Mô hình tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay doanh

Một phần của tài liệu LA_LeVanChi-đã chuyển đổi (Trang 87 - 90)

doanh nghiệp siêu nhỏ

Dạng mô hình

MLGi,t = þO + þ1SIZEi,t + þ2NPLi,t + þ3LIQi,t + þ4ROAi,t + þ5EQTAi,t

Các giả thuyết của mô hình

Giả thuyết 1.1: Tăng trưởng cho vay DNSN có tương quan thuận chiều với quy mô của NHTM

Các nghiên cứu đã cho thấy chiều hướng tác động khác nhau của quy mô ngân hàng với hoạt động cho vay của NHTM. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2018) đã chỉ ra quy mô của NHTM có mối quan hệ ngược chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, điều này có thể do các nghiên cứu đang xem xét tăng trưởng dư nợ theo số tương đối chứ không phải tuyệt đối. Các ngân hàng quy mô lớn vẫn tăng cho vay khách hàng nhưng do dư nợ kỳ trước của các ngân hàng rất lớn nên khi tính tốc độ tăng trưởng sẽ là một số tương đối không lớn. Quy mô của hoạt động cho vay DNSN vẫn ở mức nhỏ so với quy mô tín dụng của toàn ngân hàng. Vì vậy khi quy mô của ngân hàng tăng lên các NHTM sẽ mở rộng hơn hoạt động cho vay DNSN. Do đó luận án kỳ vọng rằng tăng trưởng cho vay DNSN của NHTM có mối quan hệ thuận chiều với quy mô NHTM.

Giả thuyết 1.2: Tăng trưởng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với rủi ro tín dụng của NHTM

Các nghiên cứu về hoạt động cho vay nói chung của NHTM cho rằng tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều điều hoạt động cho vay của các NHTM. Theo lý thuyết phân bổ tín dụng (Credit rationing theory), như đã phân tích ở trên khi phân bổ tín dụng để tối đa hoá lợi nhuận của mình, các NHTM sẽ hạn chế tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Do đó trong điều kiện hoạt động cho vay bị thu hẹp bởi nợ xấu, tác giả cho rằng hoạt động cho vay DNSN của NHTM cũng sẽ bị thu hẹp và thậm chí bị ảnh hưởng nhiều hơn do các NHTM sẽ phân bổ nguồn tín dụng giới hạn của mình cho các đối tượng khác và cắt giảm phần lớn các khoản vay dành cho đối tượng khách hàng DNSN. Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Diệu Hiền và Đặng Văn Dân (2020), Trần Việt Dũng (2020) về các NHTM Việt Nam, luận án cho rằng tăng trưởng cho vay DNSN có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu của NHTM.

Giả thuyết 1.3: Tăng trưởng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với thanh khoản của NHTM

Mặc dù các nghiên cứu trên thế giới cho thấy những kết quả trái ngược nhau về mối quan hệ giữa thanh khoản của NHTM với hoạt động cho vay nói chung của NHTM. Tuy nhiên kết quả của một số nghiên cứu ở Việt Nam như nghiên cứu của Sarath và Phạm Văn Đại (2015), Nguyễn Hoàng Diệu Hiền và Đặng Văn Dân (2020), (Trần Việt Dũng, 2020) cho rằng giữa thanh khoản của NHTM và hoạt động cho vay

nói chung của NHTM là ngược chiều. Nghiên cứu cho rằng NHTM có thanh khoản cao sẽ giảm nguồn cung vốn vay nói chung và nguồn cung vốn vay cho DNSN nói riêng. Do đó tác động của thanh khoản NHTM tới tăng trưởng cho vay DNSN được luận án kỳ vọng là ngược chiều.

Giả thuyết 1.4: Tăng trưởng cho vay DNSN có tương quan thuận chiều với khả năng sinh lời của NHTM

Theo nghiên cứu của Carter và McNulty (2005) khả năng sinh lời của NHTM sẽ làm tăng tỷ lệ cho vay DN nhỏ của các NHTM. Theo tác giả khả năng sinh lời được cải thiện có thể sẽ khuyến khích các NHTM tham gia vào các hoạt động cho vay rủi ro hơn như là cho vay các DNSN. Do đó nghiên cứu cũng kỳ vọng mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa khả năng sinh lời của NHTM với tăng trưởng cho vay DNSN.

