Các yếu tố thuộc cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng (Trang 31)

“Trước hết, bản thân các cán bộ tín dụng phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực, qua đó chủ động nâng cao năng lực của bản thân mình. Nếu họ hiểu rõ, chính xác về năng lực của mình trong quá trình làm việc, việc nâng cao năng lực của họ sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng không nắm rõ hoặc không hiểu biết đúng đắn về cần thiết phải nâng cao năng lực, hoạt động nâng cao năng lực sẽ gặp nhiều khó khăn và bị nhiều tác động.

Nhu cầu, khát vọng hoàn thiện bản thân của cán bộ tín dụng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng. Nhu cầu, khát vọng giúp cán bộ tín dụng có động cơ phấn đấu học tập, rèn luyện mạnh mẽ, giúp họ chủ động trở thành những người thành công trong công việc. Trên thực tế, không ai có thể thành công nếu không có khát vọng. Hơn nữa, trong lĩnh vực ngân hàng, cán bộ tín dụng luôn phải đối mặt với sự thay đổi về chính sách kinh doanh, đổi mới và không ngừng nâng cao, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, áp lực cạnh tranh trong môi trường hoạt động ngân hàng hiện nay.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng nhiều đến nâng cao năng lực của họ. Đa số các cán bộ tuyển dụng khi được tuyển vào làm việc tại ngân hàng chính sách đều có trình độ đại học trở lên nhưng không phải ai cũng được đào tạo chuyên sâu, bài bản về công việc sắp đảm nhiệm và có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng. Những cán bộ được đào tạo bài bản sẽ có nền tảng học vấn tốt hơn so với các cán bộ tín dụng không được đào tạo. Hơn nữa, một cán bộ tín dụng có năng lực tại một thời điểm nhưng không thường xuyên trau dồi, rèn luyên, năng lực của họ cũng dần yếu đi.

Yếu tố tư chất và năng khiếu bẩm sinh của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng đến nâng cao năng lực. Những cán bộ có tư chất thông minh, nhanh nhẹn, năng động, có năng khiếu giao tiếp tốt sẽ thuận lợi trong việc nâng cao năng lực hơn các cán bộ khác.

Hơn nữa, yếu tố tuổi tác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng. Người lớn tuổi có kinh nghiệm hơn người trẻ tuổi nhưng không nhanh nhẹn như người trẻ tuổi nên việc nâng cao năng lực cũng gặp nhiều khó khăn hơn.”

1.4.2. Các yếu tố bên trong tổ chức

- Ban lãnh đạo của tổ chức. Quan điểm quản trị, năng lực điều hành, nhận thức của ban lãnh đạo của tổ chức ảnh hưởng lớn đến khả năng của các nguồn lực cho hoạt động kinh doanh của tổ chức và đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, trong đó có cán bộ tín dụng. Ban lãnh đạo với tư tưởng tân tiến, nhận thức đúng đắn sẽ thường xuyên đưa ra nhận xét, đánh giá, nhận định thực tế, đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng.

“- Quản lý nguồn nhân lực của tổ chức: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến việc nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng. Quản lý nguồn nhân lực tốt sẽ giúp các hoạt động nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng được thuận lợi, sẽ thực hiện mô tả, phân tích công việc, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn định danh cho cán bộ tín dụng. Cán bộ quản lý nguồn nhân lực nếu biết cách lập kế hoạch quản lý nguồn nhân lực cụ thể, rõ ràng, công tác nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng sẽ thuận lợi hơn.

Khâu tuyển dụng trong quản lý nhân lực cũng ảnh hưởng đến nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng. Ngay khi tuyển dụng, sau khi tuyển dụng nếu được phân công, bố trí, sắp xếp sử dụng nhân lực phù hợp với công việc, họ sẽ phát huy tối đa được khả năng, ưu thế của mình và công tác nâng cao năng lực của bản thân cũng sẽ thuận lợi hơn.

- Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng cũng là yếu tố quan trọng trong nâng cao năng lực bởi chế độ đãi ngộ tốt, cán bộ tín dụng có động lực làm việc và chủ động nâng cao năng lực để được hưởng chế độ đãi ngộ cao hơn.

- Việc đánh giá, xếp loại kết quả và quá trình làm việc của cán bộ tín dụng, nguồn tài chính để thực hiện việc nâng cao năng lực cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội.”

