CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 29)

2.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Guo & cộng sự (2013) với nghiên cứu “Vai trò vốn xã hội và con người của các nhà quản lý hàng đầu trong đổi mới mô hình kinh doanh” cho thấy mục đích của việc nghiên cứu này là khái niệm hóa mô hình kinh doanh từ góc độ điều tra xem các đặc điểm cá nhân của các nhà quản lý hàng đầu đóng góp như thế nào vào việc đổi mới mô hình kinh doanh. Với thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức, dữ liệu

khảo sát từ 146 công ty Trung Quốc, nghiên cứu này kiểm tra thực nghiệm mối liên hệ vĩ mô - vi mô giữa vốn con người và vốn xã hội của các nhà quản lý hàng đầu và sự đổi mới mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp (CR), tiếp đến là nhân tố khám phá (EFA) và cuối cùng dùng công cụ AMOS để khẳng định nhân tố (CFA). Kết quả cho thấy rằng cả vốn con người của các nhà quản lý hàng đầu (đại diện là kỹ năng quản lý - H1 và kỹ năng kinh doanh – H2) và vốn xã hội (đại diện là mối quan hệ quản lý - H3) đều có liên quan tích cực đến đổi mới mô hình kinh doanh. Thêm nữa, sự tương tác giữa các kỹ năng kinh doanh và mối quan hệ quản lý – H5 và sự tương tác giữa kỹ năng kinh doanh và kỹ năng quản lý – H6 làm tăng thêm sự đổi mới mô hình kinh doanh BMI. Trong khi sự tương tác của các kỹ năng quản lý và mối quan hệ quản lý – H4 sẽ làm giảm sự đổi mới mô hình kinh doanh.

Lin & Lin (2016) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ lên kết quả hoạt động của DNNVV”, DNNVV phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố bên ngoài và hợp tác với các đối tác để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh. Tổng quan và phân tích tài liệu cho thấy sự khác biệt trong các yếu tố cơ bản của động lực hình thành mạng lưới: chia sẻ kiến thức, tăng tốc đổi mới, giảm chi phí giao dịch, đạt được danh tiếng tốt hơn và tạo ra cơ hội thị trường mới. Nghiên cứu đã sử dụng Phương pháp phân tích đa biến (MCA) để phân tích dữ liệu từ bảng câu hỏi của 77 DNNVV chuyên chế tạo của Đài Loan. Kết quả chia những yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới quan hệ ra thành 2 chiều: nội dung mạng lưới (gồm 15 biến: tiếp xúc với các ngành công nghiệp khác, tần suất của sự tương tác, thời hạn hợp đồng, kết nối mạng, danh tiếng DN, mức độ của mạng lưới, dễ dàng vào thị trường, dễ dàng tạo ra thị trường mới thông qua mang lưới, phương pháp chia sẻ kiến thức, chia sẻ thông tin trong bầu không khí thoải mái, chia sẻ kiến thức điều hành, tốc độ tiếp thu kiến thức bên ngoài, nâng cấp sản phẩm, giảm chi phí trong giao dịch, kết quả kinh doanh, giá trị riêng) và mạng lưới quan hệ (gồm 4 loại: mạng lưới quan hệ kiểu dài hạn, mạng lưới quan hệ kiểu ngắn hạn, mạng lưới quan hệ kiểu dự án và mạng lưới quan hệ kiểu nhóm).

Kết quả cũng cho thấy mạng lưới quan hệ khác nhau thì có mức ảnh độ ảnh hưởng khác nhau lên kết quả hoạt động kinh doanh.

