Việc bố trí, sử dụng có hiệu quả cán bộ tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Cao Bằng là quá trình sắp đặt nhân lực vào các vị trí của tổ chức
để khai thác, phát huy hiệu quả năng lực làm việc của người lao động sao cho đạt kết quả lao động tốt nhất.”
Việc bố trí, sử dụng cán bộ tín dụng hiệu quả phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu của ngân hàng chính sách xã hội. Nói cách khác, thành phần, tỷ trọng, vai trò của các bộ phận cán bộ tín dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu của ngân hàng chính sách xã hội. Nếu sử dụng thừa cán bộ tín dụng, sẽ gây lãng phí. Tuy nhiên, nếu sử dụng thiếu, công việc không thể hoàn thành theo mục tiêu của ngân hàng chính sách xã hội. Dù thiếu hay thừa cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, hiệu quả công việc, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng chính sách xã hội và ảnh hưởng tới nguồn ngân sách của nhà nước.
Việc bố trí, sử dụng cán bộ tín dụng trong ngân hàng chính sách xã hội phải đảm bảo các yêu cầu sau:
“- Đảm bảo bố trí đúng người, đúng số lượng yêu cầu: Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo công việc được diễn ra trôi chảy. Bất kỳ hình thức nào, số lượng nhiều hơn hay thấp hơn yêu cầu đều khiến cho công việc bị gián đoạn hoặc không hiệu quả. Việc bố trí không đúng người, đúng số lượng vào các vị trí công việc đều ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tiến độ hoàn thành công việc theo kế hoạch đã định. Việc bố trí cán bộ tín dụng không phù hợp với sở trường, năng lực của họ sẽ không phát huy được khả năng của mỗi cán bộ, khiến cán bộ tín dụng có tâm lý chán nản, không gắn bó với công việc. Bố trí không đúng người, đúng việc còn tạo ra những rủi ro tiềm ẩn trong các mối quan hệ giữa người với người trong quan hệ lao động, gây mâu thuẫn trong tổ chức và gây khó khăn cho việc chi trả thù lao cho cán bộ tín dụng.
Để bố trí, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng số lượng yêu cầu, người lãnh đạo phải hiểu đặc điểm công việc, quy trình công việc. Nói cách khác, người lãnh đạo phải phân tích công việc để xác định trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, thậm chí là số lượng mà vị trí công việc đó cần.
- Đảm bảo bố trí công việc đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm: Việc bố trí đúng nơi, đúng thời điểm giúp đảm bảo hiệu quả công việc. Nếu cán bộ tín dụng
được bố trí quá sớm chưa chắc đã tốt, gây lãng phí nguồn lực không cần thiết. Ngược lại, nếu bố trí muộn hơn yêu cầu sẽ khiến công việc gián đoạn, không đáp ứng được yêu cầu công việc.”
- Bố trí, sử dụng cán bộ tín dụng phải có kế hoạch trước: ngân hàng chính sách xã hội không thể bố trí, sử dụng cán bộ tín dụng nói riêng và các cán bộ nói chung một cách cảm tính, mang tính đối phó để tận dụng nguồn lực một cách hiệu quả.
- Đảm bảo tính hiệu quả: Khi bố trí, sử dụng cán bộ tín dụng, ngân hàng chính sách xã hội phải căn cứ vào mục đích, hiệu quả công việc. Việc bố trí, sử dụng cán bộ tín dụng phải thực hiện theo phương châm “từ việc mới đi tìm người phù hợp”, không phải “từ người mới tìm việc thích hợp”. Tình trạng nể nang, quen biết để bố trí cán bộ tín dụng sẽ khiến công việc không được hiệu quả, gây ra nhiều hệ lụy như bè cánh, bất hòa, không phục,… trong đơn vị.
“- Bố trí công việc cần phải gắn trách nhiệm với quyền hạn của người được bố trí vào từng vị trí công việc để họ phát huy được tính chủ động khi xử lý các vấn đề phát sinh.
- Đảm bảo phát triển cá nhân và làm giàu công việc: Ngoài mục tiêu cơ bản là đảm bảo hiệu quả công việc, việc bố trí và sử dụng cán bộ tín dụng phải đảm bảo phát triển năng lực cho cá nhân người lao động. Muốn thực hiện được yêu cầu này, quá trình bố trí sử dụng cán bộ tín dụng cần tuân thủ một số nguyên tắc như:
+ Xem xét cả quá trình làm việc của cán bộ tín dụng để bố trí, sắp xếp công việc. Không nên căn cứ vào một sự kiện, một vài kết quả để đánh giá hay bố trí công việc.
+ Đảm bảo nguyên tắc “sử dụng người không quá cầu toàn”, nên mạnh dạn giao việc khó cho người dưới quyền.
+ Cấp trên sẵn sang làm người cố vấn cho cấp dưới khi cần, biết kiểm tra theo dõi ở những khâu, những điểm quan trọng và sẵn sàng ngăn chặn những sai hỏng có thể xảy ra.
+ Giúp nhân viên hứng thú trong công việc bằng cách làm giàu công việc, phát triển công việc theo chiều sâu.”