2. Định hƣớng phát triển thị trƣờng trái phiếu Việt Nam
2.2 Triển vọng trái phiếu, những thuận lợi và khó khăn
Trái phiếu là loại chứng khoán ít rủi ro hơn cổ phiếu vì chúng có mức thu nhập cố định và kỳ hạn rõ ràng, nên thị trường trái phiếu thường phát triển trước và là nền tàng cho thị trường cổ phiếu. Ở Việt Nam bên cạnh trái phiếu Chính phủ đã có một số Ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước phát hành trái phiếu, nhưng số lượng còn nhỏ và phạm vi hẹp. Để phát triển thị trường trái phiếu công ty, trước hết phải củng cố và phát triển thị trường Chính phủ hiện có vì đó là cơ sở cho việc phát hành và giao dịch trái phiếu công ty.
Những thuận lợi và khó khăn .
Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 92/106
Việt nam có sự ổn định về Chính trị, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Nền kinh tế phát triển ổn định với nhịp độ cao, lạm phát được kiểm soát. Hệ thống tài chính và ngân hàng đã và đang tích cực chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Thị trường tiền tệ với các công cụ vốn có của nó như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu Ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi đã phát triển tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển thị trường vốn. Hơn nữa nhiều loại hình các doanh nghiệp đã ra đời, trong đó có các tổ chức tài chính, công ty tài chính hoạt động trên thị trường vốn, nhiều nhà doanh nghiệp bước đầu hoạt động hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ về tài chính và qua hoạt động kinh doanh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, khẳng định được vai trò quan trọng với việc phát triển thị trường vốn. Đảng và Nhà nước đã có chính sách và quyết tâm thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển rất lớn và cần phải phát huy tối đa nguồn nội lực. Đây cũng là những tiền đề quan trọng để phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam.
Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi hết sức quan trọng, việc xây dựng thị trường trái phiếu cũng có những khó khăn thách thức. Trước hết đó là khó khăn về thiếu tri thức về thị trường vốn, thiếu cán bộ quản lý cũng như cán bộ trực tiếp thực hiện các giao dịch trái phiếu. Mặt khác, do nền kinh tế nước ta vẫn trong quá trình đổi mới nên hệ thống pháp lý cũng đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Nhiều văn bản pháp luật của chúng ta chưa đồng bộ và phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cũng như yêu cầu phát triển thị trường vốn. Hoạt động của hệ thống ngân hàng, hệ thống kế toán , thông tin chưa đáp ứng yêu cầu, các tổ chức tài chính chưa nhiều và hoạt động còn hạn chế, khối lượng trái phiếu phát hành còn ít, các loại trái phiếu nhìn chung chưa đủ tiêu chuẩn để lưu thông trên thị trường thứ cấp và đủ tính thanh khoản cần thiết để thu hút nhà đầu tư chiến lược.
2.3 Định hƣớng mô hình phát triển
Trên cơ sở nhu cầu và triển vọng phát triển của thị trường trái phiếu nước ta, qua tìm hiểu kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu lâu đời của các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật hay của các nước mới phát triển thị trường vốn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore. Chúng ta cần xây dựng một mô hình phát triển thị trường trái phiếu của riêng Việt Nam phù hợp với tình hình đặc điểm riêng của nước ta. Dựa trên mô hình này, chúng ta sẽ tiến hành các bước đi, giải pháp phù hợp để phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam.
2.3.1. Mô hình phát triển thị trƣờng trái phiếu Chính phủ 2.3.1.1 Thị trƣờng phát hành
Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 93/106
Trong giai đoạn đầu thị trường trái phiếu có thể sẽ thiếu các nhà đầu tư kể cả cá nhân và tổ chức đầu tư. Ngoài ra do thiếu khuyến khích vào đầu tư trái phiếu và kết quả là thiếu cạnh tranh vào giữa các nhà giao dịch thứ cấp. Khi thị trường trái phiếu đã phát triển, môi trường chung của thị trường tài chính sẽ được cải thiện để Chính phủ có thể huy động vốn từ trái phiếu có hiệu quả. Để có một thị trường hiệu quả có thể mất nhiều thời gian, một quốc gia muốn phát triển kinh tế nhanh chóng không thể đợi cho đến khi thị trường tài chính tự đạt được môi trường thuận lợi .
