TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 25)

Như vậy, tác giả đã giới thiệu về cơ sở chung của vấn đề cần nghiên cứu, các nền tảng ban đầu cho một luận văn gồm có: (1) Lý do chọn đề tài nghiên cứu trong đó xuất phát từ thực tiễn và từ khoảng trống lý thuyết, (2) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu, (3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, (4) Phương pháp nghiên cứu, (5) Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu, (6) Kết cấu của luận văn.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu chung

Trong chương này, luận văn sẽ trình bày cơ sở lý thuyết gồm lý thuyết nền (lý thuyết mạng lưới xã hội) và các khái niệm nghiên cứu về mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động của DNNVV. Tác giả sẽ vận dụng lý thuyết nền và một số nghiên cứu thực nghiệm trước đó để dẫn chứng vào các khái niệm nghiên cứu cần xây dựng. Và trên nền tảng này, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất.

2.2. Lý thuyết nền của đề tài nghiên cứu

Lấy lý thuyết mạng lưới xã hội (social network theory) làm lý thuyết nền cho nghiên cứu và khái niệm cơ bản của lý thuyết mạng lưới xã hội là mọi người có xu hướng suy nghĩ và hành xử giống nhau vì họ được kết nối cùng nhau. Lý thuyết này xem xét tập hợp các mối quan hệ (cá nhân, nhóm hoặc tổ chức) được xác định, với quan điểm rằng toàn bộ các mối quan hệ đó có thể được sử dụng để diễn giải hành vi xã hội của các bên liên quan (Tichy & cộng sự, 1979). Mọi người có được vốn xã hội thông qua vị trí của họ trong cấu trúc xã hội hoặc mạng lưới xã hội (Lin, 2002).

Độ mạnh của mối quan hệ (the strength of a tie) phụ thuộc vào lượng thời gian bỏ ra cho mối quan hệ, cường độ biểu lộ cảm xúc (emotional intensity), sự trao đổi lẫn nhau giữa các cá nhân trong mạng lưới xã hội. Mối quan hệ yếu có thể giúp các cá nhân tạo sự kết nối trong mạng lưới xã hội. Phân tích mạng lưới xã hội tập trung vào tương tác giữa các thành viên trong mạng lưới và cấu trúc của những tương tác đó (Wasserman & Faust, 1994).

Kilduff & Brass (2010) đã thảo luận về 4 dòng nghiên cứu trong lý thuyết mạng lưới xã hội: (1) mối quan hệ giữa các bên; (2) gắn kết (embeddedness); (3) cấu trúc (structural patterning); (4) các tiện ích xã hội của kết nối mạng lưới:

Mối quan hệ giữa các bên: Phân tích mạng lưới xã hội tập trung vào các mối quan hệ đã kết nối hoặc tách ra một nhóm (Tichy & cộng sự, 1979).

Gắn kết: Giả định thứ hai của lý thuyết là sự gắn kết, hoặc xu hướng liên quan đến việc làm mới, hoặc mở rộng các mối quan hệ qua thời gian (Uzzi, 1996).

Cấu trúc: Ý tưởng cốt lõi thứ ba trong lý thuyết mạng lưới xã hội là có các mô hình phân cụm, kết nối, và sự tập trung. Phân tích mạng lưới xã hội là kiểm tra toàn bộ và các bộ phận của mạng lưới xã hội (Moliterno & Mahony, 2011).

Các tiện ích xã hội của kết nối mạng lưới: Ý tưởng cốt lõi thứ tư trong lý thuyết mạng lưới xã hội là tiện ích xã hội trong kết nối mạng lưới, các bên sẽ cung cấp cơ hội và sự ràng buộc. Theo cách tiếp cận này, những mối quan hệ có tính đặc biệt sẽ cung cấp thông tin, nguồn lực và giúp đem lại nhiều cơ hội hơn.

