Đo lường các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu LA_LeVanChi-đã chuyển đổi (Trang 77 - 87)

Biến phụ thuộc đại diện cho hoạt động cho vay DNSN của NHTM, bao gồm: Tốc độ tăng trưởng cho vay DNSN của NHTM (MLGi,t) và Xu hướng cho vay DNSN của NHTM (MLPi,t)

MLGi,t – Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN của NHTM

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay là thước đo quan trọng để đánh giá hoạt động cho vay của NHTM. Đây là chỉ tiêu được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về hoạt động cho vay của NHTM nói chung (Nguyễn Hoàng Diệu Hiền và Đặng Văn Dân, 2020; Võ Xuân Vinh, 2018). Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay giúp so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm để đánh giá khả năng cho vay của NHTM. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hoạt động cho vay của NHTM có sự mở rộng và hiệu quả qua thời gian. Chỉ tiêu này được đo lường như sau:

MLGi,t

= Dư nợ cℎo vay DNSN năDư nợ cℎo vay DNSN năN t − Dư nợ cℎo vay DNSN năN (t − 1) N (t − 1)

MLPi,t – Xu hướng cho vay DNSN của NHTM

Đây là chỉ tiêu được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về cho vay DN nhỏ của các NHTM như nghiên cứu của hay (McNulty và cộng sự, 2013; Shen và cộng sự, 2009). Xem xét xu hướng cho vay của NHTM là quan trọng vì sự thay đổi trong xu hướng cho vay sẽ phản ánh những thay đổi lớn trong mô hình và hoạt động kinh doanh của NHTM. Khi xu hướng cho vay DNSN tăng lên có nghĩa là NHTM đã hướng nhiều hơn tới hoạt động cho vay DNSN và vai trò của hoạt động cho vay DNSN trong tổng thể các hoạt động cho vay của NHTM được tăng lên. Ngược lại khi xu hướng cho vay DNSN của NHTM giảm xuống cho thấy mô hình và hoạt động kinh doanh của NHTM không hỗ trợ cho hoạt động cho vay DNSN. Kể cả khi dư nợ cho vay DNSN của NHTM giảm xuống nhưng xu hướng cho vay DNSN của NHTM đó có thể vẫn tăng (tử số và mẫu số cùng giảm, nhưng tử số giảm ít hơn mẫu số). Như vậy việc kết hợp giữa dư nợ cho vay DNSN và xu hướng cho vay DNSN là cần thiết để có thể đo lường chính xác hoạt động cho vay DNSN của NHTM.

Tuy nhiên, thang đo được sử dụng trong các nghiên cứu để đo lường xu hướng cho vay DNSN của các NHTM lại có sự khác nhau. Một số thang đo chính được sử dụng để đo lường xu hướng cho vay DN nhỏ trong một số nghiên cứu bao gồm:

- Tỷ lệ giữa dư nợ cho vay DN nhỏ trên tổng tài sản của NHTM

- Tỷ lệ giữa dư nợ cho vay DN nhỏ trên tổng các khoản cho vay khách hàng Trong các nghiên cứu mang tính chất tiên phong, điển hình trước đây, khi nghiên cứu về hoạt động cho vay của NHTM đối với các doanh nghiệp nhỏ, các

nghiên cứu chủ yếu dựa vào tỷ lệ giữa dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ trên tổng tài sản để đo lường (Berger và cộng sự, 1998; Berger và Udell, 1995b; Peek và Rosengren, 1998). Cách đo lường này nhận được chỉ trích từ nghiên cứu của Berger và cộng sự (2007). Theo nhóm tác giả, các ngân hàng có quy mô lớn thường có tỷ lệ dư nợ cho vay DN nhỏ trên tổng tài sản thấp hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ do mẫu số lớn chứ không phải do tử số bị thu hẹp. Lý do là các ngân hàng lớn có tổng tài sản lớn, hơn thế nữa các ngân hàng này lại dễ dàng gia tăng tài sản từ các nguồn khác (huy động vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu,…) bên cạnh việc gia tăng tài sản từ hoạt động cho vay. Do đó, sử dụng chỉ tiêu này sẽ không phản ánh được chính xác xu hướng thay đổi của hoạt động cho vay DNSN của các NHTM. Để khắc phục được nhược điểm này, một số nghiên cứu trước đây đã thay thế tỷ lệ dư nợ cho vay DN nhỏ trên tổng tài sản bằng một thang đo mới có thể phản ánh chính xác hơn đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ của các NHTM. Thang đo này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của McNulty và cộng sự (2013); Shen và cộng sự (2009), cụ thể như sau:

