TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 42)

Tác giả đã đưa ra lý thuyết mạng lưới xã hội là lý thuyết nền cho luận văn. Đồng thời, các khái niệm nghiên cứu được xây dựng gồm: mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động của DNNVV tại tỉnh BR-VT. Trong đó, mạng lưới quan hệ của DNNVV bao gồm: mối quan hệ với cán bộ Chính phủ, mối quan hệ trong xã hội (bạn bè, người thân, thành viên của hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp) và mối quan hệ với đối tác kinh doanh (nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh). Kết quả hoạt động của DNNVV tại tỉnh BR-VT được đo lường dựa vào tiêu chí phi tài chính. Từ đó, mô hình lý thuyết và 3 giả thuyết nghiên cứu được đề xuất dựa trên lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu chương 3

Trong chương này, luận văn trình bày: trình tự nghiên cứu, phương pháp và kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ. Đồng thời, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu chính thức và phương pháp phân tích số liệu cũng được đưa ra trong chương này.

3.2. Quy trình nghiên cứu

Được chia thành hai giai đoạn: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và định lượng, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ định tính: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết (khái niệm nghiên cứu, lý thuyết nền và các nghiên cứu trước đây) có liên quan, luận văn đưa ra mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và biến quan sát đo lường thang đo. Ở giai đoạn đầu, thang đo chỉ chứa các khái niệm nghiên cứu nên gọi là thang đo nháp 1. Sau đó, thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia để làm rõ thêm các khái niệm nghiên cứu và làm căn cứ điều chỉnh, bổ sung vào thang đo nháp 1 sao cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Như vậy, các kết quả từ cuộc phỏng vấn sẽ được chọn lọc, cân nhắc và hiệu chỉnh vào thang đo để hình thành thang đo nháp 2 nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu sơ bộ định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tác giả sử dụng thang đo nháp 2 để tiến hành phỏng vấn với mẫu thử nghiệm là 50 DNNVV. Từ kết quả nhận được, tác giả sẽ đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA xem biến nào được chọn và biến nào cần loại trừ hay điều chỉnh thêm. Mục đích việc nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm hoàn chỉnh thang đo và sử dụng vào nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu định lượng chính thức:

Để thu thập dữ liệu nghiên cứu được nhanh chóng và hiệu quả, tác giả thực hiện bằng nhiều phương pháp như: gửi bảng câu hỏi vào hộp email cá nhân, vào các kênh mạng xã hội khi đã nhận được sự đồng ý và cuối cùng thực hiện khảo sát trực tiếp các đối tượng. Sau đó, tiến hành làm sạch dữ liệu và đánh giá mô hình đo lường thông qua các tiêu chí: kiểm định bằng độ tin cậy tổng hợp các thang đo, kiểm định giá trị hội tụ, tính đơn hướng và giá trị phân biệt. Và mục đích cuối cùng của phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức là đánh giá mức độ phù hợp của mô hình đo lường với mô hình hồi quy.

Như vậy, tiến độ thực hiện nghiên cứu đề tài và quy trình nghiên cứu sẽ được thể hiện trong Bảng 3.1 và Sơ đồ 3.1, cụ thể:

Bảng 3. 1 Tiến độ thực hiện nghiên cứu đề tài

Giai đoạn Phương pháp Cách thức thu thập

dữ liệu Cỡ mẫu Địa điểm

1. Nghiên cứu sơ bộ Định tính Phỏng vấn chuyên gia n =7 Bà Rịa - Vũng Tàu Định lượng

Gửi bảng hỏi trực tiếp, qua mạng xã hội, qua email

n = 50

2. Nghiên cứu

chính thức Định lượng

Gửi bảng hỏi trực tiếp, qua mạng xã hội, qua email

n = 385

Sơ đồ 3. 1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 (phỏng vấn chuyên gia) Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=50) Thang đo nháp 2 Cronbach alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Thang đo chính thức Nghiên cứu chính thức (n=385)

- Đánh giá hệ số tương quan biến. - Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha Cronbach alpha