Như vậy, Luận văn tiếp cận theo hướng nghiên cứu thứ 4 của Kilduff & Brass (2010) là lợi ích có được từ mạng lưới quan hệ. Mạng lưới quan hệ của DNNVV được đề cập gồm: mạng lưới quan hệ chính thức (formal networks) và mạng lưới quan hệ không chính thức (informal networks). Trong đó, mạng lưới quan hệ chính thức với ngân hàng, cơ quan Chính phủ, luật sư, v.v. và mạng lưới quan hệ không chính thức với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

2.3. Các khái niệm nghiên cứu

2.3.1. Mạng lưới quan hệ:

Mạng lưới quan hệ của người chủ/quản lý cấp cao của DNNVV với 3 nhóm cá nhân/tổ chức:

- Nhóm 1: Quan hệ với cán bộ Chính phủ (Ties with government officials): lãnh đạo ở các cấp chính quyền; cán bộ ở Cục công nghiệp địa phương; cán bộ ở các tổ chức hỗ trợ như Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước, Sở Công thương/Sở Khoa học và công nghệ, v.v. (Peng & Luo, 2000).

- Nhóm 2: Quan hệ với người thân và bạn bè, thành viên hiệp hội/câu lạc bộ (Ties with relatives and friends, members of social associations and clubs): người thân và bạn bè, các thành viên của các hiệp hội/câu lạc bộ; và những người không thuộc các nhóm trên (Le & cộng sự, 2006).

- Nhóm 3: Quan hệ với đối tác kinh doanh: khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh (Peng & Luo, 2000).

2.3.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, được định nghĩa như sau: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 2. 1 Phân loại DNNVV

Quy mô

Khu vực

DN siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp

và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại

và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người

Nguồn: Nhóm biên soạn (2009), viện nghiên cứu và đào tạo quản lý. “Cơ chế quản lý nhà nước trong các DNNVV, trang 18,19,20,21 Nxb Lao động – Xã hội.

2.3.3. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Kết quả hoạt động của doanh nghiệp được định nghĩa là sự đạt được mục tiêu của doanh nghiệp (Cyert & March,1992). Doanh nghiệp phải hoàn thành các mục tiêu khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, thể hiện dưới dạng hiệu quả, năng

suất, chất lượng và sự đáp ứng. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường theo 2 khía cạnh:

Xét về khía cạnh phi tài chính: Đo lường kết quả hoạt động phi tài chính nên chú trọng đến các chỉ tiêu như sự hài lòng của người lao động, khách hàng, cảm nhận về sự thành công và tăng trưởng của doanh nghiệp, triển vọng phát triển trong tương lai và sự đáp ứng các mục tiêu ban đầu của nhà khởi nghiệp (Reijonen & Komppula, 2007). Chandler & Hanks (1994) đo lường kết quả hoạt động phi tài chính thông qua: sự hài lòng của chủ doanh nghiệp, khách hàng, người lao động, mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng, môi trường làm việc gắn kết, sản phẩm/dịch vụ được chấp nhận trên thị trường và tạo dựng được hình ảnh doanh nghiệp.

Xét về khía cạnh tài chính: Khi doanh nghiệp đã tăng trưởng thì kết quả hoạt động nên được đo lường bằng các chỉ số tài chính như tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)… Ngoài ra, các chỉ tiêu tài chính đo lường kết quả hoạt động bao gồm sự gia tăng doanh số, sự tăng trưởng lợi nhuận, sự gia tăng đáng kể về thị phần, hiệu suất sử dụng nguồn lực, và hệ số hoàn vốn đầu tư (Ahmad & Seet, 2009).

Mặc dù các chỉ số tài chính nói trên (như chỉ số ROS, ROA, ROE) là minh chứng cho kết quả hoạt động của DNNVV được cụ thể nhất, tuy nhiên việc yêu cầu DN cung cấp các chỉ số này khá bất lợi. Do đó, tác giả chọn đo lường bằng chỉ tiêu phi tài chính giúp đo lường được mức độ cảm nhận từ chủ DN so với mục tiêu đã xây dựng ban đầu.

