HÀM Ý QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 77 - 82)

Tăng cường xây dựng mạng lưới quan hệ với các bên liên quan

Các DNNVV cần tăng cường xây dựng mạng lưới quan hệ với các bên liên quan để thúc đẩy sự chú trọng, sự chấp nhận của xã hội vào hoạt động của doanh nghiệp mình. Và như vậy vai trò chủ đạo của người chủ doanh nghiệp hoặc các nhà quản lý cấp cao của DNNVV được đề cao vì chính họ sẽ góp phần quan trọng trong việc điều phối và tiếp cận nguồn thông tin cũng như các nguồn lực có lợi nhất cho hoạt động kinh doanh, gia tăng kết quả hoạt động của chính doanh nghiệp mình.

Cần xây dựng mối quan hệ với cán bộ Chính phủ:

Trong lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội, tiêu chí để xác định tính chất của mối quan hệ mạnh hay yếu được xác định và đo lường thông qua tần suất liên hệ trao đổi giữa các thành viên trong mối quan hệ và cả khoảng thời gian dành cho mối quan hệ là bao lâu. Do đó, vai trò của người chủ hoặc của nhà quản lý cấp cao trong việc thiết lập mối quan hệ, giao dịch thương lượng và duy trì mối quan hệ với cán bộ Chính phủ, các cấp chính quyền là vô cùng cần thiết. Chính người chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý sẽ biết cách vận hành các mối quan hệ theo hướng tích cực để có được nguồn thông tin quý báu về chính sách, quyết định có lợi hoặc bất lợi cho doanh nghiệp mình trong trật tự hành lang pháp lý và quy định pháp luật.

Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp phản ảnh rằng họ phải dành 40 – 50% quỹ thời gian của mình khi cần làm việc với chính quyền địa phương. Như vậy, việc xây dựng mối quan hệ với cán bộ Chính phủ là rất quan trọng không chỉ rút ngắn thời

gian làm việc với các cán bộ công quyền mà còn làm cho các công việc trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thêm nữa, tất cả các sự thay đổi về chính sách, pháp luật luôn ảnh hưởng lớn đến phát triển và tồn vong của doanh nghiệp. Do đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần tích cực tham gia và chủ động đưa ra các ý kiến, quan điểm thực tiễn nhất để góp phần vào quá trình hình thành chính sách tại địa phương sao cho thiết thực nhất. Cụ thể:

1. DNNVV nên tích cực tham gia các cuộc họp chia sẻ hay hướng dẫn thông tư văn bản mới mà tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhằm nhanh chóng lĩnh hội và bổ sung các kiến thức về luật định hiện hành và áp dụng cho DN được kịp thời. Các cuộc họp trên cũng giúp DN thuận tiện trong việc trao đổi trực tiếp với các cán bộ nhà nước, bản thân DN cũng có những ý kiến phản biện, đưa ra các đề xuất nhằm giúp cho các văn bản luật càng sát với thực tế hơn. Nhờ thế mà mối quan hệ của DN sẽ cải thiện rõ trong mối quan hệ với Chính phủ.

2. Các sự kiện do Sở ban ngành tổ chức cũng là dịp để các DNNVV có cơ hội cập nhật và nắm bắt thông tin theo chiều hướng tích cực. Đồng thời các DNNVV còn có cơ hội trau dồi và học hỏi các kiến thức mới, các kỹ năng quản lý, các kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh sản xuất của chính doanh nghiệp mình. Vì thế, doanh nghiệp cần phải chủ động tham gia. Một số ví dụ về các chương trình, sự kiện như: hội thảo về đào tạo nâng cao năng lực quản lý, triển lãm sản phẩm của dự án khởi nghiệp do Cục ứng dụng và phát triển công nghệ tổ chức, v.v. Thông qua các hội thảo hoặc các sự kiện này, nhiều đối tác chiến lược tiềm năng sẽ biết đến các hoạt động giao lưu của chính doanh nghiệp mình tạo điều kiện cho các cơ hội hợp tác làm ăn lâu dài khác hình thành.

3. Việc các DNNVV thường xuyên tham dự các sự kiện hay các hội thảo thể hiện được sự thiện chí trong việc thiết lập các mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương. Đồng thời DNNVV cũng phải tuân thủ các nguyên tắc xã giao ứng xử, tránh những hành vi thái quá, thiếu tôn trọng trong giao tiếp dẫn đến mất hình ảnh của chính DN mình, gây ra bất lợi trong các mối quan hệ lâu dài.

