Bài học kinh nghiệm cho thị trƣờng trái phiếu Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường thị trường trái phiếu việt nam (Trang 88 - 91)

Quá trình phát triển thị trường trái phiếu VN có nhiều điểm tương đồng với thị trường chứng khoán Hàn Quốc, Trung Quốc trong giai đoạn đầu tiên cho tới trước khủng hoảng tài chính, khi áp chế tài chính là hiện tượng phổ biến của thị trường. Trong những năm 1990, lãi suất trần được áp dụng phổ biến, ngân hàng thương mại nhà nước thường là người đứng ra mua trái phiếu chính phủ khi không có ngân hàng thương mại chào mua ở mức lãi suất thấp. Trái phiếu được phát hành thường có kỳ hạn ngắn, phát hành nhiều lần trong năm, không tạo ra sản phẩm chuẩn hóa trên thị trường. Điểm khác biệt nổi bật của hai thị trường là Hàn Quốc đã thực thi chính sách thúc đẩy phát triển trái phiếu doanh nghiệp nhưng không thành công trước năm 1997 còn thị trường trái phiếu chính phủ VN thì thống lĩnh thị trường ngay từ khi ra đời và phát triển.

Cho đến nay có thể nói thị trường trái phiếu VN được cho là vẫn còn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Thị trường trái phiếu chính phủ chiếm một tỷ trọng lớn trên thị trường, nhưng hoạt động manh mún, kém hiệu quả, và chịu ảnh hưởng lớn bởi chính sách áp chế tài chính của chính phủ.

Từ thực trạng của các quốc gia nhƣ Hàn Quốc, trung Quốc, Singapore có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho thị trƣờng trái phiếu Việt Nam nhƣ sau:

Thứ nhất, phát triển thị trường trái phiếu chính phủ là nền tảng để phát triển thị trường trái phiếu. Thị trường trái phiếu Hàn Quốc đi theo phương pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trước rồi mới phát triển thị trường trái phiếu chính phủ. Điều này, ngược qui

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 88/106

luật phát triển thông thường và chính phủ Hàn Quốc cuối cùng đã phải điều chỉnh theo qui luật phát triển chung.

Thứ hai, lãi suất tham khảo đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập giá cả thị trường trái phiếu. Để có lãi suất tham khảo phản ánh đúng qui luật thị trường, Chính phủ cần xóa bỏ các phương pháp xác định lãi suất cưỡng ép, không tuân thủ nguyên tắc thị trường như áp đặt lãi suất trần. Cần xác định lãi xuất thông qua cung cầu dựa trên cơ sở đấu giá công khai không áp đặt lãi suất trần.

Thứ ba, để giảm chi phí giao dịch thì cần phải chuẩn hóa các loại trái phiếu chính phủ về mệnh giá, kỳ hạn và phát hành theo một lịch trình định trước trên cơ sở đấu giá công khai thông qua hệ thống giao dịch điện tử tự động.

Thứ tư, để trái phiếu có thể phát hành thành công cần nhấn mạnh vai trò của các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp. Bên cạnh đó, để trái phiếu sau phát hành có tính thanh khoản cao trên thị trường thứ cấp thì cần chú trọng phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Cần đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu tập trung, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường trái phiếu chuyên biệt tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Thứ năm, cần xây dựng hệ thống chỉ số để giám sát thay đổi của thị trường tạo điều kiện cho các thành viên tham gia thị trường có điều kiện theo dõi và dự đoán diễn biến thị trường, kịp thời điều chỉnh danh mục đầu tư.

Thứ sáu, cần áp dụng phương pháp bù theo thị trường (mark-to-market) trong định giá trái phiếu để các nhà đầu tư, đặc biệt là các quĩ đầu tư phải giám sát chặt chẽ các biến số kinh tế vĩ mô và có các biện pháp phòng vệ rủi ro lãi suất cần thiết, tránh trường hợp đổ vỡ hệ thống.

