Thị trƣờng trái phiếu Singapore

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường thị trường trái phiếu việt nam (Trang 45)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU

1.4Thị trƣờng trái phiếu Singapore

1.4.1 Giới thiệu sự hình thành và phát triển của thị trƣờng trái phiếu singapore

Sự phát triển của thị trường nợ tại Singapore được Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) nỗ lực thực hiện để nâng cao vai trò của Singapore như là một trung tâm tài chính quốc tế. Điều này đã dẫn đến một loạt các cải cách táo bạo, bao gồm cả việc thả nổi đồng đô la Singapore (SGD) và phát triển Singapore thành một trung tâm phát hành, tổ chức và kinh doanh chứng khoán nợ. Trong phần này tập trung nghiên cứu thị trường nợ tại Singapore trên 2 mảng: thị trường trái phiếu chính phủ Singapore (SGS), thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo đồng đô la Singapore (SDCB). Mặc dù thực tế rằng chính phủ đã đạt thặng dư ngân sách từ những năm 1980 và duy trì dự trữ rất lớn, thị trường SGS vẫn là phân khúc lớn nhất của thị trường nợ tại Singapore. Trong khi phân khúc còn lại, thị trường SDCB đã có kinh nghiệm phát triển như một hiện tượng từ năm 1989 khi MAS bắt đầu thúc đẩy nó một cách tích cực.

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 45/106

Trong những năm gần đây, MAS đã tập trung phát triển thị trường SGS và SDCB. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã thể hiện sinh động rằng tài chính bất ổn là không thể tránh khỏi nếu đầu tư trong nước được tài trợ bởi các khoản vay ngoại tệ (tiền tệ không phù hợp), hoặc bằng các khoản vay ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán không phù hợp).

Vào tháng 2/1998, MAS bắt đầu đưa ra một loạt các biện pháp để phát triển thị trường trái phiếu của Singapore. Một vài mục tiêu được đưa ra là:

(a) Tạo ra đường cong tỷ suất sinh lợi chuẩn ở thị trường trái phiếu chính phủ đáng tin cậy để khuyến khích việc phát hành trái phiếu ở khu vực tư nhân.

(b) Tạo điều kiện cho những nhà phát hành, cả trong nước và nước ngoài tới những thị trường thứ cấp và sơ cấp.

(c) Thiết lập cơ sở vật chất để tạo điều kiện bù trừ chứng khoán và tiền cũng như tạo tính thanh khoản cho các trái phiếu do SGS phát hành và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dựa trên cơ sở thanh toán ngay khi giao nhận.

1.4.1.1 Cơ cấu thị trƣờng SGS

MAS, làm đại lý tài chính cho chính phủ, phát hành hàng tuần tín phiếu kho bạc kỳ hạn 03 tháng, trong khi các tín phiếu kho bạc kỳ hạn 01 năm, cũng như trái phiếu kỳ hạn 02 năm, 05 năm, 07 năm, 10 năm được phát hành thường xuyên. Trong một nỗ lực để tăng tính thanh khoản trên thị trường SGS, MAS đã công bố vào tháng 5/2000 rằng khối lượng phát hành chuẩn có giá trị từ 2-2,5 tỷ SGD. Trong phiên đấu giá trái phiếu 5 năm vào năm 2001, một chuẩn mới có khối lượng 3,4 tỷ SGD được đưa ra để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các đấu giá SGS được tổ chức theo quy trình đấu giá Hà Lan. Tất cả các hồ sơ dự thầu phải thông qua 11 đại lý sơ cấp. Để đảm bảo rằng các phiên đấu giá SGS được tiến hành, mỗi đại lý sơ cấp phải đăng ký 1/n của khối lượng đấu giá, trong đó n là số đại lý sơ cấp. Các đại lý sơ cấp cũng phải cung cấp tính thanh khoản cho thị trường SGS và thị trường mua lại SGS (repo) bằng cách trích dẫn giá SGS hai chiều liên tục dưới bất kỳ điều kiện kinh doanh nào.

Các thị trường thứ cấp bao gồm 38 đại lý với đầy đủ các ngân hàng, ngân hàng bán buôn và các công ty môi giới cổ phiếu. Các đại lý có thể buôn bán với khách hàng lẻ với số lượng khác nhau, từ 1.000 SGD cho SGS đến 250.000 SGD cho SDCB. Thương vụ thường giao dịch qua điện thoại và hệ thống điện tử theo phương thức giao hàng – thanh toán (DVP) trên cơ sở hệ thống thanh toán điện tử MAS (MEPS) và Hệ thống thanh toán bù trừ SGS được điều hành bởi MAS (giới thiệu vào tháng 7/1998).

