Kết quả ước lượng các mô hình

Một phần của tài liệu LA_LeVanChi-đã chuyển đổi (Trang 133 - 140)

4.2.5.1. Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN của các NHTM

Trong bảng 4.15, kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN của các NHTM được trình bày thông qua các phương pháp ước lượng khác nhau. Trước tiên luận án đã kiểm tra giữa phương pháp hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) thông qua kiểm định Hausman. Kết quả cho thấy hồi quy theo mô hình FEM phù hợp hơn (bảng 4.11). Tiếp theo đó, luận án đã kiểm định nên sử dụng phương pháp hồi quy theo Pooled OLS hay FEM bằng kiểm định F-test (bảng 4.12). Kết quả cho thấy FEM là phương pháp ước

lượng phù hợp hơn. Tuy nhiên kiểm định các giả định hồi quy của mô hình cho thấy mô hình FEM không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến tuy nhiên mô hình bị vi phạm giả định là không có phương sai sai số thay đổi (bảng 4.14) và vi phạm giả định là không có hiện tượng tự tương quan (bảng 4.13). Như vậy các ước lượng trong mô hình FEM là chệch và không đáng tin cậy. Do đó, để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy tổng quát GMM. Luận án sử dụng kiểm định Hansen để xem xét tính hiệu lực của biến công cụ trong mô hình GMM với giả thuyết H0: Các biến công cụ ngoại sinh chặt chẽ, nghĩa là không tương quan với sai số. Theo Roodman (2009), để các biến công cụ trong mô hình GMM có tính hiệu lực giá trị p-value của kiểm định Hansen nên lớn hơn 0.1 và nhỏ hơn 0.25. Giá trị p-value của kiểm định Hansen p-value = 0.139 cho thấy biến công cụ trong mô hình GMM có tính hiệu lực. Đồng thời kiểm định Arellano-Bond được sử dụng để phát hiện hiện tượng tự tương quan của các sai số ở sai phân bậc nhất. Do vậy các kết quả kiểm định tự tương quan bậc nhất của sai số (AR(1)) bị bỏ qua trong khi tự tương quan bậc hai (AR(2)) được sử dụng. Kết quả kiểm định AR(2) có giá trị p-value = 0.185 > 0.1 cho thấy không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Do đó, các kết quả trong mô hình GMM là có ý nghĩa, đảm bảo tính vững và có thể sử dụng.

Bảng 4.15: Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN của NHTM

Variables Pooled OLS REM FEM GMM

L.MLG 0.1475** SIZE -0.007725 -0.003047 -0.319837*** 0.074715* NPL 2.808622* 3.479549 4.000768** -7.703129* LIQ -0.296641*** -0.322707** -0.09872 -0.107953 ROA 6.961665 4.526818 3.194418 -18.96071 EQTA -0.253268 0.38976 0.72143 2.119042 DEP -0.409919** -0.367214* -0.10319 -0.65829*** GDP 0.754778 0.504657 -3.579312 3.539552* INF 0.809173 0.238613 -4.796798** 3.789411*** INR 1.532281 0.967525 -3.180139 1.088935 HHI 31.73632* 32.62514* 42.50815** -13.5112 _cons -1.926316 -2.083653 3.311784 0.405872 Hausman Test 0.0000 F-test 0.0000 Hansen Test 0.139 AR(2) 0.185

(*), (**) và (***) tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tính toán của tác giả trong STATA

Kết quả cuối cùng được giải thích theo phương pháp GMM. Cụ thể các nhân tố ảnh hưởng như sau:

Giả thuyết 1.1 được chấp nhận

Mô hình tìm thấy mối tương quan thuận chiều giữa quy mô của ngân hàng và tăng trưởng cho vay DNSN với mức ý nghĩa 10%. Tức là khi quy mô của NHTM tăng lên thì tốc độ tăng trưởng cho vay DNSN sẽ tăng. Như vậy, giả thuyết về dấu kỳ vọng của mô hình được chứng minh. Đây là kết quả tương đồng với nghiên cứu của Berger và Black (2011) và Ongena và Şendeniz-Yüncü (2011).

