Thực trạng hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu LA_LeVanChi-đã chuyển đổi (Trang 111 - 123)

4.1.3.1. Khung pháp lý về hoạt động cho vay DNSN

Trước hết hoạt động cho vay DNSN của NHTM là một hoạt động cho vay nằm trong các hoạt động cơ bản của NHTM. Vì vậy, hoạt động này cũng chịu sự quản lý của các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng của các NHTM nói riêng. Có thể nói rằng khung pháp lý về hoạt động cho vay DNSN tương đối hoàn chỉnh.

Khung pháp lý cho hoạt động của NHTM nói chung được quy định trong các văn bản như: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010; Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20/11/2017. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động của các NHTM Việt Nam. Đối với hoạt động tín dụng của NHTM, các NHTM sẽ thực hiện các hoạt động tín dụng của mình phù hợp theo một số quy định cụ thể như sau:

(i) Về đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng, các NHTM Việt Nam hiện nay phải tuân thủ theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ban hành ngày 15/11/2019,

(ii) Về hoạt động cho vay, ngày 30/12/2016, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư này thay thế Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và một số văn bản khác liên quan đến hoạt động cho vay. Thông tư này quy định nguyên tắc cho vay, vay vốn, điều kiện vay vốn, những nhu cầu vốn không được cho vay, hồ sơ đề nghị vay vốn, loại cho vay, đồng tiền cho vay, trả nợ, mức cho vay, lãi suất cho vay, phí liên quan đến hoạt động cho vay, bảo đảm tiền vay, cung cấp thông tin, thẩm định và quyết định cho vay, trả nợ gốc và lãi tiền vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí, quy định nội bộ, thỏa thuận cho vay, kiểm tra sử dụng tiền vay, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại…,

(iii) Về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, các NHTM Việt Nam đang thực hiện dựa trên Nghị định số 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ Quy định thi hành Bộ Luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính thức có hiệu lực từ 15/5/2021. Trước đó các NHTM Việt Nam thực hiện xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo, và Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên mới đây, các Nghị định này đã hết hiệu lực kể từ ngày 15/05/2021. Ngoài ra NHTM Việt Nam còn thực hiện theo Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Bên cạnh các quy định pháp lý chung về hoạt động tín dụng của NHTM, hoạt động cho vay DNSN của NHTM còn chịu sự quy định của một số văn bản khác liên quan đến DNSN. Từ năm 2001, Chính phủ đã ban hành đã ban hành Nghị định số

90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV trong đó có DNSN, quy định chính sách hỗ trợ DNNVV ở từ trung ương tới địa phương; Ngày 23/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV 05 năm (giai đoạn 2006 – 2010) đề ra các giải pháp nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV. Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV (thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ- CP), quy định 8 nhóm hỗ trợ phát triển DNNVV. Tiếp đó, tại Quyết định số 1231/QĐ- TTg ngày 07/09/2012, các giải pháp hỗ trợ DNVVN đã được đề ra trong đó coi việc hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNVVN là một trong những trọng tâm. Đến năm 2017, Luật Hỗ trợ DNVVN đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để các hoạt động hỗ trợ DNVVN được triển khai trên cả nước, trong đó có hỗ trợ về lãi suất dành cho DNVVN. Tiếp theo đó, ngày 11/03/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy định này đã bổ sung tiêu chí cụ thể để làm căn cứ phân loại DN theo quy mô. Luật cũng đã quy định trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của DNVVN khởi nghiệp sáng tạo, DNVVN tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng.

Khung pháp lý về hoạt động cho vay DNSN có thể được tóm tắt thông qua bảng sau:

Bảng 4.5: Khung pháp lý về hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt Nam

Văn bản Nội dung chính Cơ quan

ban hành

Thời gian ban hành

Khung pháp lý cho hoạt động chung của NHTM

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam số

46/2010/QH12

Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Quốc hội 16/06/2010

Luật các tổ chức tín dụng số

47/2010/QH12

Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi

Văn bản Nội dung chính Cơ quan ban hành

Thời gian ban hành

nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng

Quốc hội 20/11/2017

Một số quy định liên quan hoạt động cho vay của NHTM

Thông tư số 22/2019/TT- NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

Thông tư này quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; hạn chế, giới hạn cấp tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 15/11/2019 Thông tư số 39/2016/TT- NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

Thông tư này thay thế Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và một số văn bản khác liên quan đến hoạt động cho vay. Thông tư gồm có 3 chương và 35 điều trong đó một số điểm mới chủ yếu của thông tư bao gồm:

- Các quy định để thực hiện Bộ luật dân sự 2015, hướng dẫn thực hiện Nghị định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 31/12/2016

Văn bản Nội dung chính Cơ quan ban hành

Thời gian ban hành

39/2014/NĐ-CP liên quan đến các vấn đề về khách hàng vay vốn, về lãi suất, về thời hạn cho vay, về công khai hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung.

- Các quy định về đơn giản hoá thủ tục cho vay, đảm bảo minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay

- Các quy định khắc phục bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện Quyết định 1627 liên quan đến: mục đích vay vốn, những nhu cầu vốn không được cho vay, phí liên quan đến hoạt động cho vay, phương thức cho vay, thứ tự thu hồi nợ, thời điểm cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn.