Giả thuyết 1.5: Tăng trưởng cho vay DNSN có tương quan thuận chiều với mức chịu rủi ro của NHTM

Nghiên cứu Nguyễn Hoàng Diệu Hiền và Đặng Văn Dân (2020) đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa mức chịu rủi ro của NHTM và hoạt động cho vay của NHTM. Do đó luận án kỳ vọng mối quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng cho vay DNSN với mức chịu rủi ro của NHTM.

Giả thuyết 1.6: Tăng trưởng cho vay DNSN có tương quan thuận chiều với huy động vốn của NHTM

Khi lượng tiền gửi tăng lên, dư nợ cho vay của NHTM cũng tăng lên hay nói cách khác sự tăng lên của lượng tiền gửi của NHTM sẽ làm tăng khả năng cho vay của NHTM (Sharma và Gounder, 2012; Aiyar, 2012). Ngược lại theo Trần Việt Dũng (2020), việc phụ thuộc nhiều hơn vào tiền gửi có thể khiến các ngân hàng bị giám sát chặt chẽ bởi những người gửi tiền, và vì vậy các ngân hàng dựa nhiều hơn vào tiền gửi có thể sẽ thận trọng hơn khi cho vay so với các ngân hàng khác và do đó giảm hoạt động cho vay DNSN là đối tượng cho vay nhiều rủi ro. Từ những phân tích trên, luận án kỳ vọng mối quan hệ nghịch chiều giữa huy động vốn của NHTM với tăng trưởng cho vay DNSN của NHTM

Giả thuyết 1.7: Tăng trưởng cho vay DNSN có tương quan thuận chiều với tăng trưởng kinh tế

Các ngân hàng có xu hướng giảm nguồn cung tín dụng của họ trong thời kỳ bất ổn kinh tế vĩ mô vì rủi ro lớn hơn. Ở các quốc gia chịu thời gian bất ổn kéo dài hoặc rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc kinh tế, tín dụng cho khu vực kinh doanh có xu

hướng hạn chế hơn và lãi suất có xu hướng cao hơn. Do các DNSN có đặc điểm là nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những sự thay đổi của nền kinh tế, do đó luận án kỳ vọng rằng hoạt động cho vay DNSN sẽ mở rộng khi nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại. Do đó nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng cho vay DNSN và tăng trưởng kinh tế.

Giả thuyết 1.8: Tăng trưởng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với lạm phát

Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2018) cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa lạm phát và tăng trưởng tín dụng của các NHTM nói chung. Tăng trưởng tín dụng chung giảm cũng có thể khiến cho tăng trưởng cho vay DSN giảm theo, vì vậy luận án cũng kỳ vọng mối quan hệ nghịch chiều giữa lạm phát và tăng trưởng tín dụng cho các DNSN.

Giả thuyết 1.9: Tăng trưởng cho vay DNSN có tương quan thuận chiều với lãi suất

Lãi suất đại diện cho nhu cầu tín dụng của nền kinh tế và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Lãi suất thực tăng có thể tạo động lực cho các ngân hàng gia tăng các hoạt động cho vay và ngược lại. Do đó luận án kỳ vọng mối quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng cho vay DNSN với lãi suất

Giả thuyết 1.10: Tăng trưởng cho vay DNSN có tương quan nghịch chiều với mức độ tập trung thị trường

Các nghiên cứu ở các quốc gia cho các kết quả trái ngược về mối quan hệ giữa mức độ tập trung thị trường và hoạt động cho vay của NHTM. Theo luận án một thị trường có tính cạnh tranh cao sẽ có nguồn tài chính hơn cho các doanh nghiệp. Khi nguồn cung tín dụng bị hạn chế các DNSN sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất theo lý thuyết phân bổ tín dụng. Do đó, tương tự với nghiên cứu của Beck và cộng sự (2004), luận án kỳ vọng mối quan hệ nghịch chiều giữa mức độ tập trung thị trường và tăng trưởng cho vay DNSN.

Một phần của tài liệu LA_LeVanChi-đã chuyển đổi (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w