Xu ℎướng cℎo vay DN nℎỏ = Tổng các kℎoản cℎo vay kℎácℎ ℎàngDư nợ cℎo vay doanℎ ngℎiệe nℎỏ Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể chưa phản ánh đầy đủ hoạt động cho vay DNSN của các NHTM. Lý do là trong tổng các khoản cho vay khách hàng của ngân hàng bao gồm cả các khoản cho vay với các đối tượng khách hàng khác ngoài khách hàng doanh nghiệp (Ví dụ như các khoản cho vay dành cho cá nhân hoặc các khoản cho vay dành cho các tổ chức nhận tiền gửi hoặc các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác). Việc bao gồm cả các khoản vay này trong mẫu số dẫn đến việc tỷ lệ giữa các khoản cho vay DNSN trên tổng các khoản vay có xu hướng thấp hơn vì mẫu số lớn hơn có thể do tổng khoản vay tăng lên. Điều này lại tạo ra hàm ý rằng các ngân hàng không sẵn sàng cho các doanh nghiệp nhỏ vay. Trong khi đó thực tế có thể là các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ lại chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng các khoản cho vay dành cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và chứng tỏ là các khoản cho vay dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động cho vay của các NHTM. Vì vậy, việc sử dụng tỷ lệ dư nợ cho vay DN nhỏ trên tổng dư nợ các khoản cho vay khách hàng của NHTM có thể không phải là phép đo chính xác thể hiện được bản chất đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng nhỏ của các NHTM.

Các thang đo xu hướng cho vay đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước cũng như nhược điểm của các thang đo này được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Thang đo Nghiên cứu sử dụng Chỉ trích Tỷ lệ giữa dư nợ cho vay DN nhỏ trên tổng tài sản của NHTM Berger và cộng sự (1998); Berger và Udell (1995b); Peek và Rosengren (1998)

Các ngân hàng có quy mô lớn thường có tỷ lệ dư nợ cho vay DN nhỏ trên tổng tài sản thấp hơn so với các NH có quy mô nhỏ. Điều này là do mẫu số lớn chứ không phải do tử số bị thu hẹp: các ngân hàng lớn có tổng tài sản lớn, hơn thế nữa các ngân hàng này lại dễ dàng gia tăng tài sản từ các nguồn khác (huy động vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu,…) bên cạnh việc gia tăng tài sản từ hoạt động cho vay (Berger và cộng sự, 2007)

Tỷ lệ giữa dư nợ cho vay DN nhỏ trên tổng các khoản cho vay khách hàng McNulty và cộng sự (2013); Shen và cộng sự (2009)

Tỷ lệ này có thể chưa phản ánh đầy đủ hoạt động cho vay DNSN của các NHTM. Lý do là trong tổng các khoản cho vay khách hàng của ngân hàng bao gồm cả các khoản cho vay với các đối tượng khách hàng khác ngoài khách hàng doanh nghiệp dẫn đến việc tỷ lệ giữa các khoản cho vay DNSN trên tổng các khoản vay có xu hướng thấp hơn khi tổng thể các khoản cho vay tăng lên.

Nguồn: nghiên cứu của tác giả

Dựa trên việc tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây và phân tích ưu và nhược điểm của việc sử dụng thang đo để đo lường biến phụ thuộc, nghiên cứu đề xuất một thang đo mới để có thể khắc phục các nhược điểm đã phân tích ở trên. Trong nghiên cứu này, nghiên cứu đo lường xu hướng cho vay DNSN của NHTM dựa trên thang đo sau:

Trong đó:

MLPi,t

= Tổng dư nợ cℎo vay doanℎ ngℎiệeDư nợ cℎo vay DNSNi,t i,t

Dư nợ cho vay DNSNi,t được xác định bằng dư nợ cho vay DNSN của NHTM i tại thời điểm t

Dư nợ cho vay doanh nghiệpi,t được xác định bằng dư nợ cho vay doanh nghiệp của NHTM i tại thời điểm t

