Mô hình tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng cho vay doanh

Một phần của tài liệu LA_LeVanChi-đã chuyển đổi (Trang 90 - 95)

doanh nghiệp siêu nhỏ

Dạng mô hình

MLPi,t = þO + þ1SIZEi,t + þ2NPLi,t + þ3LIQi,t + þ4ROAi,t + þ5EQTAi,t

+ þ6DEPi,t + þ7GDPi,t + þ8INFt + þ9INRt + þ1OHHIt + si,t Các giả thuyết của mô hình

Giả thuyết 2.1: Xu hướng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với quy mô của NHTM

Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và xu hướng cho vay DN nhỏ là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và tranh cãi rất lớn trong các nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia phát triển mà ở đó những điều kiện về thị trường hay công nghệ cũng như vai trò cung cấp vốn của NHTM có những điểm khác biệt so với các quốc gia mới nổi hoặc đang phát triển. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Hiền (2020) đã chỉ ra rằng hiện tượng bất cân xứng thông tin là nghiêm trọng và mối quan hệ với ngân hàng cho vay có tác động đáng kể đến quyết định cho vay của ngân hàng. Do đó đồng tình với quan điểm của Petersen và Rajan (1995), luận án cho rằng hoạt động cho vay DNSN của sẽ dựa nhiều vào kỹ thuật cho vay dựa trên quan hệ khách hàng. Thông thường, ngân hàng nhỏ là nhà cung cấp chính cho các khoản vay dựa trên mối quan hệ cho các doanh nghiệp nhỏ (phù hợp với kết quả nghiên cứu của Uchida (2011)) vì cơ cấu tổ chức của các ngân hàng nhỏ giúp cho việc cho vay doanh nghiệp nhỏ dựa trên mối quan hệ trở nên thuận tiện hơn. Ví dụ, không giống như các ngân hàng lớn, các ngân hàng nhỏ có ít tầng quản lý hơn (Berger và Udell, 2002). Với ít lớp quản lý hơn, các ngân hàng nhỏ sẽ dễ dàng hòa giải những khác biệt giữa ban quản lý ngân hàng, cổ đông và người đi vay và ít tốn kém hơn khi tiến hành giám sát theo yêu cầu của hoạt động cho vay theo quan hệ. Theo Patti và Gobbi (2001), một lý do khác khiến các ngân hàng nhỏ tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ để cho vay là họ không có khả năng cho vay các doanh nghiệp lớn hơn. Cùng quan điểm với các nghiên cứu trên, luận án cho rằng tồn tại mối quan hệ tương quan nghịch chiều giữa xu hướng cho vay DNSN với quy mô ngân hàng.

Giả thuyết 2.2: Xu hướng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với rủi ro tín dụng của NHTM

Tương tự như nghiên cứu của Peek và Rosengren (1998), luận án cho rằng tỷ lệ nợ xấu lớn hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và cho vay doanh nghiệp nhỏ nói riêng, vì nợ xấu có thể làm tăng mức độ thận trọng của các ngân hàng đối với rủi ro. Vì nhiều ngân hàng coi việc cho vay DNSN là rủi ro, họ có thể ngần ngại hơn khi cho các DNSN vay vốn vì coi các khoản cho vay DNSN có thể là nguồn tạo ra nợ xấu cho NHTM.

Giả thuyết 2.3: Xu hướng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với thanh khoản của NHTM

Nghiên cứu của Peek và Rosengren (1998) hay Lin và cộng sự (2019), xu hướng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với thanh khoản của NHTM do các NHTM nhận được cú sốc thanh khoản tích cực, họ chỉ tập trung mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ mà có quy mô tương đối lớn, còn tín dụng cho các DNSN được mở rộng với mức độ ít hơn. Do đó, luận án kỳ vọng mối quan hệ nghịch chiều giữa thanh khoản của NHTM với xu hướng cho vay DNSN.

Giả thuyết 2.4: Xu hướng cho vay DNSN có tương quan thuận chiều với khả năng sinh lời của NHTM

Các ngân hàng có tỷ lệ sinh lời cao sẽ có nhiều động lực thực hiện các hành vi rủi ro hơn. Do đó, đồng quan điểm với nghiên cứu của Carter và McNulty (2005) và Mkhaiber và Werner (2021) và ngược quan điểm của Peek và Rosengren (1998), luận án cho rằng tỷ lệ sinh lời ROA cao sẽ làm giảm xu hướng cho vay DNSN của các NHTM.

