“Trong điều kiện hội nhập sâu rộng và phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ , nhất là công nghệ tin học và hiện đại hóa nền hành chính như hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng cũng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Để hoàn thiện hơn nữa giải pháp này, trước hết, Chi nhánh cần đặt nhiệm vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng là đảm bảo đội ngũ cán bộ tín dụng đạt trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học và ngoại ngữ theo tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc đảm nhiệm, có đủ năng lực xây dựng chính sách và tổ chức, điều hành thực thi công vụ theo yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cụ thể với ba mục tiêu cơ bản như:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, chức danh của cán bộ tín dụng đã được quy định.
- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp cán bộ tín dụng và Chi nhánh thay đổi và đáp ứng những nhu cầu trong tương lai của Chi nhánh.”
- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp cán bộ tín dụng và Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ được giao tốt hơn, hiệu quả hơn.
Một số biện pháp cụ thể để tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực cán bộ tín dụng của Chi nhánh một cách toàn diện, đặc biệt là các kỹ năng còn yếu như kỹ năng, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, tin học, ngoại ngữ như sau:
“- Phân loại cán bộ tín dụng, trong đó có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu sử dụng và trình độ của cán bộ tín dụng. Hiện nay, các cán bộ tín dụng đương chức tại Chi nhánh, có nhiều cán bộ chưa được đào tạo cơ bản; hoặc được đào tạo nhưng theo kiến thức cũ và chưa toàn diện; có người được đào tạo theo kiến thức mới nhưng chưa đầy đủ. Do đó, để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu
dài, cần thực hiện sự phân loại để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng cán bộ tín dụng, tránh sự lãng phí và xáo trộn không cần thiết.
+ Những người chưa được đào tạo cơ bản, hệ thống là những cán bộ tín dụng tuổi cao, thời gian công tác không dài, nhưng đây lại là lực lượng cán bộ tín dụng nòng cốt để định hướng chính trị và các quyết định đối với sự phát triển của tỉnh. Chỉ cần bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức mới dưới dạng chuyên đề hoặc là các kết quả nghiên cứu khoa học để họ nắm được các khái niệm, nguyên tắc, nội dung của cơ chế kinh tế mới và tình hình phát triển của khoa học – công nghệ.
+ Những người đã qua đào tạo nhưng được đào tạo kiến thức cũ, chưa toàn diện, Chi nhánh tiến hành đào tạo lại dưới hình thức vừa học, vừa làm. Nội dung tập trung vào các vẫn đề về cơ sở lý luận, xu hướng vận động, phát triển kinh tế của thế giới, phương pháp tư duy khoa học, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên. Trong đó, cần chú ý đào tạo theo nghiệp vụ, chuyên sâu phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ tín dụng.
+ Những người đã qua đào tạo theo kiến thức mới nhưng chưa đầy đủ, Chi nhánh tiến hành cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức đã được học, bồi dưỡng thêm kiến thức mới. Những người thuộc diện dự nguồn bồi dưỡng cán bộ tín dụng đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, dưới 40 tuổi phải được cử đi học tập trung dài hạn.”
- Mỗi cán bộ tín dụng phải lập kế hoạch lâu dài và theo từng giai đoạn trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của mình. Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ tín dụng của Chi nhánh phải được thực hiện thường xuyên, đều đặn, đồng đều trên tất cả các phương diện như trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực làm việc, bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng.
- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng phải có tác dụng thiết thực, phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng công tác trong Chi nhánh và đáp ứng yêu cầu về chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng cho Chi nhánh.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng của Chi nhánh phải đáp ứng nâng cao trình độ chung của toàn bộ đội ngũ cán bộ của Chi nhánh.
- Đổi mới chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng; giảm thời gian học lý thuyết, tăng cường thời lượng đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng thực hành, xử lý tình huống, quy trình giải quyết công việc, các tình huống phát sinh trong thực tiễn gắn với từng vị trí việc làm, chức danh cụ thể. Coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng nền văn hóa trong cơ quan nhà nước lành mạnh,... nâng cao tính chuyên nghiệp hóa của đội ngũ cán bộ tín dụng.
“Đối với cán bộ tín dụng đương nhiệm, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, Chi nhánh có thể đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng thực hành công vụ để nâng cao khả năng đảm nhiệm công việc của cán bộ tín dụng, nhất là khi cán bộ tín dụng muốn chuyển ngạch, bậc hoặc khi được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn.
Hơn nữa, Chi nhánh cũng cần có chính sách đầu tư tài chính hợp lý, vừa xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác đào tạo của Chi nhánh, vừa hỗ trợ cho các học viên đảm bả mức sinh hoạt phí tối thiểu trong thời gian đi học tập trung. Có chế độ cho học viên đi nghiên cứu thực tế, gắn học với hành, nhận biết được các vấn đề đặt ra cần phải giải quyết và có những cách khắc phục hiệu quả.
Khuyến khích việc học tập cả tại chức và tập trung, trong giờ, ngoài giờ hành chính, ưu tiên phan công công tác cho những cán bộ có năng lực; đồng thời có thái độ nghiêm khắc đối với các cán bộ tín dụng bảo thủ, không chịu học tập, trau dồi, hoàn thiện bản thân.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cũng phải đảm bảo cả các đào tạo về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và chuyên sâu về nghiệp vụ văn phòng, năng lực thực tiễn công tác tham mưu, phục vụ Chi
nhánh và chức danh cán bộ tín dụng được xác định trong tiêu chuẩn cán bộ tín dụng nhà nước.
Sau các khóa đào tạo, căn cứ trên kết quả đào tạo, Chi nhánh nên đưa ra mức thưởng cho cán bộ tín dụng. Ví dụ, khi cán bộ tín dụng. hoàn thành tốt khóa đào tạo, Chi nhánh sẽ thưởng một mức tiền tương ứng. Ngược lại, khi cán bộ tín dụng không hoàn thành khóa đào tạo, sẽ phải chịu một mức phạt tương ứng với kết quả đào tạo. Biện pháp này sẽ giúp cán bộ tín dụng chủ động học tập và học tập nghiêm túc để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình và có cơ hội đạt được mức thu nhập tốt hơn. Hàng quý, Chi nhánh tổng hợp danh sách cán bộ tín dụng được cử đi đào tạo để tiến hành thưởng/phạt với kết quả của các khóa đào tạo theo mẫu sau:
Bảng 3.1. Mẫu đánh giá kết quả đào tạo của cán bộ tín dụng TT Tên cán bộ Khóa đào tạo
tham gia Kết quả đào tạo Số tiền thưởng/phạt 1 2 Tổng số
Nguồn: Tác giả đề xuất
Trong đó:
+ Hoàn thành xuất sắc sẽ được thưởng 1.000.000, đồng + Hoàn thành tốt sẽ được thưởng 500.000, đồng
+ Hoàn thành sẽ không được thưởng
+ Không hoàn thành sẽ bị phạt 500.000, đồng.”