-Loại các biến có trọng số EFA nhỏ

-Kiểm tra yếu tố trích được

-Kiểm tra phương sai trích được Phân tích nhân tố

khám phá EFA

Kiểm định giả thuyết

3.3. Nghiên cứu sơ bộ

3.3.1. Phương pháp và kết quả trong nghiên cứu định tính 3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính 3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Mô hình lý thuyết và thang đo nháp 1 được hình thành chủ yếu trên tổng quan lý thuyết. Do đó, mô hình và thang đo chỉ được xây dựng trên thị trường quốc tế và có sự khác biệt về văn hóa, mức độ phát triển kinh tế cũng như chưa phù hợp với thị trường Việt Nam (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Khi nghiên cứu trong một bối cảnh khác với bối cảnh đã được nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải đánh giá lại mô hình lý thuyết và thang đo có phù hợp bối cảnh nghiên cứu hay không (Nguyễn Văn Thắng, 2017). Vì vậy, để khám phá, đánh giá chuẩn hóa mô hình lý thuyết và thang đo của các khái niệm nghiên cứu, luận văn tiến hành nghiên cứu nghiên cứu định tính thông qua phương pháp phỏng vấn với các chuyên gia.

Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính (Xem: Phụ lục, trang 1)

Sơ đồ 3. 2 Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Bước 1: Chuẩn bị:

- Cơ sở lý thuyết (như khái niệm nghiên cứu và thang đo)

- Tạo 1 dàn bài sẵn cho việc phỏng vấn

Bước 2: Thực hiện:

- Xác định đối tượng và số lượng tham gia - Tiến hành phỏng vấn

Bước 3: Phân tích và tổng hợp

- Chọn từ khóa cho nội dung phỏng vấn - Phân tích để xem xét nên giữ hay loại biến - Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

3.3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Tổng số chuyên gia tham gia phỏng vấn là 7 người. Họ là những thành viên trong ban giám đốc, ban quản lý điều hành của các DNNVV có ngành nghề hoạt động khác nhau tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thông tin chi tiết chính của cuộc phỏng vấn được thể hiện trong Phụ lục (xem Bảng 4, trang 4).

3.3.1.3. Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu

Theo sự tổng hợp từ cuộc phỏng vấn cho thấy, các chuyên gia đã nêu được những đặc điểm của DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cho rằng kết quả hoạt động của DNNVV chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Trong đó, họ nhấn mạnh yếu đó mạng lưới quan hệ của các DNNVV là yêu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng nhất đến việc cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó trong mọi hoạt động phát triển kinh doanh, DNNVV phải luôn chủ động xây dựng, kết nối với các bên liên quan để cập nhật được thông tin quan trọng kịp thời và chủ động có được những nguồn lực hỗ trợ từ tỉnh nhà.

Và từ kết quả cho thấy, các chuyên gia đều đồng thuận từ 86% trở lên về các thành phần đo lường của yếu tố mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động của DNNVV. Như vậy các thành phần đo lường vừa đầy đủ, hợp lý và phù hợp với thực tiễn các DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do đó, các DNNVV phải cần chú trọng vào việc xây dựng mạng lưới quan hệ chính thức như với nhà quản lý của các DN, với nhà cung cấp, với đối thủ cạnh tranh, với cán bộ Chính phủ... và duy trì mạng lưới quan hệ không chính thức như với bạn bè, đồng nghiệp, với người thân trong gia đình, với các câu lạc bộ, hiệp hội... Vì các mối quan hệ này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích và nguồn lực thúc đẩy cho DNNVV. Đương nhiên, các mối quan hệ mạnh sẽ giúp DNNVV có được nguồn lực tốt nhất và các mối quan hệ yếu hơn sẽ bổ trợ những nguồn thông tin hữu ích và kịp thời.

Từ dữ liệu nghiên cứu định tính trong cuộc phỏng vấn với các chuyên gia được tổng hợp và kết hợp với lý thuyết nghiên cứu rút ra các luận điểm sau:

(1) Có sự tồn tại của các khái niệm nghiên cứu về kết quả hoạt động và mạng lưới quan hệ. Trong đó, các thành phần của mạng lưới quan hệ: quan hệ xã hội, quan hệ với cán bộ Chính phủ và quan hệ đối tác kinh doanh được xác định cụ thể, đầy đủ và phù hợp với mô hình kinh doanh của các DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển trong thời đại công nghệ 4.0, khi yếu tố công nghệ càng đề cao thì mạng lưới quan hệ của các DNNVV càng được chú trọng hơn nữa để kết nối và sẻ chia, đúng như bản chất “nền kinh tế chia sẻ” hiện nay.