1.4.3. Các yếu tố bên ngoài tổ chức

- Nguồn cung lao động cán bộ tín dụng: Hiện nay, nghề tín dụng là một nghề năng động nhưng đòi hỏi nhiều chuyên môn, nghiệp vụ và có nhiều rủi ro trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, nguồn cung của đội ngũ này khá nhiều bởi nghề tín dụng không yêu cầu quá nhiều những chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành như các vị trí khác trong ngân hàng, nhiều ngân hàng sẵn sàng tuyển dụng đội ngũ cán bộ tín dụng làm việc bán thời gian để tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, nguồn cung lao động cán bộ tín dụng nhiều sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng tuyển dụng được nhiều cán bộ tín dụng có chất lượng, kinh nghiệm, trách nhiệm với công việc. Do nguồn cung nhiều, các cán bộ tín dụng phải cạnh tranh nhau gay gắt hơn, phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn để được tuyển dụng nên năng lực của đội ngũ này cũng tốt hơn. Các ngân hàng có nhiều cơ hội tuyển dụng được các cán bộ chất lượng cao hơn.

- Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thu hút các cán bộ tín dụng: Hiện nay, số lượng các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng trên một địa bàn khá nhiều, mức độ cạnh tranh gay gắt do đó các ứng viên cán bộ tín dụng cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Các ngân hàng muốn thu hút được đội ngũ cán bộ tín dụng chất lượng cao, giữ chân được các cán bộ tín dụng làm được việc, có kỹ năng, buộc phải nâng cao các chính sách, cơ chế làm việc. Được làm việc trong một môi trường cạnh tranh, tốt, các cán bộ tín dụng cũng cố gắng hơn, từ đó nâng cao năng lực làm việc của mình.

- Các quy định của ngành ngân hàng với cán bộ tín dụng: Tùy từng loại hình ngân hàng mà các ngân hàng có chính sách, quy định riêng đối với độ ngũ cán bộ tín dụng bởi đối tượng khách hàng tín dụng của các ngân hàng CSXH và các ngân hàng tư nhân, thương mại cổ phần khác nhau. Tuy nhiên, dù chính sách nào cũng đều khuyến khích các cán bộ tín dụng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁN BỘ TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH TỈNHCAO BẰNG CAO BẰNG

2.1.1. Thông tin chung về Chi nhánh

“Thông tin về NHCSXH tỉnh Cao Bằng:

• Tên chi nhánh/văn phòng đại diện: CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG

• Mã số chi nhánh/văn phòng đại diện: 0100695387 - 028

• Địa chỉ: Tổ 11, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam

• Điện thoại: 0263.851.650 Fax: 0263.851.651 • Email:nhcsxhcb@gmail.com

* Chức năng của NHCSXH tỉnh Cao Bằng

- Triển khai các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn; cho vay và các dịch vụ Ngân hàng theo quy định tại điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.

- Kiểm tra, giám sát việc vay vốn của các tổ chức, cá nhân; việc thực hiện hợp đồng ủy thác của các đơn vị nhận ủy thác.

* Nhiệm vụ của NHCSXH tỉnh Cao Bằng

- Tổ chức tiếp nhận nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam chuyển về (thông thường nguồn vốn này từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang hoặc vay của các Ngân

hàng thương mại quốc doanh) tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác đầu tư của địa phương thuộc các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội lấy từ ngân sách đia phương hoặc do tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài tài trợ. Tổ chức huy động vốn từ cộng đồng người nghèo dưới hình thức tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm theo định kỳ…

- Tổ chức giải ngân cho các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất có nhu cầu vay. Hộ nghèo phải được tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét được ban xóa đói giảm nghèo xã, phường phê duyệt. NHCSXH tỉnh Cao Bằng chỉ cho vay các hộ nghèo nằm trong danh sách hộ nghèo do xã phường phê duyệt.

- NHCSXH tỉnh Cao Bằng có nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước về chế độ ưu đãi đối với người nghèo. Phối hợp với sở Nông- Lâm nghiệp, Sở Lao động Thương bình và xã hội,… tổ chức khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, hướng dẫn hộ nông dâm áp dụng kỹ thuật mới, giống mới,…

- Tư vấn, tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp tỉnh về việc áp dụng các tác nghiệp, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra sử dụng vốn vay, tổ chức vòng quay vốn trên cơ sở đó giúp ban xóa đói giảm nghèo của tỉnh điều hành thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo hàng năm, đặc biệt là việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư tín dụng.