4. DNNVV cũng cần chuyên biệt các mối quan hệ với cán bộ Chính phủ. Người chủ hay nhà quản lý cần xem xét và tìm hiểu về các cán bộ có tầm ảnh hưởng lớn đến các quyết định của DN để tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm, từ đó dễ dàng và thuận lợi có được sự chấp thuận hay phê duyệt của cơ quan chính quyền cho các kế hoạch và dự án cũng như những mong muốn chính đáng của doanh nghiệp. Việc thường xuyên trao đổi và tham khảo các ý kiến với người chuyên trách sẽ giúp cho họ cảm thấy được tôn trọng và sẽ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong tương lai.

Tóm lại, để tạo dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ tích cực với cán bộ Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương thì người chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý của doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tư thời gian, công sức để có được những thành quả to lớn cho DN mình.

Cần xây dựng mối quan hệ xã hội:

Các DNNVV cần xây dựng các chiến lược để tang cường mức độ quan hệ xã hội cụ thể như sau:

Đối với hiệp hội và câu lạc bộ doanh nghiệp:

Trong thời đại công nghệ số 4.0 việc kết nối với các đơn vị được xem là “đầu mối” như các hiệp hội, các câu lạc bộ dành cho doanh nhân hay các doanh nghiệp là vô cùng hữu ích. Do đó, các DNNVV cần phải tích cực tham gia vào các hiệp hội và câu lạc bộ tại địa phương với tư cách là những thành viên chính thức có đầu tư thời gian hoặc hội phí để duy trì cũng như gắn kết các thành viên khác sao cho việc sinh hoạt hội nhóm đạt được những lợi ích tối ưu nhất. Vì chính trong quá trình tham gia, doanh nghiệp có thể dễ dàng đón nhận được những thông tin hữu ích cho các hoạt động của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, DNNVV có thể giao lưu, tìm tòi, học hỏi và chia sẽ các cơ hội kinh doanh hoặc tìm thấy những đối tác chiến lược giữa các thành viên với nhau. Từ đó, sự chấp nhận của các tổ chức xã hội đối với DNNVV càng được gia tăng hơn nữa.

Đối với người thân, bạn bè và đồng nghiệp:

Người thân, bạn bè và đồng nghiệp là những đối tượng đầu tiên nhất dễ gợi nhớ đến khi chủ thể doanh nghiệp gặp những khó khăn cần chi sẻ, giúp đỡ trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Những đóng góp như ý kiến, quan điểm đôi khi khó “cân đo đong đếm” được nhưng kỳ thực lại là những “liệu pháp” rất cần thiết giúp “chữa lành” cho DNNVV khi rơi vào khủng khoảng hoặc cần đưa ra các quyết định quan trọng. Do đó, việc gia tăng tính thuyết phục và sự đồng tình ủng hộ của người thân, bạn bè và đồng nghiệp là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, nếu DNNVV biết nắm bắt lợi thế của mối quan hệ này không chỉ tận dụng được những “mách nước” hữu hiệu khi gặp những tình huống bất lợi mà còn huy động được nguồn vốn nhanh và nguồn nhân lực gia đình nếu cần thiết. Bởi vì, việc giải quyết bài toán gọi vốn khi mà sự tiếp cận vốn từ các nguồn hỗ trợ khác gặp khó khăn và thủ tục rườm rà, thì chính nguồn vốn tài chính hỗ trợ từ người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong hoạt động kinh doanh lại rất quan trọng. Và chi phí sử dụng vốn từ nguồn hỗ trợ này cũng không đáng kể. Tuy nhiên, chủ DN cần cân nhắc và thoả thuận trước kế hoạch trả nợ vì thường khó chủ động và cần chi trả ngay.