Vì vậy, thị trường trái phiếu phải phát triển qua nhiều giai đoạn để có thể khắc phục được nhược điểm và có được một thị trường vốn hoạt động có hiệu quả. Trong mô hình phát triển
sau đây, giai đoạn đầu chú trọng tăng cung và giai đoạn hai chú trọng tăng cầu trái phiếu. Cuối cùng giai đoạn thứ ba sẽ chú ý vào tính hiệu quả của thị trƣờng trong phát hành trái phiếu.
Giai đoạn 1 – Bước đầu phát triển thị trường vốn
Trong giai đoạn ban đầu phát triển thị trường vốn, do hiểu biết về thị trường chứng khoán của công chúng đầu tư còn nhiều hạn chế và còn thiếu lòng tin đối với thị trường, chúng ta nên áp dụng phương pháp tổ hợp bảo lãnh để phát hành các trái phiếu Chính phủ ngắn hạn và trung hạn cùng với việc phát hành bán lẻ kết hợp phương thức phát hành mang tính hành chính các công cụ nợ dài hạn .
Tuy nhiên, các trái phiếu Chính phủ được phát hành theo hình thức bán lẻ kết hợp với phương thức phát hành mang tính hành chính nhưng phương pháp này không phù hợp với hệ thống thị trường và hạn chế các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân . Khi Chính phủ thu thuế dưới hình thức trái phiếu, Chính phủ đã đặt ra một gánh nặng không được các chủ thể kinh tế ưa thích làm tăng các chi phí xã hội nói chung của các hoạt động kinh tế, vì vậy mang tính chất khuyến khích . Do vậy Chính phủ nên thường xuyên giảm bớt và thậm chí chấm dứt phát hành bán lẻ và phát hành mang tính hành chính khi thị trường vốn hoạt động hiệu quả.
Giai đoạn 2 – Giai đoạn phát triển thị trƣờng vốn
Trong giai đoạn này thị trường chứng khoán mở rộng nhanh chóng và hệ thống tài chính được đa dạng hóa ở một mức độ nào đó. Số lượng các nhà đầu tư có tổ chức đủ để tạo ra cạnh tranh trên thị trường sơ cấp và duy trì được tính thanh khoản ổn định trên thị trường thứ cấp. Trong khi thị trường trái phiếu Chính phủ vẫn đóng góp vào tài chính của khu vực tư nhân. Do các ngân hàng muốn có vốn cho các hoạt động của họ và tính thanh khoản của thị trường vốn cung các trái phiếu công ty và các trái phiếu của các ngân hàng thương mại sẽ tăng. Giá trái phiếu cao hơn là lý do khác để tăng tính hấp dẫn của phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp. Kết quả là Chính phủ sẽ nhận thức được tính cạnh tranh từ các trái phiếu phi Chính
Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 94/106
phủ và phải chịu áp lực từ các tổ chức tài chính đối việc áp dụng các cơ chế cạnh tranh hơn trong phát hành trái phiếu Chính phủ . Chính phủ sẽ áp dụng biện pháp bảo lãnh phát hành và phát hành mang tính hành chính với nhiều hình thức đấu thầu khác nhau song song với khuynh hướng tự do hóa thị trường tài chính. Phương pháp đấu thầu là phương pháp phân phối trái phiếu có hiệu quả nhất mà không gây ra một sự khác biệt lớn giữa lãi suất trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Phương pháp đấu thầu sẽ giảm chi phí vay của Chính phủ và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu Chính phủ. Nhu cầu các trái phiếu có thời gian đáo hạn dài hơn vẫn còn thấp và hạn chế trong một số ít các nhà đầu tư có tổ chức. Vì vậy Chính phủ có thể duy trì biện pháp tổ hợp bảo lãnh pháp hành khi phát hành trái phiếu dài hạn. Sau khi đã hình thành cụ thể và chắc chắn diện đầu tư vào trái phiếu có thời gian đáo hạn dài hơn hệ thống tổ hợp bảo lãnh phát hành các trái phiếu dài hạn sẽ thay thế phương pháp đấu thầu.
