Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu BAO-CAO-THUYET-MINH (Trang 45 - 47)

I. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

1.1.Phương hướng, muc tiêu tổng hợp:

-Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nhanh và ổn định để tránh tụt hậu so với các địa phương khác trong tỉnh Gia Lai và vùng Tây Nguyên. Nhanh chóng phát triển kinh tế hàng hóa, cải thiện một bước cơ bản các mặt xã hội, phấn đấu một số mặt đạt hoặc vượt mức trung bình chung của tỉnh. Với cơ cấu kinh tế của huyện Nông, lâm nghiệp-thương mại, dịch

vụ-công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, phấn

đấu đạt tốc độ tăng trưởng khơng thua kém so với mức tăng trung bình chung của tỉnh.

-Phát triển kinh tế kết hợp với xây dựng và bảo vệ làm giàu môi trường, áp dụng các hệ thống canh tác phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ các ngành sản xuất, nhất là nông nghiệp. Chú trọng đầu tư thích đáng để khai thác các nguồn tài ngun hiện có. Phát triển mạnh cây cơng nghiệp dài ngày như cao su, cà phê,… tạo ra sản phẩm hàng hóa. Tăng cường đầu tư bảo vệ vốn rừng cả về số lượng và chất lượng, bảo vệ làm sạch nguồn nước, tăng độ phì của đất. Chống rữa trơi, xói mịn đất.

-Phát triển xây dựng và nâng cấp cấu trúc hạ tầng kinh tế xã hội như đường giao thông, đường điện, thủy lợi, bệnh viện, trường học, cụm tiểu thủ công nghiệp xã Thăng Hưng nhằm từng bước nâng cao dân trí và sức khỏe cho nhân dân, tạo việc làm để tăng thu nhập, tạo mọi điều kiện để mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt là các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số được cống hiến và hưởng thụ các thành quả của sự phát triển.

-Xóa tình trạng hộ nghèo, xây dựng nơng thơn mới theo tiêu chí mới, giảm tỷ lệ phát triển dân số. Nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, nước sinh hoạt, học tập, chữa bệnh. Phấn đấu để mọi tầng lớp nhân dân trong huyện có cuộc sống văn hóa, lối sống văn minh, mang bản sắc dân tộc.

-Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Phát triển kết hợp với củng cố Quốc phòng an ninh, ổn định dân cư vùng biên giới.

Thuyết minh điều chỉnh QHSDĐ huyện Chư Prông đến năm 2020 (40)

a)Ngành Nông, lâm, thủy sản:

-Xây dựng một nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản) hàng hóa mạnh, đa dạng và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học cơng nghệ, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong huyện, tỉnh nước và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn; tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân và người làm nghề rừng. Trước mắt tập trung cho định canh định cư, xóa đói giảm nghèo;

-Đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp bằng cả thâm canh và mở rộng diện tích gắn với phân bố lại dân cư một cách hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả các vùng đất chưa sử dụng. Tận dụng và khai thác có hiệu quả các cơng trình thủy lợi hiện có và đầu tư một số cơng trình mới có khả năng để nâng cao năng lực tưới cho nông nghiệp;

-Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác, tạo nhiều việc làm và tăng nhanh thu nhập cho nông dân và người làm nghề rừng trên cơ sở nhu cầu của thị trường; phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên của từng địa phương, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh; Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tuy nhiên phải đồng bộ với cơ chế chính sách, huy động được mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bền vững và an tồn mơi trường sinh thái;

-Tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có, tiếp tục thực hiện giao đất khốn rừng, khốn quản lý bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung làm giầu rừng. Đối với rừng trồng hình thành các vùng rừng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến. Đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất theo hướng: khoanh nuôi tái sinh trồng bổ sung, bảo vệ và làm giầu rừng. Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp hiện có; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ mơi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn và giữ vững an ninh quốc phòng.

-Phát triển các loại gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chăn ni tập trung hình thức trang trại, nuôi công nghiệp, gắn với các cơ sở chế biến và xử lý chất thải.

Thuyết minh điều chỉnh QHSDĐ huyện Chư Prông đến năm 2020 (41) Tập trung phát triển các ngành cơng nghiệp có nguồn ngun liệu tại chổ và thu hút nhiều lao động như: Chế biến nông lâm sản (cao su, cà phê,...), khai thác vật liệu xây dựng (đá Bazan xây dựng, cát, gạch ngói, xi măng, đá granit),... và các nghành nghề truyền thống (mây, tre đan, dệt thổ cẩm),... Đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp trang thiết bị và cơng nghệ. Hình thành các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để thúc đẩy ngành phát triển.

c)Ngành Thương mại-Dịch vụ:

-Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn như: Tài chính, ngân hàng, bưu điện, vận tải, sửa chữa đồ dùng, ăn uống, giải khát, tư vấn, quảng cáo, chuyển giao cơng nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa nghệ thuật,...

-Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế về du lịch văn hoá - lịch sử đẩy mạnh phát triển du lịch của huyện, gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố các dân tộc, đưa du lịch trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, thực hiện chủ trương xố đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội.

Một phần của tài liệu BAO-CAO-THUYET-MINH (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)