Tương tự như các công trình nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài cũng có thể được chia ra thành hướng nghiên cứu theo tiếp cận từ phía cung và các nghiên cứu theo tiếp cận từ phía cầu. Bên cạnh đó một số nghiên cứu trong nước cũng đi theo hướng đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động vay vốn của NHTM hoặc các giải pháp giúp nâng cao khả năng tiếp cận vốn NHTM của các DN. Ngoài ra, một số nghiên cứu trong nước đã đi theo hướng nghiên cứu về hoạt động tài chính vi mô của NHTM, trong đó đặt các DNSN như là một đối tượng của hoạt động tài chính vi mô (Phạm Bích Liên, 2016). Một số nghiên cứu trong nước (hoặc các nghiên cứu nước ngoài có bối cảnh nghiên cứu được chọn là Việt Nam) gần với đề tài được tác giả tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn ngân hàng/ hoạt động cho vay của ngân hàng ở Việt Nam
Tác giả Tên công
trình
Nơi
xuất bản Nhân tố ảnh hưởng
Phương pháp nghiên cứu Vương Quốc Duy và cộng sự (2012) Determinants of household access to formal credit in the rural areas of the Mekong Delta, Vietnam African and Asian Studies Tiếp cận tín dụng cá nhân: tuổi, giá trị xây dựng, dân tộc, quy mô gia đình, khoảng cách đến trung tâm thị trường, vốn xã hội Tiếp cận theo nhóm tới tín dụng nông thôn: tình trạng hôn nhân, giáo dục, tổng diện tích đất, khoảng cách đến trung tâm thị trường
Mô hình rào cản đôi
Phạm Duy Hưng (2017) Determinants of New Small and Medium Enterprises (SMEs) Access to Bank Credit: Case Study in the Phu Tho Province, Vietnam Internation al Journal of Business and Manageme nt
Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng: phương án kinh doanh, thông tin tài chính, quy mô doanh nghiệp, khả năng tiếp cận với nhân viên ngân hàng, tài sản đảm bảo
- Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng số liệu sơ cấp thu thập bằng phương pháp bảng hỏi
- 2 mô hình: mô hình hồi quy theo biến giả, mô hình hồi quy kiểm duyệt Nguyễn Thị Nhung và cộng sự (2015) An empirical analysis of credit accessibility of small and medium sized enterprises in Vietnam Banks and Bank Systems
Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa: giới tính của người sở hữu doanh nghiệp; trình độ học vấn của người sở hữu doanh nghiệp; tuổi của người sở hữu doanh nghiệp; mối quan hệ với nhân viên ngân hàng
- Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng số liệu sơ cấp thu thập bằng phương pháp bảng hỏi
- Mô hình logit
Tác giả Tên công trình
Nơi
xuất bản Nhân tố ảnh hưởng
Phương pháp nghiên cứu Thành và cộng sự (2011) Medium Enterprises Access to Finance in Vietnam Research Project Report 2010-14, Jakarta: ERIA
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận tài chính là: thiếu tài sản thế chấp; thời gian hoạt động ngắn, phần lớn chủ sở hữu không có đủ kinh nghiệm trong việc điều hành hoặc sở hữu doanh nghiệp, quy mô quá nhỏ và không tham
gia vào mạng lưới sản xuất.