Giai đoạn 3 – Giai đoạn thị trƣờng vốn phát triển bền vững
Vai trò của Chính phủ trong phát triển kinh tế nên thường xuyên giảm bớt và theo đó khu vực tư nhân cũng có vai trò ngày càng quan trọng hơn trong quá trình phát triển kinh tế. Các tiền đề của thị trường tài chính trong giai đoạn phát triển này là thị trường tiền tệ đã phát triển ở trình độ cao sẽ bổ xung cho sự phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ, và đây là một bước tiến hành nhằm thúc đẩy tự do hóa và phát triển cơ cấu tỷ lệ lãi suất thị trường, tỷ lệ lãi suất mà các tổ chức tài chính đưa ra sẽ không chịu sự kiểm soát của Chính phủ nữa. Trong giai đoạn này, Chính phủ có thể áp dụng cơ chế đấu thầu đối với việc phát hành tất cả các loại trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên như đã đề cập ở phần các phương thức phát hành, phương pháp đấu thầu kiểu Anh không có lợi cho các nhà giao dịch sơ cấp tham gia đấu thầu. Vì vậy nên áp dụng đấu thầu kiểu Hà Lan trong đó giá mà các nhà thầu đã thắng phải trả đều bằng nhau. Mặt khác do đấu thầu kiểu Anh có vẻ mang lại nhiều tiền thu được trong đấu thầu cho người phát hành hơn nên áp dụng phương pháp này đối với việc phát hành các trái phiếu dài hạn.
Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 95/106
Giai đoạn 01 – Giao dịch trái phiếu Chính Phủ trên thị trƣờng giao dịch tập trung
Chỉ duy trì một thị trường trái phiếu thứ cấp ở thị trường giao dịch tập trung, trong thời kỳ đầu do các nhà đầu tư chưa quen với các giao dịch trái phiếu và các định chế tài chính còn chưa phát triển. Chúng ta chỉ nên giới hạn các giao dịch trái phiếu Chính phủ tại thị trường giao dịch tập trung. Mặc dù thị trường OTC có tính lưu hoạt lớn nhưng trong thời kỳ này giao dịch tại OTC có thể dẫn đến sự sai lệch giá thị trường và vì vậy khó xác định được lãi suất chuẩn. Mức phí giao dịch cần được được xác định thấp để hỗ trợ cho việc giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung. Bên cạnh đó cần thiết phải phát triển mạng thông tin điện tử để các nhà đầu tư có được mọi thông tin cập nhật trên thị trường với chi phí thấp , chế độ yết giá phải thực hiện liên tục.
Giai đoạn 02 – Thị trƣờng giao dịch tập trung và thị trƣờng OTC cùng tồn tại:
Khi nền kinh tế đã phát triển đến mức độ nhất định kéo theo sự ra đời của các trái phiếu công ty và trái phiếu của các tổ chức khác như chính quyền, địa phương ... do xu hướng chứng khoán hóa và mức độ tài trợ Chính phủ giảm xuống, chúng ta có thể phát triển mô hình thị trường vốn thứ cấp song song tồn tại thị trường giao dich tập trung và thị trường OTC.
Giai đoạn 03 – Thị trƣờng trái phiếu hiện đại
Đây là giai đoạn mà hầu hết các trái phiếu công ty và một khối lượng tương đối lớn trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường OTC. Trong giai đoạn này, các trái phiếu Chính phủ mang tính chất trái phiếu tiêu chuẩn với nhiều thời hạn khác nhau phải được kinh doanh một cách tích cực. Thị trường giao dịch tập trung vẫn phải duy trì quy định báo cáo đối với các giao dịch trên thị trường OTC và thực hiện chế độ giám sát các giao dịch này . Đồng thời thị trường giao dịch tập trung phải là trung tâm công bố mọi thông tin về các giao dịch trên thị trường OTC cũng như các giao dịch khác cho các thành viên và các định chế tài chính. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này phải có một hệ thống thanh toán bù trừ hoạt động theo cơ chế ghi sổ.