Peng & Luo (2016) với nghiên cứu “Mối quan hệ quản lý và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển giao: bản chất của một sự liên kết vi mô – vĩ mô”. Sử dụng dữ liệu khảo sát của 127 doanh nghiệp Trung Quốc và phương pháp phân tích hồi quy và phương sai đa biến (MANOVA), nghiên cứu chứng minh rằng mối quan hệ vi mô giữa các nhà quản lý với các giám đốc điều hành hàng đầu tại các công ty khác (người mua hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh) và với các quan chức chính phủ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động (ROA và thị phần) của tổ chức ở vĩ mô. Mối liên kết vi mô vĩ mô này khác nhau giữa các công ty gồm: (1) loại hình sở hữu khác nhau, (2) lĩnh vực kinh doanh, (3) quy mô và (4) tỷ lệ tăng trưởng theo ngành. Tuy nhiên, mối quan hệ quản lý được cho là cần thiết nhưng không đủ để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt; một số biến chiến lược truyền thống cũng thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Về mặt lý thuyết, các phát hiện chỉ ra tầm quan trọng của bối cảnh xã hội cần có các mối quan hệ quản lý được gắn liền với nhau. Về mặt kinh nghiệm, nghiên cứu này cung cấp bộ dữ liệu định lượng đầu tiên thể hiện cả mức độ và giới hạn mà các quan hệ quản lý có lợi trong nền kinh tế đang chuyển đổi.

Anwar & Shah (2018) với nghiên cứu “Mạng lưới quản lý và đổi mới mô hình kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm về các doanh nghiệp mới trong nền kinh tế mới nổi”. Hơn 50% các doanh nghiệp liên doanh mới thành lập gặp thất bại trong giai đoạn đầu trên toàn cầu là vì những lý do chính sau: tính mới mẻ, thiếu nguồn lực và quy mô nhỏ. Một cách để khắc phục những vấn đề này là xây dựng sự kết nối với các cơ quan bên ngoài có thể giúp trao đổi kiến thức và nguồn lực. Mặc dù hệ thống mạng lưới là một công cụ hữu ích, tuy nhiên nó không thể tự mình cứu một công ty khỏi thất bại hoàn toàn. Do đó, những doanh nghiệp cần đổi mới mô hình kinh doanh sao cho hiệu quả, được coi là yếu tố then chốt tạo nên thành công của Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong thời đại hiện nay. Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của mạng lưới trong việc xây dựng đổi mới mô hình kinh doanh hiệu quả. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc sử dụng cỡ mẫu gồm 311 DNVVN trẻ

đang hoạt động trong nền kinh tế mới nổi ở Pakistan. Các giả thuyết đã được kiểm tra thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trong bằng công cụ AMOS.21. Kết quả chỉ ra rằng mạng lưới tài chính, mạng lưới kinh doanh và mạng lưới chính trị đóng góp đáng kể và tích cực vào việc đổi mới mô hình kinh doanh. Các chủ sở hữu và quản lý của các doanh nghiệp vừa trẻ được khuyên nên tập trung xây dựng mối quan hệ với các đối tác bên ngoài, các tổ chức tài chính và các quan chức chính phủ để tạo ra một đổi mới mô hình kinh doanh hiệu quả nhằm tồn tại trong một thị trường đầy biến động.

Ju & cộng sự (2019) với nghiên cứu “Sự tác động của mạng lưới quan hệ theo quan điểm các học quả đến kết quả hoạt động kinh doanh – thông qua biến trung gian là các nguồn lực thu được”. Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng mạng lưới quan hệ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng ít người chú ý đến tác động của mạng lưới quan hệ của các học giả đối với hoạt động kinh doanh của họ. Do đó, dựa trên lý thuyết vốn xã hội và nguồn lực để khám phá tác động và cơ chế của mạng lưới quan hệ của các học giả đối với hoạt động kinh doanh trong bối cảnh Trung Quốc. Dữ liệu khảo sát từ 190 doanh nghiệp thuộc 3 thành phố Nanjin, Suzhou, Shanghai. Nghiên cứu chứng minh rằng các khía cạnh khác nhau của mạng lưới quan hệ của các học giả, cụ thể là mối quan hệ gia đình, cộng đồng và chính trị có liên quan đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng mối quan hệ tích cực giữa mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động kinh doanh có được thông qua các biến trung gian là nguồn lực thu được (gồm nhân lực, tài chính và khách hàng). Cụ thể, mối quan hệ gia đình và mối quan hệ cộng đồng có liên quan tích cực đến việc có ba nguồn lực nói trên, trong khi mối quan hệ với chính phủ không liên quan tích cực đến việc có được nguồn lực khách hàng. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha để kiểm định độ tin cậy các biến, áp dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích độ lệch chuẩn và hệ số tương quan Pearson và kiểm định mô hình hồi quy với độ phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 2 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