Thang đo này được kỳ vọng sẽ khắc phục được nhược điểm của 2 thang đo đã được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu trước đây (tỷ lệ giữa dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ trên tổng tài sản và tỷ lệ giữa dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của NHTM). Hơn thế nữa, thang đo này được kỳ vọng sẽ phản ánh được chính xác hơn xu hướng thay đổi của hoạt động cho vay DNSN của từng NHTM qua thời gian do nó phản ánh được sự thay đổi của tỷ trọng cho vay DNSN trong tổng dư nợ cho vay dành cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp của một NHTM qua thời gian.

3.2.2.2. Biến độc lập

Nhóm các biến phản ánh đặc điểm của NHTM

Quy mô của NHTM

Biến này phản ánh đặc điểm về quy mô của NHTM. Đây là một nhân tố có thể góp một phần không nhỏ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNSN của NHTM. Mặc dù rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được rằng quy mô của NHTM có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên đối tượng khách hàng DNSN, đồng thời chiều hướng tác động của biến quy mô ngân hàng đến hoạt động cho vay DN nhỏ vẫn là một vấn đề tranh cãi trong các công trình nghiên cứu. Quy mô của NHTM được đo lường bằng logarit tổng tài sản của NHTM tại thời điểm cuối năm và ký hiệu là . Cách đo lường này được sử dụng rất phổ biến trong nhiều nghiên cứu như Võ Xuân Vinh (2018), Mkhaiber và Werner (2021), Malede (2014)

Rủi ro tín dụng

Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng của NHTM với hoạt động cho vay của NHTM (Amidu, 2014; Fukuda và cộng sự, 2006; Tomak, 2013; Võ Xuân Vinh, 2018; Mkhaiber và Werner, 2021). Để đo lường rủi ro tín dụng, luận án sử dụng thang đo là tỷ lệ nợ xấu, được xác định bằng tổng dư nợ nhóm 3, 4 và 5 của NHTM trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của NHTM. Đây là thang đo được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu trước đây về hoạt động cho vay của NHTM (Fukuda và cộng sự, 2006; Võ Xuân Vinh, 2018; Mkhaiber và Werner, 2021; Malede, 2014). Việc sử dụng tỷ lệ nợ xấu như là một thang đo cho rủi ro tín dụng cũng nhận được sự ủng hộ của Gadzo và cộng sự (2019), Brewer và Jackson (2006) trong các nghiên cứu khác liên quan tới NHTM.

Khả năng sinh lời của NHTM được đo lường bằng chỉ số ROA (Return on Asset). ROA của một ngân hàng được xác định bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế của NHTM trên tổng tài sản của NHTM đó. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản của NHTM sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA càng cao càng cho thấy NHTM có khả năng sinh lời tốt. Đây là thang đo đã được sử dụng trong nghiên cứu của Peek và Rosengren (1998), Võ Xuân Vinh (2018), Nguyễn Hoàng Diệu Hiền và Đặng Văn Dân (2020), Mkhaiber và Werner (2021), Malede (2014) và nhiều nghiên cứu khác. Biến khả năng sinh lời của NHTM cũng là biến thường được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu liên quan đến ngân hàng như là một biến kiểm soát để xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của NHTM và khả năng cung cấp tín dụng của NHTM đó.

Thanh khoản của NHTM

Ảnh hưởng của thanh khoản của NHTM tới hoạt động cho vay của NHTM đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, tác động của nhân tố này tới hoạt động vẫn còn là vấn đề nhiều tranh cãi.

Trong nghiên cứu trước đây đã có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thanh khoản của NHTM (Lại Thị Thanh Loan, 2020). Một số chỉ tiêu được sử dụng phổ biến bao gồm:

- Tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản trên tổng tài sản

- Tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản/ (Tiền gửi tiết kiệm + Nguồn vốn ngắn hạn) - Tỷ lệ Cho vay trên tổng tài sản

- Tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản/ Tiền gửi tiết kiệm

- Chênh lệch giữa các khoản tín dụng và huy động vốn trên Tổng tài sản - Tỷ lệ giữa dư nợ trên huy động vốn