Bảng 3. 2 Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu

Thang đo Mức độ đánh giá của chuyên gia Tỷ lệ đồng thuận Đồng ý Không đồng ý 1. Quan hệ với cán bộ Chính phủ 6 1 86%

2. Quan hệ xã hội (bạn bè, người thân và

các câu lạc bộ, hiệp hội) 7 100%

3. Quan hệ với đối tác kinh doanh 6 1 86%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính

(2) Xác định vai trò của người chủ doanh nghiệp và nhà quản lý cấp cao trong công cuộc kiến tạo mạng lưới quan hệ với các bên liên quan để góp phần thúc đẩy kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy thêm một lần nữa khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động của DNNVV. Đồng thời, chỉ ra sự cần thiết của việc kiểm định mối quan hệ tương tác này.

(3) Khẳng định mô hình lý thuyết là phù hợp bối cảnh nghiên cứu và tình hình thực tiễn các DNNVV tại thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tổng kết lại, luận văn sử dụng các khái niệm nghiên cứu là mạng lưới quan hệ (quan hệ với cán bộ Chính phủ, quan hệ xã hội, quan hệ với đối tác kinh doanh) và kết quả hoạt động của DNNVV. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức. Trong đó, thang đo mạng lưới quan hệ của DNNVV sử dụng 5 mức: (1) Rất ít; (2) Ít; (3) Vừa phải; (4) Rộng; (5) Rất rộng. Và thang đo kết quả hoạt động của

DNNVV sử dụng 5 mức: (1) Hoàn toàn phản đối, (2) Phản đối, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, và (5) Hoàn toàn đồng ý.

Tác giả tiến hành điều chỉnh, bổ sung các khái niệm nghiên cứu cho thang đo từ nhũng góp ý của các chuyên gia.

3.3.1.4. Xây dựng, điều chỉnh thang đo

Các nội dung của thang đo mạng lưới quan hệ được kế thừa từ nghiên cứu của Peng & Luo (2000), và Le & cộng sự (2006).

1) Mối quan hệ của DNNVV với cán bộ Chính phủ

Bảng 3. 3 Thang đo quan hệ của DNNVV với cán bộ Chính phủ

Ký hiệu Nội dung thang đo Nguồn

Tiesgov1 Doanh nghiệp có mối quan hệ với lãnh đạo các cấp chính quyền tỉnh BR-VT

Điều chỉnh từ biến quan sát của Peng &

Luo (2000) theo nghiên cứu định tính Tiesgov2 Doanh nghiệp có mối quan hệ với cán bộ của Cục

công nghiệp địa phương

Tiesgov3 Doanh nghiệp có mối quan hệ với cán bộ của các tổ chức hỗ trợ như: Ngân hàng Nhà nước, Cục Thuế, Bảo hiểm xã hội, Sở Công thương/Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Lao động, v.v.

Peng & Luo (2000)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Peng & Luo (2000) Tác giả dựa vào nghiên cứu của Peng & Luo (2000) để thực hiện đo lường mối quan hệ với cán bộ Chính phủ thông qua 3 biến quan sát có kí hiệu như sau: tiesgov1, tiesgov2, tiesgov3. Trong đó, Liên đoàn Lao động sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật liên quan đến quyền hạn và lợi ích của người lao động. Còn tổ chức BHXH hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp liên quan đến công tác chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

2) Mối quan hệ của DNNVV với xã hội

Bảng 3. 4 Thang đo quan hệ của DNNVV với xã hội

Ký hiệu Nội dung thang đo Nguồn

Soties1 Doanh nghiệp có mối quan hệ với thành viên từ hiệp hội doanh nhân (hiệp hội VCCI tỉnh BR-VT, hiệp hội ngành may mặc...)