- Hệ thống hoá các quy định về cho vay Nghị định số 21/2021/NĐ- CP quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Nghị định này quy định thi hành Bộ Luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và xử lý tài sản bảo đảm để sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp với Bộ Luật dân sự năm 2015. Một số điểm mới đáng chú ý của Nghị định này bao gồm: - Giải thích một số khái niệm chưa được làm rõ trong Nghị định trước

- Làm rõ những tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

- Quy định về việc xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng

Chính phủ

Văn bản Nội dung chính Cơ quan ban hành

Thời gian ban hành

- Quy định về quyền truy đòi tài sản đảm bảo

- Chế định xử lý tài sản đảm bảo

- Quy định cụ thể về các phương thức xử lý tài sản đảm bảo

Một số văn bản liên quan đến DNSN

Nghị định số 56/2009/NĐ- CP về trợ giúp phát triển DNNVV (thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ- CP) Nghị định này quy định 8 nhóm hỗ trợ phát triển DNNVV. Theo đó, DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn. Các DNNVV được trợ giúp trên các phương diện như: tài chính; mặt bằng sản xuất; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công; thông tin và tư vấn; trợ giúp phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành tỷ lệ nhất định cho các DNNVV thực hiện các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng để cung cấp một số hàng hóa, dịch vụ công... Chính phủ 30/06/2009 Quyết định số 1231/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 – 2015 đã đề ra các giải pháp hỗ trợ DNNVV đã được đề ra trong đó coi việc hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV là một trong những trọng tâm Thủ tướng Chính Phủ 07/09/2012

Văn bản Nội dung chính Cơ quan ban hành Thời gian ban hành 2011 - 2015 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các hoạt động hỗ trợ DNVVN được triển khai trên cả nước, trong đó có hỗ trợ về lãi suất dành cho DNVVN Quốc hội 12/06/2017 Nghị định 39/2018/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy định này đã bổ sung tiêu chí cụ thể để làm căn cứ phân loại DN theo quy mô. Nghị định cũng đã quy định trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của DNVVN khởi nghiệp sáng tạo, DNVVN tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng.

Chính phủ

11/03/2018

Nguồn: nghiên cứu của tác giả 4.1.3.2. Thực trạng hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt Nam

Hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực qua thời gian. Các NHTM Việt Nam đã đưa ra các gói sản phẩm cho vay hướng tới đối tượng là các DNSN. Đặc điểm cơ bản của các sản phẩm cho vay DNSN mà một số NHTM Việt Nam đang triển khai được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 4.6: Sản phẩm cho vay DNSN của một số NHTM Việt Nam

Ngân hàng Tên sản phẩm Một số đặc điểm cơ bản MBBank Gói sản phẩm Tài trợ doanh nghiệp doanh thu dưới 100 tỷ đồng

- Gói sản phẩm dành riêng cho SME siêu nhỏ

- Gói sản phẩm đáp ứng tổng thể nhu cầu khách hàng như: Cho vay vốn lưu động, Cho vay thấu chi, Thẻ tín dụng quốc tế, Cho vay ô tô, Cho vay trung dài hạn đầu tư Tài sản cố định và dự án, Phát hành Bảo lãnh và Xác nhận cung cấp tín dụng.

- Tài sản thế chấp đa dạng: Thẻ tiết kiệm, tiền gửi, bất động sản, Phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng tồn kho, dòng tiền từ phương án MB tài trợ đối với

Ngân hàng Tên sản

phẩm Một số đặc điểm cơ bản

các chủ đầu tư/đối tác đầu ra uy tín

- Tỷ lệ tài trợ: Tối đa 100% giá trị hợp đồng/hoá đơn và lên tới 90% nhu cầu vốn

Vietinbank Cho vay sản xuất, kinh doanh siêu nhỏ

- Mục đích vay vốn: bổ sung vốn lưu động hoặc mua sắm tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh. - Thời gian cho vay tối đa:

+ Đối với cho vay bổ sung vốn lưu động:

Cho vay hạn mức: Thời hạn duy trì hạn mức tối đa 12 tháng, thời hạn mỗi GNN tối đa 12 tháng

Cho vay từng lần/ trả góp: Thời hạn tối đa 24 tháng + Đối với cho vay bổ sung vốn lưu động: tối đa 7 năm

SHB Gói sản phẩm tài trợ siêu linh hoạt dành cho KHDN siêu nhỏ: Tiếp sức kinh doanh, thành công vượt trội

1. Tài trợ vay siêu tốc

- Đối tượng khách hàng: DNSN có nhu cầu bổ sung vốn lưu động ngắn hạn để mở rộng, phát triển kinh doanh

- Hạn mức cấp tín dụng: lên đến 10 tỷ đồng - Thời hạn vay: tối đa 06 tháng

2. Tài trợ hoá đơn

- Đối tượng khách hàng: DNSN có nhu cầu vay vốn thế chấp quyền đòi nợ đã hình thành phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa/cung cấp dịch vụ trong nước - Tỷ lệ cho vay: lên đến 90% giá trị hoá đơn

- Hạn mức cấp tín dụng: lên đến 3 tỷ đồng - Thời hạn vay: tối đa 06 tháng

3. Tài trợ vay tín chấp

- Đối tượng khách hàng: DNSN đang phát sinh vay vốn tại SHB

- Hạn mức vay: lên đến 3 tỷ đồng - Thời hạn vay: tối đa 12 tháng

Ngân hàng Tên sản

phẩm Một số đặc điểm cơ bản

PGBank Cho vay đối với khách hàng DNSN

- Mục đích cho vay:

+ Cho vay bổ sung vốn lưu động + Cho vay mua sắm tài sản cố định

+ Cho vay đầu tư dự án mở rộng hoạt động kinh doanh

- Phương thức cho vay:

+ Cho vay trả góp: trung hạn và dài hạn + Cho vay theo hạn mức tín dụng + Cho vay theo món

- Số tiền vay tối đa lên tới 70% nhu cầu vốn.

- Thời hạn cho vay linh hoạt tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng: + Cho vay bổ sung vốn lưu động theo hạn mức tín dụng: Khế ước nhận nợ tối đa 12 tháng

Một phần của tài liệu LA_LeVanChi-đã chuyển đổi (Trang 111 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w