Thị trường repo ngày càng trở nên tự do hóa, như MAS nhận ra rằng sự phát triển tích cực của thị trường này sẽ cho phép nhà đầu tư và đại lý sơ cấp bán kho trái phiếu của họ và kiểm soát rủi ro các khoản nợ bằng SGD của họ. Điều này tạo điều kiện cho giao dịch tích cực hơn

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 46/106

của SGS và cải thiện tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu bằng tiền mặt. Trong tháng 5/2000, các ngân hàng nước ngoài được phép tham gia vào các repo không hạn chế khối lượng giao dịch, vượt qua giới hạn 20 triệu SGD vào tháng 11/1999. Trong tháng 11/2000, MAS đã có một bước tiến chưa từng thấy khi thực hiện chương trình repo SGS riêng của mình. Trong tháng 12/2000, MAS cho phép người tạm trú được phép vay đồng SGD trong thị trường repo không hạn chế khối lượng, với điều kiện là các quỹ sẽ được sử dụng để tái đầu tư vào nội địa. Kết quả là doanh thu repo đã tăng nhanh từ giữa thập niên 1990. Sự tăng trưởng của các giao dịch repo tạo điều kiện cho giao dịch tích cực hơn của SGS và thanh khoản được cải thiện trong thị trường trái phiếu bằng tiền mặt. Doanh thu của SGS đã có xu hướng tăng lên, ngoại trừ năm 1999 do phản ứng phòng thủ của một phần thị trường do lo ngại thời điểm được gọi là Y2K. Chủ sở hữu chính của SGS là ngân hàng và các công ty tài chính.

Nguồn: MAS

1.4.1.2 Cấu trúc của thị trƣờng SDCB

Thị trường SDCB đã được chuyển đổi rõ rệt trong những năm gần đây. Trong năm 1998, các công ty bất động sản được các công ty phát hành SDCB chi phối, chiếm khoảng 70% của tổng số phát hành tại thị trường SDCB. Đến năm 2001, kết hợp giữa công ty phát hành với công ty bất động sản đã trở nên cân bằng hơn, chỉ chiếm 17% phát hành nợ. Năm 2001 là một năm khác thường đối với tổ chức tài chính vì chúng đã hoạt động tích cực trong thị trường SDCB để gây quỹ cho hoạt động sáp nhập và mua lại. Tầm quan trọng ngày càng tăng của các tổ chức nước ngoài trong thị trường nợ tại Singapore đã không xảy ra. Thay vào đó, nó là kết quả của một chiến lược theo hai hướng có chủ ý của MAS để thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 47/106

Nguồn: MAS

Điểm đầu tiên trong kế hoạch phát triển đã khuyến khích trao cho Tổng công ty do Chính phủ liên kết (GLCs) để khai thác các thị trường trái phiếu chứ không phải là lựa chọn ngân hàng cho vay trực tiếp. Sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho phép các công ty đa dạng hóa các nguồn tài trợ và giảm sự phụ thuộc của họ vào tiền vay ngân hàng. Tổng công ty Jurong Town phát hành một lượng trái phiếu 200 triệu SGD (kỳ hạn 12 năm) vào năm 2000; Công ty Viễn thông Singapore, một GLC, cũng đáp lại lời kêu gọi của chính phủ bằng cách tung ra một lượng trái phiếu 1 tỷ SGD (kỳ hạn 5 năm) vào tháng 2/2001, đây là đợt phát hành lớn nhất tại thị trường SDCB cho đến nay.

1.4.2 Thực trạng thị trƣờng trái phiếu Singapore

Khối lượng lớn trái phiếu do SGS phát hành vào năm 2004 là 72,2 tỷ SGD, gần gấp 4 lần vào năm 1995. Doanh thu trung bình hàng ngày tăng mạnh từ năm 1997 cùng với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày vào năm 1997 và 2004 lần lượt là 1,7 tỷ SGD và 2,2 tỷ SGD.

Thị trường TPDN của Singapore cũng phát triển mạnh sau thị trường TPCP. TPDN chưa đáo hạn vào năm 2004 là 123 tỷ SGD, gấp 5 lần năm 1995. Tổng giá trị TPDN phát hành vào năm 2004 là 78,7 tỷ SGD, trong đó 21,7 tỷ SGD là trái phiếu phát hành bằng đồng SGD và 57 tỷ SGD bằng các đồng tiền khác. Những phương pháp để tự do hóa chính sách phi quốc tế của đồng SGD dẫn đến việc phát hành ra nước ngoài chiếm nhiều hơn 11% tổng giá trị TPDN phát hành vào năm 2004.

