TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 60)

Chương 3 trình bày 2 vấn đề chính phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu sử dụng trong luận văn. Tác giả thực hiện nghiên cứu qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ (phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ) và nghiên cứu định lượng chính thức. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã sử dụng để bổ sung và điều chỉnh cho thang đo sao cho các khái niệm nghiên cứu phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Với mẫu n = 50 DNNVV phục vụ cho nghiên cứu định lượng sơ bộ và kết quả được kiểm định thông qua phương pháp đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá (EFA) cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Như vậy, các thang đo này phù hợp được sử dụng tiếp trong nghiên cứu định lượng chính thức với kích thước mẫu là 385.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu chương 4

Trong chương 4, nội dung chính được trình bày là kết quả nghiên cứu thể hiện được đặc điểm mẫu nghiên cứu, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA của các thang đo. Đồng thời, chương này cũng đánh giá mô hình đo lường thông qua phân tích tương quan, phân tích hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết cũng như là dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết. Và cuối cùng, luận văn thực hiện thảo luận kết quả nghiên cứu: so sánh kết quả của luận văn với các nghiên cứu trước, đưa ra tổng kết các khái niệm nghiên cứu phù hợp với mô hình nghiên cứu của luận văn.

4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu chính thức n = 385 DNNVV thể hiện các đặc điểm của mẫu nghiên cứu gồm có: theo loại hình hoạt động, theo lĩnh vực hoạt động, theo quy mô lao động (xem Bảng 4.1).

Bảng 4. 1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Loại hình

hoạt động

Doanh nghiệp tư nhân 81 21,0 Công ty trách nhiệm hữu hạn 231 60,0 Công ty cổ phần 65 16,9 Loại hình khác 8 2,1 Lĩnh vực hoạt động Sản xuất 81 21,0 Dịch vụ 122 31,7 Thương mại 167 43,4 Khác 15 3,9 Quy mô lao động Dưới 50 194 50,4 Từ 50 đến 100 117 30,4 Từ 101 – 200 42 10,9 Từ 201 trở lên 32 8,3

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Loại hình hoạt động: các DNNVV hoạt động chủ yếu dưới hình thức là doanh nghiệp tư nhân (chiếm tỷ lệ 21,0%), công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm tỷ lệ 60,0%), công ty cổ phần (chiếm tỷ lệ 16,9%) và loại hình hoạt động khác chiếm tỷ lệ rất ít. Như vậy, tỷ lệ công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ cao nhất cho thấy đặc thù của

loại hình hoạt động này khá phổ biến tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, do đó loại hình hoạt động của mẫu nghiên cứu phù hợp thực tế.

Lĩnh vực hoạt động: các DNNVV hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại (chiếm tỷ lệ 43,4%), dịch vụ (chiếm tỷ lệ 31,7%), sản xuất (chiếm tỷ lệ 21%). Các lĩnh vực hoạt động này cũng khá phổ biến trong thực tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhất là lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Có thể trong tương lai gần, lĩnh vực hoạt động của các DNNVV của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới sẽ là sản xuất, thương mại sẽ chiếm ưu thế vì các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh vào các khu công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, như KCN Châu Đức, KCN Đất Đỏ, KCN Phú Mỹ 3. Như vậy, đặc điểm mẫu phù hợp với thực tế.

Quy mô lao động: các DNNVV có quy mô lao động chủ yếu dưới 50 người (chiếm tỷ lệ 50,4%), từ 51 đến 100 người (chiếm tỷ lệ 30,4%) và từ 101 đến 200 người (chiếm tỷ lệ 10,9%). Trong phần lĩnh vực hoạt động nói trên, vì các doanh nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phần lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên quy mô lao động chắc chắn sẽ không nhiều như hoạt động sản xuất. Như vậy, đặc điểm mẫu phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của tỉnh.

4.3. Kiểm định thang đo

4.3.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha nhằm mục đích loại bỏ những biến rác. Kết quả phân tích được thể hiện trong Bảng 4.2

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo của mạng lưới quan hệ được trình bày trong Bảng 4.2, cụ thể như sau:

Thang đo “Quan hệ với cán bộ Chính phủ” gồm có 3 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,87 > 0,7 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát > 0,3 nên đảm bảo độ tin cậy. Thang đo “quan hệ với cán bộ Chính phủ” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA.