2.3.2 Mô hình phát triển thị trƣờng trái phiếu công ty (doanh nghiệp)
Trên cơ sở định hướng thị trường trái phiếu Chính phủ sẽ đề xuất định hướng cho mô hình trái phiếu doanh nghiệp.
2.3.2.1 Thị trƣờng phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Tƣơng ứng với giai đoạn 01 –Bƣớc đầu phát triển thị trƣờng vốn, các trái phiếu phát
hành bởi các Tổng công ty lớn của Nhà nước và các ngân hàng thương mại, lý do chủ yếu là các tổ chức này có vị thế và uy tín đối với công chúng đầu tư. Mặt khác trong một số đợt phát
Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 96/106
hành nguồn vốn thanh toán sẽ được Nhà nước bảo lãnh thanh toán để đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho các trái phiếu này.
Ở giai đoạn 02 – Giai đoạn phát triển thị trƣờng vốn, khi công chúng đầu tư đã quen
thuộc với hình thức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, sẽ có thêm các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tham gia huy động vốn trên thị trường bằng cách phát hành trái phiếu.
Bƣớc sang giai đoạn 03 – Giai đoạn thị trƣờng vốn phát triển bền vững, thị trường
trái phiếu sẽ mở rộng cho tất cả các tổ chức có nhu cầu huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu theo quy định của Pháp luật.
2.3.2.2 Thị trƣờng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
Đối với thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp sẽ được thực hiện tương ứng với các giai đoạn phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, để đạt được sự đồng bộ trong các bước phát triển thì đòi hỏi phải đáp ứng rất nhiều điều kiện, đặc biệt là phải giải quyết về cơ bản các giải pháp vĩ mô để từ đó có cơ sở thực hiện những bược đi cụ thể thích hợp với các giai đoạn phát triển của thị trường vốn nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
3. Đề xuất giải pháp phát triển thị trƣờng trái phiếu Việt Nam
3.1 Xây dựng môi trƣờng vĩ mô ổn định trong đó xây dựng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng trái phiếu dài hạn
Để tạo được một thị trường trái phiếu phát triển ổn định, một nhân tố quan trọng có ảnh
hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư cho dù đó là nhà đầu tư trong nước hay quốc tế, các nhà đầu tư cá nhân hay có tổ chức là môi trường vĩ mô của toàn nền kinh tế. Một môi trường vĩ mô không ổn định, uy tín trên trường quốc tế kém thì các chính sách huy động có hay đến đâu thì cũng khó đạt được hiệu quả tối đa. Chính vì thế để có thể phát triển thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng tiếp tục xây dựng môi trường vĩ mô theo hướng
Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 97/106
ổn định, phát triển bền vững; ổn định chính trị, duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức hợp lý, kiểm soát lạm phát, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế...
Để làm được điều này, Nhà nước cần tiếp tục chính sách đổi mới đúng đắn trong thời gian qua, xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, khuyến khích các thành phần kinh tế kém phát triển . Hệ thống pháp luật tổng thể cần được tiếp tục hoàn thiện , chính sách tài chính tiền tệ cần được đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước ... là những nội dung cần xem xét khi muốn tạo dựng một môi trường vĩ mô ổn định và phát triển bềnvững.
Trong thời gian qua việc xử lý vấn đề giữa kế hoạch phát triển thị trường trái phiếu và vai trò, tác dụng của thị trường vốn này còn nhiều lúng túng. Chính phủ phải có kế hoạch dài hạn, xây dựng chiến lược huy động vốn tổng thể qua thị trường trái phiếu. Chiến lược phát triển thị