc mở rộng đầu tư dẫn đến không đủ nguồn thu để trả nợ cho Ngân hàng

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp nợ xấu và tài sản đảm bảo đối với DNNVV Đơn vị tính: tỷ VND

Loại cho vay

2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Tổng nợ xấu 47,11 100 79,94 100 159,53 100

Nợ xấu không có tài sản 1,51 3,2 1,69 2,1 3,03 1,89 Nợ xấu có tài sản 45,6 96,8 78,25 97,9 156,5 98,1

(Nguồn: Báo cáo Bộ phận tổng hợp – phòng Kế toán Vietcombank Dak Lak từ năm 2012-2014)

Theo kết quả phân tích nợ xấu trên cho ta thấy hầu hết nợ xấu là có tài sản đảm bảo, chỉ một phần nhỏ không có tài sản là cho vay tín chấp đối với một số DNNVV là các doanh nghiệp Nhà nước, tổng giá trị tài sản thế chấp của các khoản nợ xấu phát sinh thì đại đa số tài sản đủ điều kiện xử lý để thu hồi nợ. Điều đó cho ta thấy Vietcombank Dak Lak rất chú trọng đến việc cho vay có tài sản đảm bảo.

2.2.3.4. Rủi ro tín dụng từ các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố đã nghiên cứu trên, hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Vietcombank Dak Lak luôn chứa đựng nhiều rủi ro khác như rủi ro về điều kiện về môi trường kinh doanh, tư cách khách hàng, rủi ro từ quy trình tín dụng của ngân hàng, rủi ro từ công tác kiểm tra, kiểm soát khoản vay …Tuy nhiên với phạm vi của bài viết chưa thể đi sâu và phân tích hết được tất cả các yếu tố rủi ro nêu trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 54 - 57)