Đối với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong tỉnh BR-VT và vùng lân cận:

DNNVV có thể thiết lập mối liên hệ với các nhà trường để đầu tư hoặc tìm nguồn nhân lực cho mình được nhanh chóng và thuận lợi nhất. Thông thường, các trường trung cấp, cao đẳng và đại học sẽ có lượng đầu ra hàng năm rất lớn, chỉ cần nhờ vào sự tư vấn uy tín của trường các doanh nghiệp dễ dàng chọn được các nhân viên vừa đảm bảo trình độ vừa đảm bảo được nguồng quay công việc nhanh chóng và liên tục, đây là một lợi thế vô cùng to lớn mà một vài doanh nghiệp đã xem xét và áp dụng. Chi phí tuyển dụng cũng giảm đi đáng kể và tỷ lệ thuận với nhu cầu nhân lực lớn của doanh nghiệp.

Cần xây dựng mối quan hệ với đối tác kinh doanh:

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc DNNVV quan hệ với đối tác kinh doanh giúp doanh nghiệp góp phần làm tăng kết quả hoạt động của DNNVV (β = 0,366). Để tăng

cường thêm mức độ quan hệ, người chủ hoặc nhà quản lý cấp cao của DNNVV cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Đối với khách hàng:

DNNVV cần cải thiện hệ thống chăm sóc khách hàng như dành thời gian thăm hỏi khách hàng, lấy ý kiến phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, nắm rõ nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần lập danh sách liên quan đến thông tin của khách hàng để tạo thành nguồn dữ liệu hữu hiệu hỗ trợ cho việc quản lý quan hệ khách hàng. Chú ý việc thăm hỏi khách hàng cần tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp, cố gắng tránh gây phản cảm, khó chịu cho khách hàng. Lợi ích của việc xây dựng quan hệ khách hàng là thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng, gia tăng khối lượng bán hàng và thanh toán đáng tin cậy (Peng, 2000, trang 182). Do đó, để xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt, DNNVV cần làm cho khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ tạo ra niềm tin cho khách hàng, từ đó việc gia tăng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ ngày càng cải thiện nhiều hơn nữa.

Đối với nhà cung cấp:

Mối quan hệ với nhà cung cấp luôn đóng một vai trò then chốt trong kinh doanh. Mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp có được nguyên vật liệu có chất lượng, dịch vụ tốt và giao hàng kịp thời (Peng, 2000, trang 181). Do đó, DNNVV cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, người chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý phải tạo “chữ tín” với các đơn vị cung ứng đầu vào, nhất là vấn đề công nợ. Một doanh nghiệp thanh toán đơn hàng đúng thời gian thỏa thuận sẽ tạo ra những ấn tượng tốt trong mối quan hệ.

Thứ hai, người chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý cần xây dựng một chiến lược hợp tác bền lâu với nhà cung cấp như thăm hỏi, chia sẻ nhu cầu, thông tin, kĩ năng cùng với đối tác thì càng thắt chặt mối quan hệ và tạo ra lợi ích tốt cho cả hai. Và cho dù cho trên thị trường có những biến động về nguồn cung, thì chính nhờ việc hợp tác

uy tín, đầy thiện chí của doanh nghiệp sẽ giúp họ có thể ở trạng thái ổn định tốt nhất về nguồn cung.

Đối với đối thủ cạnh tranh:

Phần lớn các doanh nghiệp đều có suy nghĩ tiêu cực về “đối thủ cạnh tranh”, tuy nhiên quan niệm đó cần được thay đổi và nhìn nhận lại vì song hành với những điều bất lợi thì cũng sẽ có những điểm tích cực về đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với đối thủ cạnh tranh có thể tạo điều kiện hợp tác, giảm thiểu sự không chắc chắn và bất ngờ (Peng, 2000, trang 182).

Do đó, trước đây các doanh nghiệp luôn xem đối thủ cạnh tranh là kẻ thù của mình thì hiện tại quan điểm đó đã thay đổi, nhiều các doanh nghiệp đã xem đối thủ cạnh tranh là người bạn đồng hành, sẵn sàng liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện những lô hàng, dịch vụ hay dự án có tính chất phức tạp hoặc đơn giản là một bên làm sẽ không hiệu quả. Và việc tận dụng năng lực của nhau để sự hợp tác được thuận lợi cũng hình thành và đang diễn ra rất tích cực trên thị trường ngày nay. Thông qua sự hợp tác đó, doanh nghiệp sẽ cùng sẻ chia quan điểm và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Để giao lưu và kết nối với đối thủ cạnh tranh dễ dàng, doanh nghiệp cần dành thời gian tham gia các câu lạc bộ, các hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, mạng lưới kinh doanh quốc tế (BNI), v.v.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)