Đối với nguồn cán bộ tín dụng đang làm việc tại Chi nhánh, việc nâng cao năng lực đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả công vụ cao, việc sử dụng hợp lý cán bộ tín dụng sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ mới của từng cán bộ tín dụng tại Chi nhánh. Thực tế trong thời gian qua, công tác bố trí, sử dụng cán bộ tín dụng của Chi nhánh không phù hợp với trình độ chuyên môn, trình độ đào tạo, nên không phát huy hết được năng lực của các cán bộ tín dụng. Do đó, trong thời gian tới, Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng để đem lại hieuj quả cao nhất cho hoạt động công vụ của từng đơn vị.
Việc bố trí, sử dụng nguồn lực cán bộ tín dụng của Chi nhánh cần phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, số lượng công việc được giao cho các cán bộ tín dụng trong Chi nhánh phải đồng đều, dựa trên năng lực thực tế của cán bộ tín dụng. Tránh tình trạng có một số cán bộ tín dụng phải làm quá nhiều việc, một số lại làm ít việc hoặc một số cán bộ chưa nhiều kinh nghiệm lại bị phân công đảm nhiệm quá nhiều công việc.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng tại Chi nhánh nhằm phát huy đầy đủ năng lực, trình độ, những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của từng cán bộ tín dụng của Chi nhánh.
Để đạt được mục tiêu này, trong bố trí sử dụng cán bộ tín dụng, Chi nhánh cần xác định định hướng chung cho công tác xây dựng kế hoạch sử dụng cán bộ tín dụng hàng năm, từ đó các phòng ban trong chi nhánh phân công công tác cán bộ tín dụng cho phù hợp với nhiệm vụ của năm và định hướng chung của Chi nhánh. Đồng thời, lập kế hoạch sử dụng cán bộ tín dụng phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức bộ máy và căn cứ vào năng lực, sở trường, sức khỏe để lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ tín dụng. Việc phân công công việc cho cán bộ tín dụng phải được thực hiện theo căn cứ sau:
- Bảng mô tả công việc; bảng tiêu chuẩn công việc; yêu cầu, đặc điểm, nội dung của từng công việc;
- Năng lực thực tế của từng cán bộ tín dụng;
- Đảm bảo nguyên tắc: Mỗi vị trí việc làm đều có người thực hiện và nhiệm vụ thực hiện không bị chồng chéo. Công việc được thực hiện bởi người phù hợp nhất, giúp họ phát huy tối đa được năng lực. Trong trường hợp có cán bộ vắng mặt vì bất cứ lý do nào, công việc của người đó có thể được người khác đảm đương thay ngay lập tức mà không làm gián đoạn đến hoạt động chung của Chi nhánh.
“- Đối với những công việc giao cho một cán bộ thực hiện, ngoài bảng mô tả công việc cho nhóm đó, cần xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong nhóm và phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu nhóm.
Tiến hành thay đổi công tác luân chuyển cán bộ tín dụng cho phù hợp với điều kiện hoạt động hiện nay. Việc luân chuyển cán bộ sẽ giúp đào tạo, rèn luyện, nâng cao năng lực cán bộ bởi việc giữ một vị trí quá lâu sẽ khiến cho người lao động thiếu sự đổi mới, dễ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, khó thấy được khuyết điểm của mình. Do đó, sau khi luân chuyển đến vị trí mới, cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức và sẽ dễ đề ra các giải pháp tích cực để hoàn thiện và nâng cao năng lực của mình. Trong thời gian tới, Chi nhánh nên áp dụng rộng rãi và thường xuyên 2 hình thức luân chuyển đó là luân chuyển tạm thời và luân chuyển cố định. Theo đó, luân chuyển tạm thời là luân chuyển trong một thời gian ngắn, thường từ 1 đến 3 năm và luân chuyển cố định là luân chuyển 5 năm/lần vì theo quy định mỗi cán bộ quản lý không được nắm giữ chức vụ tại một vị trí quá 05 năm. Hơn nữa, quy trình luân chuyển cán bộ khá đơn giản với việc Chi nhánh phát sinh yêu cầu công việc phải có cán bộ quản lý có tiêu chuẩn và năng lực phù hợp, phòng hành chính nhân sự xem xét, đề xuất cán bộ quản lý để ban giám đốc quyết định. Do đó, quy trình luân chuyển cán bộ này mang tính bị động và dựa nhiều vào yếu tố chủ quan. Do đó, tùy theo điều kiện thực tế, cần có những chính sách luân chuyển tốt hơn.
Trước hết, chi nhánh cần đa dạng cách hình thức luân chuyển, không nhất thiết phải theo các hình thức luân chuyển sẵn có. Chi nhánh có thể bổ sung thêm hình thức luân chuyển đột xuất để đáp ứng yêu cầu phát sinh của công việc và rèn luyện cán bộ quản lý trong bất kể môi trường hoàn cảnh nào cũng vẫn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặc khác, cần đổi mới quy trình luân chuyển cán bộ mang tính chủ động, có căn cứ, đánh giá mức độ yêu cầu theo khung năng lực tại vị trí mới. Bên cạnh đó, để thực sự việc luân chuyển có hiệu quả, đạt được mục đích đề ta, tuyệt đối không lợi dụng luân chuyển để loại bỏ các cán bộ có năng lực. Mục tiêu luân chuyển là bố trí cán bộ làm nhiều vị trí khác nhau để họ có điều kiện rèn luyện, đảm nhận được nhiều công việc khác nhau và có thể đảm nhận được vị trí cao hơn. Hơn nữa, việc luân chuyển cũng cần xây dựng lộ trình rõ ràng, cần cho cán bộ tín dụng được luân chuyển biết được lộ trình đó và biết được những yêu cầu công việc
và kinh nghiệm mà họ phải tích lũy trong quá trình luân chuyển để được bổ nhiệm vào vị trí cao hơn.”