2.4. Các nghiên cứu ngoài nước và trong nước 2.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước 2.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Guo & cộng sự (2013) với nghiên cứu “Vai trò vốn xã hội và con người của các nhà quản lý hàng đầu trong đổi mới mô hình kinh doanh” cho thấy mục đích của việc nghiên cứu này là khái niệm hóa mô hình kinh doanh từ góc độ điều tra xem các đặc điểm cá nhân của các nhà quản lý hàng đầu đóng góp như thế nào vào việc đổi mới mô hình kinh doanh. Với thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức, dữ liệu

khảo sát từ 146 công ty Trung Quốc, nghiên cứu này kiểm tra thực nghiệm mối liên hệ vĩ mô - vi mô giữa vốn con người và vốn xã hội của các nhà quản lý hàng đầu và sự đổi mới mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp (CR), tiếp đến là nhân tố khám phá (EFA) và cuối cùng dùng công cụ AMOS để khẳng định nhân tố (CFA). Kết quả cho thấy rằng cả vốn con người của các nhà quản lý hàng đầu (đại diện là kỹ năng quản lý - H1 và kỹ năng kinh doanh – H2) và vốn xã hội (đại diện là mối quan hệ quản lý - H3) đều có liên quan tích cực đến đổi mới mô hình kinh doanh. Thêm nữa, sự tương tác giữa các kỹ năng kinh doanh và mối quan hệ quản lý – H5 và sự tương tác giữa kỹ năng kinh doanh và kỹ năng quản lý – H6 làm tăng thêm sự đổi mới mô hình kinh doanh BMI. Trong khi sự tương tác của các kỹ năng quản lý và mối quan hệ quản lý – H4 sẽ làm giảm sự đổi mới mô hình kinh doanh.

Lin & Lin (2016) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ lên kết quả hoạt động của DNNVV”, DNNVV phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố bên ngoài và hợp tác với các đối tác để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh. Tổng quan và phân tích tài liệu cho thấy sự khác biệt trong các yếu tố cơ bản của động lực hình thành mạng lưới: chia sẻ kiến thức, tăng tốc đổi mới, giảm chi phí giao dịch, đạt được danh tiếng tốt hơn và tạo ra cơ hội thị trường mới. Nghiên cứu đã sử dụng Phương pháp phân tích đa biến (MCA) để phân tích dữ liệu từ bảng câu hỏi của 77 DNNVV chuyên chế tạo của Đài Loan. Kết quả chia những yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới quan hệ ra thành 2 chiều: nội dung mạng lưới (gồm 15 biến: tiếp xúc với các ngành công nghiệp khác, tần suất của sự tương tác, thời hạn hợp đồng, kết nối mạng, danh tiếng DN, mức độ của mạng lưới, dễ dàng vào thị trường, dễ dàng tạo ra thị trường mới thông qua mang lưới, phương pháp chia sẻ kiến thức, chia sẻ thông tin trong bầu không khí thoải mái, chia sẻ kiến thức điều hành, tốc độ tiếp thu kiến thức bên ngoài, nâng cấp sản phẩm, giảm chi phí trong giao dịch, kết quả kinh doanh, giá trị riêng) và mạng lưới quan hệ (gồm 4 loại: mạng lưới quan hệ kiểu dài hạn, mạng lưới quan hệ kiểu ngắn hạn, mạng lưới quan hệ kiểu dự án và mạng lưới quan hệ kiểu nhóm).

Kết quả cũng cho thấy mạng lưới quan hệ khác nhau thì có mức ảnh độ ảnh hưởng khác nhau lên kết quả hoạt động kinh doanh.

Peng & Luo (2016) với nghiên cứu “Mối quan hệ quản lý và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển giao: bản chất của một sự liên kết vi mô – vĩ mô”. Sử dụng dữ liệu khảo sát của 127 doanh nghiệp Trung Quốc và phương pháp phân tích hồi quy và phương sai đa biến (MANOVA), nghiên cứu chứng minh rằng mối quan hệ vi mô giữa các nhà quản lý với các giám đốc điều hành hàng đầu tại các công ty khác (người mua hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh) và với các quan chức chính phủ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động (ROA và thị phần) của tổ chức ở vĩ mô. Mối liên kết vi mô vĩ mô này khác nhau giữa các công ty gồm: (1) loại hình sở hữu khác nhau, (2) lĩnh vực kinh doanh, (3) quy mô và (4) tỷ lệ tăng trưởng theo ngành. Tuy nhiên, mối quan hệ quản lý được cho là cần thiết nhưng không đủ để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt; một số biến chiến lược truyền thống cũng thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Về mặt lý thuyết, các phát hiện chỉ ra tầm quan trọng của bối cảnh xã hội cần có các mối quan hệ quản lý được gắn liền với nhau. Về mặt kinh nghiệm, nghiên cứu này cung cấp bộ dữ liệu định lượng đầu tiên thể hiện cả mức độ và giới hạn mà các quan hệ quản lý có lợi trong nền kinh tế đang chuyển đổi.

