Quy trình chọn mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử e – banking của khách hàng cá nhân tại hà nội (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2. Quy trình chọn mẫu

Kích cỡ mẫu:

Theo tiêu chuẩn của Bollen, Hair & ctg (1998), để đảm bảo phân tích dữ liệu theo phương pháp phân tích nhân tố EFA cần tối thiểu 5 quan sát cho 1 biến cố và quan sát phải lớn hơn 100. Từ đó, trên bảng hỏi khảo khát khách hàng cá nhân đã được thiết kế, số biến quan sát là 26, nên có kích thước mãu tối thiểu là 26*5 = 130

Theo Tabachnic & Fidell (1991): “ Khi phân tích hồi quy tuyến tính bội, để kết quả đạt được là tốt nhất thì kích thước mẫu phải tuân thủ theo công thức: N ≥ 8*m + 50 (trong đó, N là kích thước mẫu, m là số biến độc lập của mô hình đề xuất nghiên cứu)” Tại bài nghiên cứu này số biến độc lập lựa chọn có m = 6, do vậy kích thước mẫu có

N ≥ 8*6 + 50 = 98.

Để có kích cỡ mẫu phù hợp và tốt nhất số phiếu hỏi phát đi và thu về hợp lệ phù hợp với kích cỡ mẫu lớn hơn hoặc bằng 130 phiếu và được đánh giá với 5 bước mức độ.

Hoạt động thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện với bảng hỏi đã được chỉnh sửa bổ sung sau khi khảo sát thử. Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận 200 khách hàng trong thành phố Hà Nội có sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách ngẫu nhiên.

Nghiên cứu đã khảo sát thông qua kết hợp gửi bảng hỏi giấy trực tiếp và online đến các đối tượng từ sinh viên đến người cao tuổi có sử dụng dịch vụ ngân hàng đang sinh sống làm việc tại Hà Nội. Bản trực tuyến được nhóm nghiên cứu gửi đến 80 tài khoản xã hội của khách hàng. Đường dẫn phiếu khảo sát: https://bom.to/W309xd

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử e – banking của khách hàng cá nhân tại hà nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w