Giả thuyết 2.5: Xu hướng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với mức chịu rủi ro của NHTM

Một ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, tức là dựa nhiều hơn vào nguồn vốn nợ sẽ ít có khả năng tham gia vào hoạt động cho vay rủi ro (như cho vay DNSN) và sẵn sàng chấp thuận các khoản vay cho các công ty lớn, minh bạch hơn (Peek và Rosengren, 1998). Tương tự, nghiên cứu của Mkhaiber và Werner (2021) cũng chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao cũng làm giảm việc NHTM có các hành vi rủi ro, do đó có thể làm thay đổi xu hướng cho vay của NHTM theo hướng giảm tỷ lệ các khoản cho vay rủi ro cao như các khoản cho vay DNSN. Do đó luận án kỳ vọng mối quan hệ nghịch chiều giữa mức chịu rủi ro của NHTM và xu hướng cho vay DNSN

Giả thuyết 2.6: Xu hướng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với huy động vốn của NHTM

Các NHTM huy động được nhiều vốn hơn có thể tăng khả năng cho vay của họ cũng như thay đổi xu hướng cho vay của mình, theo đó các NHTM sẽ tăng cho vay nhiều hơn đối với các doanh nghiệp tương đối lớn, với nguồn thông tin rõ ràng hơn và tăng cho vay ít hơn với các DNSN với vấn đề bất cân xứng thông tin nghiêm trọng (Lin và cộng sự, 2018). Do đó luận án kỳ vọng mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa huy động vốn của NHTM với xu hướng cho vay DNSN.

Giả thuyết 2.7: Xu hướng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế

Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu vay vốn của tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tăng lên và khả năng sinh lời của các cơ hội đầu tư cũng tăng lên. Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các NHTM sẽ tăng hoạt động cho vay của mình khi nền kinh tế tăng trưởng tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về sự thay đổi trong xu hướng cho vay của NHTM khi có sự thay đổi trong điều kiện kinh tế vĩ mô. Dựa trên lý thuyết bất cân xứng thông tin và phân bổ tín dụng, luận án cho rằng trong giai đoạn kinh tế phát triển các ngân hàng sẽ tăng cho vay tuy nhiên có xu hướng cho vay với các công ty lớn, trong khi đó các ngân hàng có xu hướng giảm các khoản cho vay theo mối quan hệ như là các khoản cho vay DNSN.

Giả thuyết 2.8: Xu hướng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với lạm phát

Như đã phân tích ở trên lạm phát tăng có thể làm giảm tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Dựa trên lý thuyết bất cân xứng thông tin và phân bổ tín dụng, luận án cho rằng xu hướng cho vay của NHTM cũng sẽ có sự thay đổi trong điều kiện thay đổi của lạm phát và các NHTM có xu hướng giảm tỷ lệ cho vay DNSN nhiều hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Giả thuyết 2.9: Xu hướng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với lãi suất

Theo Delis và Kouretas (2011), mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích các hành vi rủi ro của NHTM để tìm kiếm lợi nhuận do đó lãi suất thấp có thể làm thay đổi xu hướng cho vay của các NHTM. Theo đó, các NHTM sẽ có xu hướng cho vay rủi ro hơn để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn trong điều kiện lãi suất thấp. Các DNSN thường được các NHTM cho là đối tượng cho vay rủi ro. Hơn thế nữa lãi suất cho đối tượng khách hàng này thường cao hơn các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên lãi suất này vẫn thấp hơn đáng kể so với những nguồn tài chính có sẵn khác trên thị trường tín dụng phi chính thức do đó các DNSN vẫn sẵn sàng vay NHTM với mức lãi suất cao hơn lãi suất cho vay của NHTM dành cho các đối tượng khác (Wright và Alamgir, 2004). Vì vậy luận án kỳ vọng tương quan nghịch chiều giữa lãi suất và xu hướng cho vay DNSN.

Giả thuyết 2.10: Xu hướng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với mức độ tập trung thị trường

Đối với thị trường có mức độ tập trung cao, sự gia nhập và phát triển của các NHTM cạnh tranh không phải là sự đe dọa với các NHTM nắm giữ thị phần lớn. Do đó, họ có động cơ để tiếp tục duy trì hoạt động cho vay đối với các khách hàng cũ, trong khi đó họ lại thiếu động cơ để mở rộng cho vay với các DN nhỏ và vừa

(Cetorelli và Strahan, 2006; Beck và cộng sự, 2004). Do đó luận án kỳ vọng tương quan ngược chiều giữa xu hướng cho vay DNSN và mức độ tập trung thị trường.

Bảng 3.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu Biến Mô hình 1 Mô hình 2

SIZE + - NPL - - LIQ - - ROA + + EQTA + - DEP - - GDP + - INF - - INR + - HHI - -

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Một phần của tài liệu LA_LeVanChi-đã chuyển đổi (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w