LÝ THUYẾT NỀN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 27)

Lấy lý thuyết mạng lưới xã hội (social network theory) làm lý thuyết nền cho nghiên cứu và khái niệm cơ bản của lý thuyết mạng lưới xã hội là mọi người có xu hướng suy nghĩ và hành xử giống nhau vì họ được kết nối cùng nhau. Lý thuyết này xem xét tập hợp các mối quan hệ (cá nhân, nhóm hoặc tổ chức) được xác định, với quan điểm rằng toàn bộ các mối quan hệ đó có thể được sử dụng để diễn giải hành vi xã hội của các bên liên quan (Tichy & cộng sự, 1979). Mọi người có được vốn xã hội thông qua vị trí của họ trong cấu trúc xã hội hoặc mạng lưới xã hội (Lin, 2002).

Độ mạnh của mối quan hệ (the strength of a tie) phụ thuộc vào lượng thời gian bỏ ra cho mối quan hệ, cường độ biểu lộ cảm xúc (emotional intensity), sự trao đổi lẫn nhau giữa các cá nhân trong mạng lưới xã hội. Mối quan hệ yếu có thể giúp các cá nhân tạo sự kết nối trong mạng lưới xã hội. Phân tích mạng lưới xã hội tập trung vào tương tác giữa các thành viên trong mạng lưới và cấu trúc của những tương tác đó (Wasserman & Faust, 1994).

Kilduff & Brass (2010) đã thảo luận về 4 dòng nghiên cứu trong lý thuyết mạng lưới xã hội: (1) mối quan hệ giữa các bên; (2) gắn kết (embeddedness); (3) cấu trúc (structural patterning); (4) các tiện ích xã hội của kết nối mạng lưới:

Mối quan hệ giữa các bên: Phân tích mạng lưới xã hội tập trung vào các mối quan hệ đã kết nối hoặc tách ra một nhóm (Tichy & cộng sự, 1979).

Gắn kết: Giả định thứ hai của lý thuyết là sự gắn kết, hoặc xu hướng liên quan đến việc làm mới, hoặc mở rộng các mối quan hệ qua thời gian (Uzzi, 1996).

Cấu trúc: Ý tưởng cốt lõi thứ ba trong lý thuyết mạng lưới xã hội là có các mô hình phân cụm, kết nối, và sự tập trung. Phân tích mạng lưới xã hội là kiểm tra toàn bộ và các bộ phận của mạng lưới xã hội (Moliterno & Mahony, 2011).

Các tiện ích xã hội của kết nối mạng lưới: Ý tưởng cốt lõi thứ tư trong lý thuyết mạng lưới xã hội là tiện ích xã hội trong kết nối mạng lưới, các bên sẽ cung cấp cơ hội và sự ràng buộc. Theo cách tiếp cận này, những mối quan hệ có tính đặc biệt sẽ cung cấp thông tin, nguồn lực và giúp đem lại nhiều cơ hội hơn.

Như vậy, Luận văn tiếp cận theo hướng nghiên cứu thứ 4 của Kilduff & Brass (2010) là lợi ích có được từ mạng lưới quan hệ. Mạng lưới quan hệ của DNNVV được đề cập gồm: mạng lưới quan hệ chính thức (formal networks) và mạng lưới quan hệ không chính thức (informal networks). Trong đó, mạng lưới quan hệ chính thức với ngân hàng, cơ quan Chính phủ, luật sư, v.v. và mạng lưới quan hệ không chính thức với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)