- Tổ chức hạch toán kế toán theo chế độ hiện hành, tổ chức thông tin báo cáo với Ban đại diện, giúp Ban đại diện Hội đồng quản trị nắm được các thông tin chính xác kịp thời ở cơ sở để quản lý vốn và chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ của nghành.

- Tổ chức học tập, đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, tổ chức tập huấn cho ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn. Từng bước trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao quản lý, hoàn thiện dần về bộ máy tổ chức để tiến tới trở thành một tố chức tín dụng vững mạnh có đủ điều kiện hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH đã đưa các hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại xã,

PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ HOẠCH – NGHIỆP VỤTÍN DỤNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ PHÒNG TIN HỌC BAN GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH CẤP HUYỆN TỔ VAY VỐN

phường, thị trấn (gọi chung là xã) thông qua hoạt động của Tổ giao dịch tại Điểm giao dịch xã đặt trong khuôn viên trụ sở UBND cấp xã. Tại các điểm giao dịch xã thực hiện niêm yết công khai các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH. Người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hằng tháng để gửi tiền tiết kiệm, vay vốn và trả nợ trước sự chứng kiến của hội, đoàn thể, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) và chính quyền xã. Vì vậy đã hạn chế được việc thất thoát, tham ô, lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước.

NHCSXH tỉnh Cao Bằng hoạt động theo quy chế của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Ngân hàng. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHCSXH tỉnh Cao Bằng được thể hiện qua sơ đồ sau:”

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng

“Bộ máy tổ chức của NHCSXH tỉnh Cao Bằng có 2 cấp: cấp tỉnh (chi nhánh) và cấp Huyện (phòng giao dịch). Cấp huyện gồm 12 phòng giao dịch được đặt tại trung tâm của các Huyện đáp ứng được nhu cầu của người dân.

 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

- Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc quản lý và điều hành chung mọi hoạt động của đơn vị theo quy định của Pháp luật và các văn bản quy phạm Pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo luật đã quy định trong Điều lệ Ngân hàng.

- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ toàn Chi nhánh, thường xuyên theo dõi cán bộ nhân viên trong diện được quy, bổ nhiệm miễn nhiệm cán bộ. Thực hiện quản lý tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và các chế độ bảo hiểm, phụ cấp, trợ cấp đối với cán bộ theo quy định của ngành.

- Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng: Là phòng mũi nhọn của Chi nhánh, tham mưu đề xuất việc xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm, tiếp nhận chỉ tiêu kế hoạc tín dụng, huy động nguồn vốn, lập các báo cáo thống kê về nghệp vụ kế hoạch – tín dụng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn tỉnh, nhận nguồn vốn vay ưu đãi do chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, ủy thác cho vay.

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Thực hiện chế độ hạch toán kế toán thống nhất, chấp hành chế độ quản lý tài chính về huy động vốn và sử dụng vốn theo quy định của NHCSXH, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng vay vốn và trả nợ, trả lãi của các tổ chức và cá nhân vay vốn NHCSXH; tổ chức bảo quản an toàn kho quỹ, tài sản, giấy tờ quan trọng, các loại hồ sơ lưu trữ. Mua sắm, thanh toán quyết toán tài sản cố định và công cụ lao động, xây dựng cơ bản sửa chữa thường xuyên theo đúng chế độ quy định. Lập các báo cáo thống kê về nghiệp vụ kế toán – tài chính và ngân quỹ.

kiểm toán của các ngành, các cấp đối với NHCSXH trên địa bàn. Theo dõi chỉ đạo việc chỉnh sửa, khắc phục những sai phạm được phát hiện trong qua trình kiểm tra, kiểm toán. Báo cáo kịp thời Giám đốc, Trưởng phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ và nếu kiến nghị khắc phục, chỉnh sửa. Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng, giúp Giám đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền có liên quan đến hoạt động của NHCSXH trên địa bàn.

- Phòng tin học: Đảm bảo an toàn dữ liệu cho 100% phòng giao dịch, không để xảy ra sự cố mất dữ liệu, duy trì đường truyền được thông suốt, thực hiện tốt công tác xử lý trung tâm chuyển tiền điện tử nội tỉnh, đảm bảo an toàn tài sản không xảy ra thất thoát. Tiến hành chỉnh sửa một số chương trình sao cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của Chi nhánh, đồng thời phát triển, nâng cấp các phần mềm tiện ích hiệu quả, chỉnh sửa chương trình tính phí ủy thác cho phù hợp với yêu cầu mới.”

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w