Anwar & Shah (2018) với nghiên cứu “Mạng lưới quản lý và đổi mới mô hình kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm về các doanh nghiệp mới trong nền kinh tế mới nổi”. Hơn 50% các doanh nghiệp liên doanh mới thành lập gặp thất bại trong giai đoạn đầu trên toàn cầu là vì những lý do chính sau: tính mới mẻ, thiếu nguồn lực và quy mô nhỏ. Một cách để khắc phục những vấn đề này là xây dựng sự kết nối với các cơ quan bên ngoài có thể giúp trao đổi kiến thức và nguồn lực. Mặc dù hệ thống mạng lưới là một công cụ hữu ích, tuy nhiên nó không thể tự mình cứu một công ty khỏi thất bại hoàn toàn. Do đó, những doanh nghiệp cần đổi mới mô hình kinh doanh sao cho hiệu quả, được coi là yếu tố then chốt tạo nên thành công của Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong thời đại hiện nay. Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của mạng lưới trong việc xây dựng đổi mới mô hình kinh doanh hiệu quả. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc sử dụng cỡ mẫu gồm 311 DNVVN trẻ

đang hoạt động trong nền kinh tế mới nổi ở Pakistan. Các giả thuyết đã được kiểm tra thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trong bằng công cụ AMOS.21. Kết quả chỉ ra rằng mạng lưới tài chính, mạng lưới kinh doanh và mạng lưới chính trị đóng góp đáng kể và tích cực vào việc đổi mới mô hình kinh doanh. Các chủ sở hữu và quản lý của các doanh nghiệp vừa trẻ được khuyên nên tập trung xây dựng mối quan hệ với các đối tác bên ngoài, các tổ chức tài chính và các quan chức chính phủ để tạo ra một đổi mới mô hình kinh doanh hiệu quả nhằm tồn tại trong một thị trường đầy biến động.

Ju & cộng sự (2019) với nghiên cứu “Sự tác động của mạng lưới quan hệ theo quan điểm các học quả đến kết quả hoạt động kinh doanh – thông qua biến trung gian là các nguồn lực thu được”. Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng mạng lưới quan hệ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng ít người chú ý đến tác động của mạng lưới quan hệ của các học giả đối với hoạt động kinh doanh của họ. Do đó, dựa trên lý thuyết vốn xã hội và nguồn lực để khám phá tác động và cơ chế của mạng lưới quan hệ của các học giả đối với hoạt động kinh doanh trong bối cảnh Trung Quốc. Dữ liệu khảo sát từ 190 doanh nghiệp thuộc 3 thành phố Nanjin, Suzhou, Shanghai. Nghiên cứu chứng minh rằng các khía cạnh khác nhau của mạng lưới quan hệ của các học giả, cụ thể là mối quan hệ gia đình, cộng đồng và chính trị có liên quan đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng mối quan hệ tích cực giữa mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động kinh doanh có được thông qua các biến trung gian là nguồn lực thu được (gồm nhân lực, tài chính và khách hàng). Cụ thể, mối quan hệ gia đình và mối quan hệ cộng đồng có liên quan tích cực đến việc có ba nguồn lực nói trên, trong khi mối quan hệ với chính phủ không liên quan tích cực đến việc có được nguồn lực khách hàng. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha để kiểm định độ tin cậy các biến, áp dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích độ lệch chuẩn và hệ số tương quan Pearson và kiểm định mô hình hồi quy với độ phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 2 nên không

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)