Hình Thị trƣờng TPCP Singapore (tỷ SGD):

Trái phiếu

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 48/106

Hình Lƣợng doanh thu trung bình hàng ngày SGS và Repo (tỷ SGD):

Singapore cũng có kinh nghiệm về sự đa dạng hóa nhà phát hành trong thị trường. Trước năm 1998, những công ty kinh doanh bằng tài sản thật thì phát hành chủ yếu trong thị trường TPDN bằng SGD, chiếm khoảng 70% tổng giá trị phát hành. Bây giờ, tập hợp những người phát hành thì trở nên cân đối hơn. Những nhà phát hành từ các ngành khác nhau như cơ khí, sản xuất, thức ăn, logistics và vận tải.

Hình Thị trƣờng TPDN: Lƣợng phát hành mới và lƣợng giao dịch (tỷ SGD)

Trái phiếu đang lưu hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát hành tính bằng SGD

Phát hành không tính bằng SGD

Một trong những xu hướng quan trọng khác trong sự phát triển của thị trường trái phiếu Singapore đó là các sản phẩm nợ cấu trúc. Vì tỉ suất sinh lợi quá khứ thấp đối với các chứng khoán vanila thuần nhất (plain vanilla securities), tỷ lệ các phát hành nợ cấu trúc so với các phát hành chứng khoán vanilla thuần nhất tăng dần. Nợ cấu trúc chiếm gần như 60% tổng phát hành trái phiếu (tính bằng SGD) vào năm 2004. Nó bao gồm các sản phẩm như là chứng

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 49/106

khoán hóa tài sản, trái phiếu liên quan đến tín dụng, trái phiếu liên quan đến cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi. Khi tăng mức độ phức tạp và chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư trong nước, đây chính là yếu tố khi phát triển bề rộng của thị trường trái phiếu.

Chứng khoán hóa tài sản chiếm hơn phân nửa phát hành nợ cấu trúc bằng SGD vào năm 2004. Chứng khoán có thu nhập cố định định danh bằng SGD được phát hành thông qua các pháp nhân có mục đích đặc biệt (SPVs) đã tăng từ việc chiếm chỉ từ 30% khoản nợ được phát hành vào năm 2001 đến trên 47% vào năm 2004. Thị trường cũng giới thiệu sản phẩm lai tạp với tín dụng được bảo vệ chủ yếu là do kết hợp với nợ và cổ phiếu.

Khi bán chứng khoán theo cách mới vào tháng 4/2008, chính phủ đã ủng hộ sự cải tiến của cơ chế cho vay SME ACCESS - cơ chế này sẽ giúp SMEs (các công ty vừa và nhỏ) rút khỏi thị trường vốn bằng cách chứng khoán hóa tài sản. Cùng chung với một danh mục đa dạng hóa tốt của tín dụng SME, cơ chế đó được mong đợi sẽ tạo ra giá trị của những khoản cho vay SME cho chứng khoán hóa là 300 triệu SGD. Việc chứng khoán hóa của những khoản cho vay SME ở thị trường Nhật và Hàn cũng đã đạt những thành công tương tự.

Quy mô thị trường nợ của khối doanh nghiê ̣p ta ̣i Singapore giảm nhe ̣ từ 171 tỷ SGD năm 2007 xuống còn 168 tỷ SGD trong năm 2008. Cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu và suy giảm rộng khắp trên thị trường trái phiếu , giá trị chứng khoán nợ tại Singapore giảm mạnh 63% xuống còn 56 tỷ SGD trong năm 2008 - khối lượng phát hành thấp nhất được ghi nhận kể từ năm 2002 (xem biểu đồ 1). Điều kiện thị trường bất lợi trong quý cuối cùng của năm 2008 ảnh hưởng đến cả thị trường trái phiếu phát hành bằng SGD và phát hành bằng ngoa ̣i tê ̣, dẫn đến sự suy giảm so với cùng kỳ năm trước tương ứng là 48% và 67%.

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 50/106

Thị trường nợ bằng SGD phát hành trong năm 2008 có thời gian đáo hạn từ 1 đến 5 năm chiếm 64%, trong khi thị trường trái phiếu dài hạn với thời gian đáo ha ̣n hơn 10 năm duy trì ở mức 20% trên toàn bộ thị trường nợ , như thể hiện trong biểu đồ 2. Phần lớn thị trường nợ phi SGD có thời gian đáo hạn dưới 1 năm.

Như minh họa trong biểu đồ dưới đây, phạm vi của những công ty phát hành nợ bằng SGD vẫn khá rộng, trong đó các tập đoàn chiếm 38% thị trường nợ SGD. Năm 2008, tỷ trọng của các thực thể nước ngoài khai thác thị trường nợ SGD vẫn ổn định ở mức 28% so với 29% của năm 2007. Một số các tổ chức phát hành này là Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Hàn Quốc, Hong Kong Mortgage Corporation Limited, Ngân hàng Malayan Berhad và Ngân hàng Standard Chartered. Năm 2008, các nhà phát hành đến từ châu Âu tiếp tục thống trị, chiếm 45% trên thị trường nợ SGD của các nhà phát hành nước ngoài.