2.4.2. Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân, Trần Nha Ghi (2020) với bài báo “Mạng lưới quan hệ, đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam”. Mô hình nghiên cứu đưa ra bao gồm 5 nhân tố xây dựng thành 18 giả thuyết có tác động dương đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu định tính dùng để khám phá các khái niệm nghiên cứu, chuẩn hóa mô hình lý thuyết và thang đo, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia trực tiếp. Nghiên cứu sơ bộ định lượng lấy mẫu thuận tiện 50 DN khởi nghiệp và đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Tiếp đến, tác giả tổng hợp và xây dựng thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức với cỡ mẫu 150 DN khởi nghiệp. Thông qua mô hình cấu trúc bằng phương pháp PLS-SEM, tác giả thực hiện đánh giá mô hình đo lường như: kiểm định bằng độ tin cậy tổng hợp, giá trị hội tụ, tính đơn hướng và giá trị phân biệt. Đồng thời, đánh giá mô hình yếu tố phân cấp bằng phương pháp “Repeated Indicators Approach” thông qua hai giai đoạn. Cuối cùng, đánh giá mô hình cấu trúc với Bootstrapping (N = 5000): hệ số xác định (R2), độ tương thích dự báo (Q2), mức độ tác động (f2). Kết quả kiểm định mô hình đo lường cho thấy, các thang đo đều có độ tin cậy và giá trị chấp nhận được và gồm 5 yếu tố: Quan hệ với Cán bộ chính phủ, quan hệ xã hội, quan hệ với đối tác kinh doanh, đổi mới mô hình kinh doanh (BMI) và tính năng động của thị trường. Dựa trên kết quả của nghiên cứu, tác giả đưa ra những hàm ý quản trị cho các chủ / nhà quản lý cấp cao của các DN khởi nghiệp tại Việt Nam.

Châu Kiến Phong (2015) “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cần Thơ”. Mục đích nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại TP Cần Thơ, từ đó đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV tại TP Cần Thơ. Biến phụ thuộc ROS. Biến độc lập các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ: tổng vốn, tổng lao động, trình độ chủ DN, giới tính chủ DN, tuổi DN, kinh nghiệm chủ DN, qui mô DN, loại hình

DN, lĩnh vực hoạt động, chính sách hỗ trợ. Mẫu khảo sát 130 DN, chỉ có 113 phiếu khảo sát hợp lệ. Các công cụ kiểm định thường được sử dụng: One Sample T test, Independent T test, One way ANOVA được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 và dùng phương pháp phân tích hồi quy đa biến. Nghiên cứu thể hiện thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNVV Cần Thơ và cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể trong số 10 biến thì có 6 biến độc lập ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại Cần Thơ: Tổng vốn của DN (+), tổng lao động của DN (-), Trình độ của chủ DN (+), Qui mô của DN (+), Loại hình DN (+), lĩnh vực hoạt động của DN (-).

Tác giả Năm Không gia nghiên cứu

Các yếu tố mạng lưới quan hệ

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Guo & cộng sự

2013 146 DN tại Trung Quốc

1. Kỹ năng quản lý 2. Kỹ năng kinh doanh 3. Mối quan hệ quản lý 4. Đổi mới mô hình kinh doanh phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp (CR), nhân tố khám phá (EFA) dùng AMOS để khẳng định nhân tố (CFA)

Kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh và mối quan hệ quản lý có quan hệ tích cực (+) đến đổi mới mô hình kinh doanh.