thập số liệu: sử dụng số liệu sơ cấp thu thập bằng phương pháp bảng hỏi
- Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy nhị phân Đỗ Thị Thu Hiền (2020) Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các NHTM khu vực Tây Bắc Việt Nam Luận văn Tiến sỹ bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DN nhỏ và vừa: Tình hình tài chính, Thông tin lịch sử tín dụng, thông tin về tài sản thế chấp, mối quan hệ với ngân hàng
Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng số liệu sơ cấp thu thập bằng phương pháp bảng hỏi với đối tượng là các cán bộ tín dụng hoặc cán bộ quản lý của các NHTM tại 4 tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Việt Nam - Phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic
Nguồn: nghiên cứu của tác giả Về các nghiên cứu trong nước liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM:
Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu trong nước có thể thấy rằng, các nghiên cứu liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM cũng như nghiên cứu về việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp khá phong phú, đầy đủ theo các hướng nghiên cứu tương tự như các hướng nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới. Một trong những nghiên cứu mang tính chất tiên phong về cho vay DNSN ở Việt Nam là nghiên cứu của Lê Mai Lan và Trần Như An (2004). Đây là nghiên cứu mang tính khám phá, đặt vấn đề khi lần đầu tiên đề cập tới một thị trường khách hàng mới dành cho các NHTM. Nghiên cứu đã có những đánh giá rất sơ bộ về những rào cản về vốn đối với DNSN,
góc nhìn của NHTM đối với hoạt động cho vay DNSN như: thái độ đối với việc cho vay DNSN của các NHTM nhà nước hoặc các NHTMCP nhà nước nắm cổ phần chi phối và các NHTMCP thuộc sở hữu tư nhân, đánh giá về kỹ năng cho vay cũng như động lực cho vay DNSN của từng nhóm NHTM, đánh giá quy trình, quản lý tài sản đảm bảo, và hệ thống mạng lưới của từng nhóm NHTM có phù hợp với việc cho vay DNSN hay không. Các phân tích bên cung sử dụng số liệu sơ cấp thu thập từ bảng hỏi được gửi đến 39 NHTM cổ phần, 5 NHTM sở hữu nhà nước, 2 NH chính sách, và 5 tổ chức hỗ trợ tín dụng (bao gồm NHNN Việt Nam) và 5 tổ chức tài chính vi mô. Như vậy nghiên cứu này đã bước đầu đưa ra được ảnh hưởng của đặc điểm NHTM đến hoạt động cho vay DNSN, tuy nhiên những nhân tố này chưa được nghiên cứu kiểm định bằng các mô hình thích hợp. Có thể thấy rằng so với các nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu trong nước (hoặc các nghiên cứu quốc tế lấy bối cảnh nghiên cứu là nền kinh tế Việt Nam) có sự tương đồng về một vài nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, hay nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên các nghiên cứu trong nước chỉ ra được một số nhân tố mang đặc trưng của Việt Nam. Ví dụ bằng việc phân tích đặc điểm của Việt Nam liên quan đến vấn đề bất cân xứng thông tin và lý thuyết thị trường hiệu quả, các nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung và cộng sự (2015); Phạm Duy Hùng (2017) đã chỉ ra một nhân tố rất đáng chú ý: mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng (cụ thể là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhân viên tín dụng của ngân hàng). Mối quan hệ này đã được kiểm định trong các nghiên cứu với những cách đo lường khác nhau nhưng đều có chung kết quả là đây là mối quan hệ thuận và có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên cũng giống như các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, các nghiên cứu trong nước chưa đi sâu vào hoạt động cho vay DNSN của các NHTM. Các nghiên cứu chủ yếu vẫn đặt DNSN là một đối tượng nghiên cứu nằm trong chủ thể nghiên cứu chung là các DNVVN, ví dụ như nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Hiền (2020), Võ Trí Thành và cộng sự (2011) hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung và cộng sự (2015) và chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào các DNSN.
Về các nghiên cứu trong nước theo hướng đề xuất giải pháp triển khai/ phát triển hoạt động cho vay DNSN của NHTM: Một số nghiên cứu đã bước đầu nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay DNSN và đi vào nghiên cứu hiện trạng hoạt động cho vay DNSN của NHTM như nghiên cứu trong luận án thạc sỹ của Nguyễn Thị Huyền (2017) với đề tài “Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp siêu vi mô tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng”; luận án thạc sỹ của Phạm Thị Lương (2017) với đề tài “Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với
doanh nghiệp vi mô và siêu vi mô tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội”; hay luận án thạc sỹ của Trần Cao Quang Tuấn (2016) với đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tây”; luận án thạc sỹ của Nguyễn Tiến Đạt (2019) với đề tài “Phát triển cho vay doanh nghiệp siêu vi mô tại Vietinbank – chi nhánh Nghệ An”; luận văn thạc sỹ của Nguyễn Phương Thành (2019) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp siêu nhỏ tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Trà Vinh”. Ngoài ra một số nghiên cứu đã tập trung vào việc đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay đối với các DNVVN nói chung (Đặng Thị Thu Hằng và Vũ Thị Kim Oanh, 2021; Hà Thị Việt Thuý, 2021; Phạm Xuân Phú, 2017)
Thông qua việc tổng quan nghiên cứu có thể thấy rằng, cơ bản các nghiên cứu đều thống nhất rằng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM nói chung, và hoạt động cho vay DNSN của NHTM bao gồm 2 nhóm cơ bản: nhóm nhân tố môi trường vĩ mô và nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm của NHTM. Tuy nhiên chiều hướng tác động của các nhân tố này như thế nào vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nghiên cứu được thực hiện chưa có sự thống nhất với nhau về hướng tác động của quy mô ngân hàng, thanh khoản của ngân hàng, mức độ tập trung thị trường, tăng trưởng kinh tế và lãi suất tới hoạt động cho vay của các NHTM.