Bảng 4. 2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo mạng lưới quan hệ

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến này

Mạng lưới quan hệ xã hội

Quan hệ với cán bộ Chính phủ:  = 0,870 tiesgov1 6,14 4,419 0,746 0,822 tiesgov2 5,99 4,534 0,790 0,782 tiesgov3 5,92 4,652 0,719 0,845 Quan hệ xã hội:  = 0,862 soties1 11,54 6,457 0,758 0,804 soties2 11,50 6,980 0,654 0,846 soties3 11,37 6,912 0,694 0,830 soties4 11,71 6,496 0,732 0,815

Quan hệ với đối tác kinh doanh:  = 0,875

tiesmanager1 8,20 7,076 0,711 0,849 tiesmanager2 8,16 6,596 0,770 0,826 tiesmanager3 8,24 6,449 0,728 0,842 tiesmanager4 8,15 6,496 0,725 0,844

Kết quả hoạt động của DNNVV:  = 0,838

SME1 10,43 8,287 0,647 0,805 SME2 10,39 7,521 0,692 0,785 SME3 10,33 7,999 0,681 0,790 SME4 10,35 7,529 0,663 0,799

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo của mạng lưới quan hệ được trình bày trong Bảng 4.2, cụ thể như sau:

Thang đo “Quan hệ với cán bộ Chính phủ” gồm có 3 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,87 > 0,7 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát > 0,3 nên đảm bảo độ tin cậy. Thang đo “quan hệ với cán bộ Chính phủ” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA.

Thang đo “Quan hệ xã hội” gồm có 4 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,862 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát > 0,3 nên đảm bảo độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Thang đo “Quan hệ với đối tác kinh doanh” gồm có 4 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,875 > 0,7. Hệ số tương quan biến tổng > 0,3 nên đảm bảo độ tin cậy. Như vậy, thang đo “quan hệ với đối tác kinh doanh” đạt yêu cầu và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Trong thang đo “Kết quả hoạt động của DNNVV” có 4 biến quan sát. Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha là 0,838 > 0,7. Và kết quả hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường thang đo quan hệ đối tác kinh doanh nằm trong khoảng từ 0,647 đến 0,692 và đều > 0,3 nên đảm bảo độ tin cậy. Do đó, thang đo “Kết quả hoạt động của DNNVV” đáp ứng độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu phân tích EFA ở bước tiếp theo.

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá được tiến hành nhằm đánh giá độ giá trị của thang đo, cụ thể là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp rút trích được sử dụng để phân tích nhân tố trong nghiên cứu này là phương pháp rút các thành phần chính (Principal Component) với phép quay vuông góc (Varimax).

Bảng 4.3 cho thấy giá trị KMO = 0,866 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 3 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1,069 >1 và phương sai trích lũy kế 72,546% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0,5).

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) để đánh giá thang đo chúng ta cần xem xét ba thuộc tính quan trọng trong kết quả của EFA. Thứ nhất, số lượng nhận tố rút trích được, thứ hai là trọng số nhân tố và thứ ba là tổng phương sai trích. Từ bảng phân tích EFA ở trên, kết quả phân tích đã rút trích được 3 nhân tố. Điều này cho thấy thang đo đã rút trích được đúng với số lượng thành phần trong mô hình lý thuyết đề xuất và đúng với kỳ vọng mà mô hình lý thuyết đã đặt ra. Đồng thời, thang đo đạt được giá trị phân biệt trên tất cả các yếu tố độc lập của mô hình.

Bảng 4. 3 Kết quả EFA của thang đo mạng lưới quan hệ

Biến quan sát Yếu tố

1 2 3 4 tiesgov1 0,835 tiesgov2 0,869 tiesgov3 0,851 soties1 0,840 soties2 0,764 soties3 0,795 soties4 0,852 tiesmanager1 0,814 tiesmanager2 0,867 tiesmanager3 0,817 tiesmanager4 0,801 SME1 0,780 SME2 0,729 SME3 0,739 SME4 0,723 Eigenvalue 2,256 1,737 1,069 % phương sai trích 15,039 11,583 7,125 Phương sai trích lũy kế 53,838 65,421 72,546

Giá trị KMO 0,866 Kiểm định Bartlett

Chi–bình phương (2) 3106,796 Bậc tự do (df) 105

Sig 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Như vậy, thang đo mạng lưới quan hệ với cán bộ Chính phủ, quan hệ xã hội và quan hệ với đối tác kinh doanh đạt giá trị hội tụ và riêng biệt. Kết quả này được sử dụng cho bước phân tích hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết ở phần tiếp theo.

4.4. Kiểm định mô hình bằng phương pháp phân tích hồi quy bội

Sau khi phân tích nhân tố, có 03 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị của nhân tố là trung bình của các các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để đánh giá sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H3 như đã mô tả ở trên.

4.4.1. Phân tích tương quan

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy bội, chúng ta phải xem xét mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Nếu giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập có mối tương quan tuyến tính thì phân tích hồi quy được xem là phù hợp. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau, nếu tương quan mạnh thì phải lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến có thể xảy ra trong mô hình hồi quy chúng ta đang xem xét. Theo Bảng 4.4, ta thấy có tồn tại mối tương quan giữa biến phụ thuộc (kết quả hoạt động) với các biến độc lập (Mối quan hệ chính phủ, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ đối tác) với mức ý nghĩa 1% (nhỏ hơn 0,01). Như vậy các biến độc lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các biến độc lập cũng đều tồn tại thấp nhất từ 0,227 đến cao nhất là 0,492 nên cần phải lưu ý trong quá trình phân tích hồi quy bội nhằm tránh hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Bảng 4. 4 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu

KQHD TIESGOV SOTIES TIESMANAGER Hệ số tương quan KQHD 1 0,492** 0,468** 0,492** TIESGOV 0,492** 1 0,308** 0,279** SOTIES 0,468** 0,308** 1 0,227** TIESMANAGER 0,492** 0,279** 0,227** 1 ** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

4.4.2. Phân tích hồi quy bội

Dựa vào các kết quả phân tích ở trên, chúng ta sẽ đưa tất cả 3 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu vào phân tích hồi quy bội cùng một lúc.