Giả thuyết 1.2 được chấp nhận

Theo kết quả ước lượng, tỷ lệ nợ xấu có tương quan nghịch chiều với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN với mức ý nghĩa 10%. Tức là khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN sẽ giảm. Kỳ vọng của luận án đã được chứng minh là có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Mkhaiber và Werner (2021); Peek và Rosengren (1998).

Giả thuyết 1.3, 1.4 và 1.5 chưa có cơ sở để kết luận

Mô hình tìm thấy tác động nghịch chiều giữa tỷ lệ cho vay trên huy động vốn và tỷ lệ sinh lời ROA của NHTM với tốc độ tăng trưởng cho vay DNSN. Ngược lại mô hình tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa mức chịu rủi ro của NHTM, được đo lường bằng tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, và tốc độ tăng trưởng cho vay DNSN. Tuy nhiên những mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết của mô hình không có đủ cơ sở để kết luận.

Giả thuyết 1.6 được chấp nhận

Mô hình tìm thấy tác động nghịch chiều giữa tỷ lệ huy động tiền gửi trên tổng tài sản của NHTM với hoạt động cho vay DNSN của NHTM với mức ý nghĩa 1%. Kỳ vọng của luận án đã được chứng minh là có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết 1.7 được chấp nhận

Mô hình tìm thấy tác động thuận chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng cho vay DNSN của NHTM với mức ý nghĩa 1%. Kỳ vọng của luận án đã được chứng minh là có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết 1.8 bị bác bỏ

Mô hình cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa lạm phát và tăng trưởng cho vay DNSN của NHTM với mức ý nghĩa 10%. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với các nghiên cứu của Stepanyan và Guo (2011), trái với kết quả nghiên cứu của Boyd và

cộng sự (2001), Huybens và Smith (1999). Tức là, kỳ vọng của luận án bị bác bỏ. Tăng trưởng cho vay DNSN của NHTM tăng lên khi tỷ lệ lạm phát tăng

Giả thuyết 1.9 và 1.10 chưa có cơ sở để kết luận

Mô hình tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa lãi suất và tăng trưởng cho vay DNSN và mối quan hệ nghịch chiều giữa mức độ tập trung thị trường và tăng trưởng cho vay DNSN. Tuy nhiên những mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết của mô hình không có đủ cơ sở để kết luận.

4.2.5.2. Kết quả ước lượng mô hình tác các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng cho vay DNSN của các NHTM

Tương tự như mô hình trên, các phương pháp Pooled OLS, FEM và REM được sử dụng. Kết quả F-Test và Hausman test cho thấy phương pháp FEM phù hợp hơn Pooled OLS và REM (xem bảng 4.13 và 4.14). Tuy nhiên kiểm định các khuyết tật của mô hình cho thấy mô hình FEM xuất hiện hiện tượng tự tương quan (xem bảng 4.13) và phương sai sai số thay đổi (xem bảng 4.14). Do đó luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM để đảm bảo tính vững. Giá trị p-value của kiểm định Hansen p-value = 0.153 (lớn hơn 0.1 và nhỏ hơn 0.25) cho thấy biến công cụ trong mô hình GMM có tính hiệu lực. Kết quả kiểm định AR(2) có giá trị p-value = 0.329 > 0.1 cho thấy không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Do đó, các kết quả trong mô hình GMM là có ý nghĩa, đảm bảo tính vững và có thể sử dụng.

Bảng 4.16: Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng cho vay DNSN của NHTM

Variable Pooled OLS REM FEM GMM

L.MLP 0.8328577*** SIZE -0.0301844*** -0.0130458 -0.0049538* -0.0212502** NPL -0.1351021 0.223163 -0.2758757 -0.7618412* LIQ 0.1261151*** 0.0176895 0.0009339 -0.0124906 ROA 0.8684064 1.271084** 1.250078** 6.509952*** EQTA -0.3526017* -0.211956 -0.1693594 -0.5060348* DEP 0.2607389*** 0.0517303 0.025953 0.0294563 GDP -0.127402 -0.4142862* -0.3840376* -0.2127078 INF -0.4294127 -0.3945645 -0.3406377 -0.0729382 INR -0.1862269 -0.3955954 -0.3545915** 0.1687821 HHI 1.325391 1.537381 1.509571 3.156445* _cons 0.338418 0.2327098 0.1035437 0.1321698 Hausman Test 0.0000 F-test 0.0000 Hansen Test 0.153 AR(2) 0.329

