a) Về sản xuất nông nghiệp:
- Tiếp tục chuyển dịch giống cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Tập trung đưa các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện địa phương vào sản xuất, nâng cao hệ số sử dụng đất ruộng, tạo ra vùng sản xuất có tính hàng hóa cao, chun canh, thâm canh, có năng suất và hiệu quả.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn ni trên cơ sở khuyến khích phát triển nhiều cơ sở (trang trại) tạo ra tổng đàn gia súc, gia cầm có quy mơ lớn. Xây dựng xưởng chế biến thức ăn gia súc đưa ngành chăn ni trở thành hàng hóa phục vụ cho nhu cầu trong huyện, trong tỉnh đồng thời tạo cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi phát triển. Tăng cường phòng chống dịch bệnh, kiểm tra phát hiện và dập tắt kịp thời.
Thuyết minh điều chỉnh QHSDĐ huyện Chư Prông đến năm 2020 (44) - Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
- Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích mạnh mẽ kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã coi hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Tập trung nâng cấp các cơng trình thủy lợi và hệ thống kênh mương đảm bảo đủ nước tưới và phục vụ thâm canh. Thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn, gắn phát triển nông nghiệp với thị trường và với sự phát triển của các lĩnh vực, các ngành kinh tế khác, đặc biệt là công nghiệp chế biến.Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do tác động của hiện tượng El Nino, hạn hán trong mùa khơ.Có kế hoạch chủ động tổ chức sản xuất, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng, phù hợp với khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Chủ động điều tiết, dự trữ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người và gia súc và công nghiệp(Kế
hoạch số 449/KH-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phòng chống hạn hán và ứng phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên địa bàn tỉnh Gia Lai).
b) Về phát triển lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến. Quản lý,
bảo vệ rừng hiện có, chủ động sản xuất cây giống, đảm bảo đủ giống tốt trồng rừng hàng năm để giữ độ che phủ rừng. Thực hiện giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp với hộ gia đình cá nhân, tổ chức kinh tế để làm giàu rừng, trồng rừng và khai thác hợp lý.
c) Về phát triển thủy sản:Khai thác có hiệu quả các loại mặt nước hiện có,
quy hoạch vùng chăn nuôi khai thác thủy sản. Quy hoạch xây dựng trạm, trại cá tại địa phương, sản xuất đủ các loại cá giống để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.