II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCHSỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội
Phát triển kinh tế bền vững gắn với nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh; tập trung phát triển, nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông - lâm nghiệp, gắn với sản xuất hàng hóa và từng bước xây dựng mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao; tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến sau thu hoạch; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng nông thôn và hạ tầng giao thơng; phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, chú trọng giảm nghèo bền vững. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Phấn đấu đưa huyện Chư Prông trở thành huyện phát triển khá trong khu vực.
Tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn hàng năm đạt 14,5 - 15,5%. Trong đó Nơng lâm nghiệp tăng bình qn 16%/năm; Cơng nghiệp-xây dựng tăng bình quân 20%/năm; Thương mại-Dịch vụ tăng bình quân 22%/năm.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 4.238,4 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), trong đó ngành nơng lâm nghiệp đạt 2.768,4tỷ đồng, chiếm 65,3% cơ cấu giá trị sản xuất; ngành công nghiệp – xây dựng đạt 647,6 tỷ đồng, chiếm 15,27% cơ cấu giá trị sản xuất; ngành dịch vụ đạt 822,4tỷ đồng, chiếm 19,43% cơ cấu giá trị sản xuất.
-Cơ cấu kinh tế các ngành đến năm 2020:
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 41% (năm 2015) và 35% (năm 2020); + Cơ cấu kinh tế công nghiệp chiếm 33% (năm 2015) và 36% (năm 2020); + Cơ cấu kinh tế dịch vụ chiếm 26% (năm 2015) và 29% (năm 2020).
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng, ngành thương mại-dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp.
-Thu nhập đầu người theo giá thực tế đạt 20 triệu đồng/năm (năm 2015) và 40 triệu đồng/năm (năm 2020).
Thuyết minh điều chỉnh QHSDĐ huyện Chư Prông đến năm 2020 (49) -Từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, nâng kim ngạch xuất khẩu gấp đôi sau mỗi giai đoạn 5 năm.
-Đáp ứng vững chắc các nhu cầu cơ bản của nhân dân về ăn, mặc và các hàng hóa tiêu dùng khác. Đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân khơng ngừng được nâng cao. Xóa đói, giảm nghèo trên phạm vi tồn huyện.
2.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
a.1. Tăng trưởng kinh tế.
Cùng với xu hướng phát triển chung của tỉnh Gia Lai, trong những năm qua, kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, hạ tầng cơ sở tiếp tục phát triển như giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện và các cơng trình văn hố phúc lợi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành của huyện trong năm qua nhìn chung rất nhanh và khá ổn định, bình qn 16,6%/năm. Trong đó: cơng nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất ở mức 25,4%/năm. Do có thêm cơ sở sản xuất mới và các cơ sở cơng nghiệp, TTCN hiện có phát huy và mở rộng quy mô sản xuất, nhất là công nghiệp chế biến nơng sản, gia cơng kim khí (rèn đúc, gị hàn) khai thác và chế biến vật liệu xây dựng (đá xây dựng, gạch). Là huyện sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung nên đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tăng cao, làm cho giá trị sản xuất ngành xây dựng cũng tăng cao. Nông - Lâm - Thuỷ sản tăng nhanh, đạt 14,7%/năm; do thị trường, giá cả nơng sản hàng hóa và xuất khẩu những năm gần đây khá thuận lợi, nên diện tích và năng suất tăng nhanh. Nhờ có cơng nghiệp và nơng nghiệp phát triển, nên thương mại - dịch vụ là ngành phục vụ sản xuất và đời sống cũng tăng tương ứng, đạt mức 16%/năm.