Bảng 4.5 cho thấy hệ số R bình phương hiệu chỉnh bằng 0,452 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 45,2%. Tức là có khoảng 45,2% biến thiên của kết quả hoạt động kinh doanh (KQHD) của DNNVV tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu được giải thích bởi 3 thành phần: Quan hệ với chính phủ (TIESGOV), quan hệ với xã hội (SOTIES), quan hệ với đối tác (TIESMANAGER).

Bảng 4. 5 Chỉ tiêu đánh giá mô hình hồi quy

Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 0,675a 0,456 0,452 0,67280 1,694

a. Predictors: (Constant), TIESMANAGER, SOTIES, TIESGOV b. Dependent Variable: KQHD

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả.

Bảng 4.6 cho thấy, trị thống kê F được tính từ R square của mô hình với mức ý nghĩa quan sát rất nhỏ (sig = 0,000) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 4. 6 Phân tích ANOVA trong mô hình Hồi quy

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 144,624 3 48,208 106,501 0,000b

Residual 172,461 381 0,453

Total 317,085 384

a. Dependent Variable: KQHD

b. Predictors: (Constant), TIESMANAGER, SOTIES, TIESGOV

Bảng 4. 7 Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 0,421 0,182 2,314 ,021

TIESGOV 0,269 0,036 0,305 7,494 ,000 0,859 1,164 SOTIES 0,320 0,043 0,297 7,395 ,000 0,884 1,131 TIESMANAGER 0,366 0,043 0,339 8,521 ,000 0,900 1,111 a. Dependent Variable: KQHD

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Kết quả xác định hệ số hồi quy của các biến độc lập được thể hiện trên Bảng 4.7 cho thấy: sự giải thích của 03 biến độc lập có ý nghĩa thống kê (nhỏ hơn 0,05). Theo đó, tất cả 03 biến đều có kết quả là số dương nên sẽ tương quan thuận chiều với kết quả hoạt động của DNNVV tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do vậy, phương trình hồi quy tuyến tính được trích theo hệ số Beta chuẩn hóa có dạng như sau:

Kết quả hoạt động = 0,305 Quan hệ với cán bộ Chính phủ + 0,297 Quan hệ xã hội + 0,339 Quan hệ với đối tác kinh doanh.

4.4.3. Kiểm định giả thuyết

Dựa trên kết qua phân tích hồi quy để giải thích, kiểm định các giả thuyết đã đưa ra trong mô hình nghiên cứu đề xuất.

Một là, trong số 3 giả thuyết nêu ra trong mô hình đề xuất, có 03 giả thuyết gồm: H1, H2 và H3 được chấp nhận ở mức ý nghĩa sig bằng hoặc nhỏ hơn 0,05.

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng (quan trọng) của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của DNNVV tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa được xác định như sau:

- Mối quan hệ của DNNVV với đối tác kinh doanh là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến kết quả hoạt động của DNNVV. Cụ thể là, khi mối quan hệ của DNNVV với đối tác kinh doanh tăng, giảm 01 đơn vị thì kết quả hoạt động của

DNNVV tăng, giảm 0,339 đơn vị.

- Mối quan hệ của DNNVV với cán bộ Chính phủ là nhân tố có ảnh thứ hai đến kết quả hoạt động của DNNVV. Cụ thể là, khi mối quan hệ của DNNVV với cán bộ Chính phủ tăng, giảm 01 đơn vị thì kết quả hoạt động của DNNVV tăng, giảm 0,305 đơn vị.

- Mối quan hệ của DNNVV với xã hội là nhân tố có ảnh hưởng yếu nhất đến kết quả hoạt động của DNNVV. Cụ thể là, khi mối quan hệ của DNNVV với xã hội tăng, giảm 01 đơn vị thì kết quả hoạt động của DNNVV tăng, giảm 0,297 đơn vị.

Bảng 4. 8 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Giả

thuyết Nội dung

Beta chuẩn hóa Sig Kết quả kiểm định H1

Mối quan hệ mạnh của DNNVV với cán bộ Chính phủ sẽ tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của DNNVV.

0,305 0,000 Chấp nhận

H2

Mối quan hệ mạnh của DNNVV với xã hội sẽ tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của DNNVV.

0,297 0,000 Chấp nhận

H3

Mối quan hệ mạnh của DNNVV với đối tác kinh doanh sẽ tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của DNNVV.

0,339 0,000 Chấp nhận

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)