Điều chỉnh từ biến quan sát của

Peng & Luo (2000) theo nghiên cứu định

tính Soties2 Doanh nghiệp có mối quan hệ với thành viên từ câu lạc

bộ dành cho doanh nghiệp online và offline.

Soties3 Chủ doanh nghiệp có mối quan hệ với người thân trong gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp

Soties4 Doanh nghiệp có mối quan hệ với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong tỉnh BR-VT và vùng lân cận.

Kết quả nghiên cứu định tính

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Le & cộng sự (2006)

Mối quan hệ xã hội (bao gồm các quan hệ với bạn bè, người thân gia đình, thành viên từ các hiệp hội, các câu lạc bộ, các trường đại học) được đo lường bằng 4 biến quan sát có ký hiệu: soties1, soties2, soties3, soties4. Riêng biến quan sát soties4

“Doanh nghiệp có mối quan hệ với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong tỉnh BR-VT và vùng lân cận” được bổ sung vào thang đo này sau khi tổng hợp và chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu định tính. Từ những nghiên cứu trước cho thấy rằng, để thành công trong công tác tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực trẻ đầy nhiệt huyết được xem là nền tảng của các DN thì DN cần mở rộng mạng lưới quan hệ với các các trường trung cấp, cao đẳng, đại học không những trong địa bàn tỉnh mà còn các vùng lân cận như Tp. HCM, tỉnh Bình Dương... và các loại quan hệ khác nhau (Maurer & Ebers, 2006).

3) Mối quan hệ của DNNVV với đối tác kinh doanh

Tác giả dựa vào nghiên cứu của Peng & Luo (2000) để xây dựng thang đo cho mối quan hệ với các đối tác kinh doanh được đo lường bằng 4 biến quan sát có ký

hiệu lần lượt là: tiesmanager1, tiesmanager2, tiesmanager3. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả điều chỉnh và bổ sung thêm biến quan sát tiesmanager4 “Doanh nghiệp có mối quan hệ với nhà quản lý cấp cao của bên thứ ba (ví dụ, đối tác của khách hàng, khách hàng của khách hàng, v.v.)” cho thang đo.

Ý kiến chuyên gia cho rằng:

Việc thực hiện giao dịch một hợp đồng với khách hàng, thì cần một tổ chức bên thứ 3 tiến hành kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn của sản phẩm/dịch vụ (các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, cơ khí chẳng hạn). Tổ chức bên thứ 3 này có thể là do khách hàng yêu cầu. Nhờ vào giao dịch này doanh nghiệp biết được thông tin bên thứ 3 và sẽ liên lạc, trao đổi khi cần”

Quan điểm trên của chuyên gia phù hợp với quan điểm về vai trò mới của lý thuyết mạng lưới xã hội khi đề cập đến bên thứ 3 (a third who joins). Vì bên thứ 3 có thể đem đến sự kết nối giữa những người không tự kết nối với nhau (Miles, 2012, trang 301).

Bảng 3. 5 Thang đo quan hệ với đối tác kinh doanh

Ký hiệu Nội dung thang đo Nguồn

Tiesmanager1 Doanh nghiệp có mối quan hệ với quản lý cấp cao của khách hàng chính mình.

Peng & Luo (2000) Tiesmanager2 Doanh nghiệp có mối quan hệ với quản lý cấp cao của

nhà cung cấp

Tiesmanager3 Doanh nghiệp có mối quan hệ với quản lý cấp cao của đối thủ cạnh tranh

Tiesmanager4 Doanh nghiệp có mối quan hệ với quản lý cấp cao của bên thứ ba (ví dụ: đối tác của khách hàng, khách hàng của khách hàng, v.v.)

Kết quả nghiên cứu

định tính

4) Kết quả hoạt động của DNNVV

Căn cứ vào nghiên cứu của Ju & cộng sự (2019), tác giả xây dựng thang đo kết quả hoạt động của DNNVV gồm 4 biến quan sát có ký hiệu: SME1, SME2, SME3, SME4. Đồng thời trong kết quả thảo luận nhóm, những chuyên gia tham gia phỏng vấn nhận xét các câu hỏi đọc dễ hiểu, trình bày rõ ràng đã thể hiện được nội dung

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)