Nguồn: Tính toán của tác giả trong STATA

Kết quả cuối cùng được giải thích theo phương pháp GMM. Cụ thể các nhân tố ảnh hưởng như sau:

Giả thuyết 2.1 được chấp nhận

Mô hình tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mô ngân hàng và xu hướng cho vay DNSN của NHTM với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này củng cố thêm vào các nghiên cứu trước đó của Carter và cộng sự (2004), Petersen và Rajan (1995), Avery và Samolyk (2004); Berger và cộng sự (2004); Peek và Rosengren (1998); Sapienza (2002); Berger và cộng sự (1998); Degryse và cộng sự (2011) và Di Patti và Gobbi (2007), McNulty và cộng sự (2013). Kỳ vọng của luận án đã được chứng minh là có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết 2.2 được chấp nhận

Mô hình tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và xu hướng cho vay DNSN của NHTM với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Mkhaiber và Werner (2021); Peek và Rosengren (1998). Kỳ vọng của luận án đã được chứng minh là có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết 2.3 chưa có cơ sở để kết luận

Mô hình tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa thanh khoản của NHTM với xu hướng cho vay DNSN của NHTM. Tuy nhiên mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết của mô hình không có đủ cơ sở để kết luận.

Giả thuyết 2.4 được chấp nhận

Tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng sinh lời của NHTM với xu hướng cho vay DNSN của NHTM với mức ý nghĩa 10%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Carter và McNulty (2005), Mkhaiber và Werner (2021). Như vậy kỳ vọng về dấu của luận án đã được chứng minh là có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết 2.5 được chấp nhận

Tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ chịu rủi ro của NHTM và xu hướng cho vay DNSN với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này ủng hộ quan điểm của Mkhaiber và Werner (2021); Peek và Rosengren (1998). Kỳ vọng của luận án đã được chứng minh là có ý nghĩa thống kê.

Mô hình tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa hai nhân tố là huy động vốn của ngân hàng và lãi suất với xu hướng cho vay DNSN. Mô hình cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát với xu hướng cho vay DNSN. Tuy nhiên những mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết của mô hình không có đủ cơ sở để kết luận.

Giả thuyết 2.10 bị bác bỏ

Mô hình tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ tập trung thị trường với xu hướng cho vay DNSN với mức ý nghĩa 1%. Điều đó có nghĩa là thị trường ngân hàng càng tập trung thì xu hướng cho vay DNSN của các NHTM càng tăng, hay nói cách khác kỳ vọng về dấu của luận án bị bác bỏ. Kết quả này trái ngược với các kết quả trong nghiên cứu của Cetorelli và Strahan (2006), Beck và cộng sự (2004) nhưng tương đồng với kết quả với các nghiên cứu của Cetorelli (2001), Dell’Ariccia và Marquez (2004), Petersen và Rajan (1995), Boot và Thakor (2000).

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương này, luận án đã tập trung đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô, đặc điểm thị trường ngành ngân hàng và các yếu tố đặc trưng của NHTM tới hoạt động cho vay DNSN của các NHTM. Phân tích thực hiện dựa trên cơ sở thống kê mô tả dữ liệu cũng như lựa chọn mô hình phù hợp.

Các kết quả nghiên cứu của mô hình hồi quy lần lượt được đánh giá, phân tích chiều hướng tác động, mức ý nghĩa thống kê. Một phần luận giải kết quả nghiên cứu đã được thực hiện thông qua dấu và giá trị của của hệ số tác động để kết luận về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình này. Những kết quả nghiên cứu này cũng đã được đối chiếu, phân tích và so sánh với những kết quả nghiên cứu trước đây.

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu LA_LeVanChi-đã chuyển đổi (Trang 133 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w