Trong các chỉ tiêu nói trên, nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu Dư nợ trên huy động vốn (Loan to Deposit ratio). Sở dĩ nghiên cứu lựa chọn chỉ tiêu này vì đây là công cụ có thể kiểm soát thanh khoản của NHTM, giúp cân bằng việc dùng nguồn vốn ổn định để nắm giữ các tài sản phi thanh khoản. Theo Lại Thị Thanh Loan (2020), các nhóm chỉ số thanh khoản khác (Tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, Tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản/ (Tiền gửi tiết kiệm + Nguồn vốn ngắn hạn), Tỷ lệ Cho vay trên tổng tài sản, Tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản/ Tiền gửi tiết kiệm, Chênh lệch giữa các khoản tín dụng và huy động vốn trên Tổng tài sản) thường chỉ tập trung vào một khía cạnh (tài sản hoặc nguồn vốn). Tuy nhiên trên thực tế, thanh khoản tài sản và thanh khoản

nguồn vốn thường xuyên hoán đổi với nhau. Vì vậy việc sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ giữa Dư nợ trên Huy động vốn được kỳ vọng là sẽ mang lại góc nhìn tổng quát hơn so với các chỉ tiêu khác về thanh khoản của NHTM.

Mức độ chịu rủi ro

Tác động của mức độ chịu rủi ro tới hoạt động cho vay của NHTM cho thấy những kết quả trái chiều nhau trong nhiều nghiên cứu. Dựa trên việc tổng quan các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy mức độ chịu rủi ro của các NHTM thường được xác định dựa trên tiêu chuẩn CAR của các Hiệp ước vốn Basel. Tuy nhiên, hiện nay các NHTM ở Việt Nam vẫn chưa thực hiện theo một chuẩn thống nhất. Trong khi một số NHTM đã hoàn thành cả 3 trụ cột của của Basel II như SHB, HDBank, thì một số NHTM mới hoàn thành một phần của của Basel II (MB, VIB). Do sự khác nhau trong cách đánh giá cũng như do hạn chế về mặt số liệu, luận án đo lường đòn bẩy tài chính của NHTM theo thang đo sau: Mức chịu rủi ro = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản. Đây là cách đo lường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về NHTM ở Việt Nam và thế giới như Alhassan và cộng sự (2013), Võ Xuân Vinh (2018), Nguyễn Hoàng Diệu Hiền và Đặng Văn Dân (2020).

Huy động vốn

Tiền gửi chiếm phần lớn các khoản nợ của ngân hàng và đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động trung gian của ngân hàng. Các quyết định cho vay của ban lãnh đạo ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khối lượng và chi phí tiền gửi ngân hàng. Lãi suất trả cho các khoản tiền gửi đảm bảo rằng các ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận cao hơn và cao hơn giá vốn của họ, do đó, các khoản nợ phải trả này được chuyển thành tài sản cho vay để tạo ra thu nhập lãi. Tỷ lệ tiền gửi được đo bằng tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng vốn của NHTM sẽ phản ánh được đặc điểm huy động vốn của NHTM, tương tự như nghiên cứu của Laeven và cộng sự (2016), Rose và Hudgins (2013); Malede (2014); Imran và Nishat (2013).

Nhóm các biến phản ánh các yếu tố vĩ mô

Tăng trưởng kinh tế

Đây là một biến số được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về hoạt động tín dụng của NHTM nói chung (Barajas và Stein 2002; Malede, 2014; Phạm Thị Hồng Hạnh, 2015). Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế hàng năm của Việt Nam.

Lạm phát

trước đây là có tác động tới hoạt động cho vay của NHTM (Boyd và cộng sự, 2001; Huybens và Smith, 1999; Sharma và Gounder, 2012; Stepanyan và Guo, 2011). Trong nghiên cứu này, biến lạm phát sẽ được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát thực tế hàng năm

INR – Lãi suất

Lãi suất cũng là một biến số vĩ mô được chứng minh trong nhiều nghiên cứu trước đây là có tác động tới hoạt động cho vay của NHTM (Hoffman, 2004 ; Wright và Alamgir, 2004). Trong nghiên cứu này, biến lãi suất sẽ được đo lường bằng lãi suất cho vay hàng năm.

3.2.2.3. Biến kiểm soát

Một phần của tài liệu LA_LeVanChi-đã chuyển đổi (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w