Lin & Lin 2016 77 SMEs tại Đài Loan

1. Chia sẻ kiến thức 2. Tăng tốc đổi mới 3. Giảm chi phí giao dịch 4. Đạt được danh tiếng tốt hơn

MCA (multiple correspondence analysis) – Phương pháp phân tích đa biến

Chia những yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới quan hệ ra thành 2 loại: nội dung mạng lưới và mạng lưới quan hệ. Kết quả cũng cho thấy mạng lưới quan hệ khác nhau thì có mức ảnh độ ảnh hưởng khác nhau lên kết quả hoạt động.

mới

Tác giả Năm Không gia nghiên cứu

Các yếu tố mạng lưới quan hệ

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Peng & Luo

2016 127 DN Trung Quốc

1. Mối quan hệ các nhà quản lý các doanh nghiệp khác (người mua, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh)

2. Mối quan hệ nhà quản lý với quan chức chính phủ 3. Hiệu quả hoạt động của tổ chức (ROA, thị phần)

Phân tích hồi quy và phương sai đa biến (MANOVA)

Mối quan hệ các nhà quản lý với đối tác và với quan chức chính phủ có tác động tích cực (+) đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Mối liên kết này sẽ khác nhau dựa theo: loại hình sở hữu, lĩnh vực kinh doanh, quy mô, tỷ lệ tăng trưởng theo ngành.

Anwar & Shah 2018 311 DNNVV tại Pakistan 1. Mạng lưới tài chính 2. Mạng lưới kinh doanh 3. Mạng lưới chính trị 4. Đổi mới mô hình kinh doanh

Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trong bằng công cụ AMOS.21

Kết quả chỉ ra mạng lưới tài chính, mạng lưới kinh doanh, mạng lưới chính trị có tác động tích cực (+) đển đổi mới mô hình kinh doanh.

nghiên cứu hệ cứu

Ju & cộng sự

2019 190 DN ở Trung Quốc

1. Mạng lưới quan hệ (mối quan hệ gia đình, mối quan hệ cộng đồng và mối quan hệ chính trị)

2. Kết quả hoạt động kinh doanh

3. Nguồn lực thu được (nhân lực, tài chính và khách hàng)

Phân tích mô hình hồi quy, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích EFA, phân tích độ lệch chuẩn và tương quan Pearson

Kết quả cho thấy mạng lưới quan hệ có tác động tích cực (+) đến kết quả hoạt động kinh doanh và thông qua biến trung gian là nguồn lực thu được. Đồng thời, mối quan hệ gia đình và mối quan hệ cộng đồng có liên quan tích cực (+) đến nguồn lực thu được, trong khi mối quan hệ với chính phủ không liên quan tích cực (-) đến việc có được nguồn lực khách hàng. Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang 2020 150 SF (gồm: 1. Quan hệ với Cán bộ chính phủ 2. Quan hệ xã hội

3. Quan hệ với đối tác kinh doanh

PLS_SEM +

+ +

nghiên cứu hệ cứu

Huân, Trần Nha Ghi

4. Đổi mới mô hình kinh doanh BMI 5. Tính năng động của thị trường + + Châu Kiến Phong 2015 113 DNNVV tại Cần Thơ 1. Tổng vốn của DN 2. Tổng lao động của DN 3. Trình độ chủ DN 4. Giới tính chủ DN 5. Tuổi DN 6. Kinh nghiệm chủ DN 7. Qui mô DN 8. Loại hình DN 10. Lĩnh vực hoạt động 1. 11. Chính sách hỗ trợ

One Sample T test, Independent T test, One way ANOVA được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 và dùng phương pháp phân tích hồi quy đa biến.

Kết quả cho thấy, trong 10 biến thì có 6 biến độc lập ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại Cần Thơ: Tổng vốn của DN (+), tổng lao động của DN (-), Trình độ của chủ DN (+), Qui mô của DN (+), Loại hình DN (+), lĩnh vực hoạt động của DN (-).

2.5. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.5.1. Mô hình nghiên cứu 2.5.1. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên cơ sở lý thuyết nền - lý thuyết mạng lưới xã hội và được sử dụng để biện dẫn cho mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ với kết quả hoạt động của DNNVV.

Mô hình nghiên cứu dựa trên thang đo gốc của Peng & Luo (2000) và nghiên cứu của Le & cộng sự (2006) để phát triển khái niệm nghiên cứu mạng lưới quan hệ của DNNVV. Trong đó, quan hệ của DNNVV với cán bộ Chính phủ và đối tác kinh doanh được kế thừa từ nghiên cứu của Peng & Luo (2000), quan hệ xã hội được dựa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)