SGD Denominated Debt Issuer Profile (Based on Issuance)

Tỷ lệ thị trường nợ SGD và phi SGD duy trì ở mức 41% và 13% tương ứng, so với 42% và 14% trong năm 2007. Năm 2008, mặc dù có sự suy giảm chung của thị trường trái phiếu, thị trường tín dụng cùng với thị trường giấy tờ có giá vẫn tăng trưởng 27% đạt 923 triê ̣u SGD, chiếm 15% lượng phát hành của thị trường nợ SGD (xem biểu đồ 5). Đối với thị trường nợ phi SGD, thị trường tín dụng cùng vớ i thi ̣ trường giấy tờ có giá vẫn tăng trưởng 54% đạt 559 triê ̣u SGD trong năm 2008, chiếm 11% cơ cấu thị trường nợ phi SGD như thể hiện trong biểu đồ 6. Chart 5 Other Structures Notes, 2% Credit Linked Notes, 15% Other Hybrid Securities, 9% Equity Linked Notes, 31% Asset Securitised Notes, 1% Callable Notes, 2% Convertibles, 39% Corporations (Property), 20% Special Purpose Vehicles, 24% Financial Institutions, 31% Corporation s (excluding Property), 18% Government Agencies/ Statutory Boards, 7%

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 51/106

Chart 6

Tính đến giữa tháng 02/2010, sản lượng trái phiếu củ a Singapore hầu như không thay đổi so với số liê ̣u của tháng 12/2009, ngoại trừ sự sụt giảm nhẹ của lợi suất trái phiếu kỳ ha ̣n 2 năm. Ngày 01/3/2010, chính phủ phát hành la ̣i loa ̣i trái phiếu chính phủ kỳ ha ̣n 15 năm đã được bán đấu giá trong tháng 8/2009 và sẽ đáo ha ̣n vào tháng 9/2024.

Biến đô ̣ng của lợi suất trái phiếu Chính phủ (LCY):

Theo số liệu cuối cùng được công bố bởi Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) ngày 19/02/2010, tổng sản phẩm trong nước quý IV /2009 của Singapore (GDP) tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước , tăng từ mức 0,6% của quý trước đó . GDP của Singapore năm 2009 tăng 2,0%, so vớ i dự báo của chính phủ là từ 2,0% - 2,5%. Lĩnh vực sản xuất giảm 4,1% trong năm 2008, trong khi ngành xây dựng tăng trưởng 16,0%. Ngành công nghiệp di ̣ch vu ̣ - sản xuất giảm 2,2%. Năm 2010, chính phủ dự kiến nền kinh tế tăng trưởng từ 4,5% - 6,5%, trong khi dự báo trước đó là 3,0% - 5,0%.

Sau khi gây ra những tác đô ̣ng tiêu cực trong suốt thời gian từ tháng 07 - tháng 12, lạm phát cả năm 2009 là 0,6%. Trong tháng 01/2010, chỉ số lạm phát tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Chính phủ cũng điều chỉnh tỉ lê ̣ lạm phát dự kiến của năm 2010 từ mức 2,5% - 3,5% xuống còn 2,0% - 3,0%. Theo MAS, chính sách tiền tệ hiê ̣n nay vẫn đươ ̣c giữ thích hơ ̣p. MAS cũng duy trì mức độ và biên đô ̣ của chính sách tỉ giá hối đoái phù hợp.

Credit Linked Notes, 20% Equity Linked Notes, 31% Asset Securitised Notes, 19% Other Structures Notes, 4% Convertibles, 9% Callable Notes, 3% Currency Notes, 14%

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 52/106

Với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong nước và toàn cầu , chính phủ có kế hoạch nới lỏng các chính sách kích thích kinh tế đã áp du ̣ng khi cuộc khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm. Năm 2009, chính phủ Singapore đã sử du ̣ng dự trữ của mình để tài trợ cho một gói kích thích kinh tế tri ̣ giá 20,5 tỷ SGD . Thâm hụt ngân sách củ a năm tài chính 2009/2010 ước tính là 8,5 tỷ SGD (tương đương 3,3% GDP), thấp hơn ước tính trước đó là 14,9 tỷ SGD. Ngày 22/02/2010, chính phủ công bố thâm hụt ngân sách dự kiến là 3 tỷ SGD (tương đương 1,1% GDP) cho tài khóa 2010/2011.

Cuối tháng 12/2009, giá trị trái phiếu theo nô ̣i tệ (LCY) đa ̣t 211 tỷ SGD, tăng 15,3% so với

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường thị trường trái phiếu việt nam (Trang 45)