Thứ bảy, cần phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm làm cơ sở để đánh giá rủi ro tín dụng và xác định lãi suất yêu cầu đối với từng trái phiếu có mức rủi ro tín dụng khác nhau.

Thứ tám: Trong môi trường áp chế tài chính, giá cả bị bóp méo và việc phân bổ và quản lý nguồn lực tài chính không dựa trên cơ sở giá cả thị trường. Việc phân bổ vốn được thực hiện theo định hướng của chính phủ. Vì vậy, việc quản lý vốn bị xem nhẹ, hệ thống tài chính-ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng quốc doanh, chủ yếu dựa vào bảo lãnh trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính phủ để xây dựng niềm tin trong công chúng, việc quản lý vốn và rủi ro tài chính bị xem nhẹ. Một thị trường như vậy sẽ bộc lộ nhược điểm vào thời kỳ kinh tế khó khăn hoặc khủng hoảng kinh tế.

Thứ chín, cần thực hiện minh bạch hóa chính sách vĩ mô, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trên cơ sở thực hiện chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát. Kiềm chế lạm phát là điều kiện tiên quyết để thị trường trái phiếu phát triển.

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 89/106

Mặc dù ở trình độ phát triển cao hơn, thị trường tài chính Hàn Quốc nói chung, thị trường trái phiếu nói riêng có khá nhiều điều kiện phát triển tương đồng với VN, đặc biệt là các chính sách áp chế tài chính của Hàn Quốc là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mất cân đối của thị trường tài chính Hàn Quốc, tạo tiền đề cho khủng hoảng tài chính xuất hiện khi có tác động của các cú sốc từ bên ngoài. Việc nghiên cứu kinh nghiệm Hàn Quốc sẽ giúp VN phát triển thị trường trái phiếu vững chắc dựa trên những bài học về thành công cũng như thất bại của thị trường trái phiếu Hàn Quốc.

Bài học rút ra từ việc nghiên cứu thị trường chứng khoán Trung Quốc là trong khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thị trường chứng khoán, cần có chính sách quản lý ngoại hối, quản lý thị trường tiền tệ, hệ thống ngân hàng phù hợp, tránh những tác động xấu từ bên ngoài có thể gây nên khủng hoảng.

Cũng từ bài học kinh nghiệm Trung Quốc, Việt Nam nên xem xét khả năng cho doanh nghiệp trong nước phát hành trái phiếu ngoại tệ trên TTCK, bù lại là Nhà Nước phải có khả năng kiểm soát tốt ngoại hối: Việc qui định quản lý ngoại hối tương đối chặt chẽ và bắt buộc phải niêm yết chứng khoán trên TTCK Việt Nam bằng VND là một cản trở đối với các nhà đầu tư, nhưng lại là những gì chúng ta buộc phải làm trong hoàn cảnh kinh nghiệm quản lý những lĩnh vực này của chúng ta còn chưa nhiều. Trung Quốc, tuy nổi tiếng là có chế độ quản lý ngoại hối chặt chẽ nhưng hiện nay đã cho phép các doanh nghiệp FDI niêm yết chứng khoán dưới dạng đồng Nhân dân tệ hoặc một ngoại tệ khác. Một số công ty đa quốc gia có chi nhánh tại đây đã thể hiện ý định niêm yết chứng khoán của mình như Unilever, Procter and Gamble, Philips, Giant..., trong đó Uniliver dự định phát hành dưới mệnh giá bằng đồng nhân dân tệ, còn P&G dự định niêm yết bằng đồng đô la Mỹ.

Đẩy mạnh phát hành trái phiếu quốc tế: Tăng cường hình ảnh các công ty có thương hiệu trong nước bằng cách phát hành trái phiếu Trung Quốc. Thành công lớn của Trung Quốc là đã đưa các công ty trong nước ra niêm yết trên thị trường nước ngoài với các chứng khoán H, K, L, N. Việt Nam chưa làm được điều này. Chính phủ cần có chiến lược cụ thể cho việc niêm yết chứng khoán trên các Sở giao dịch nước ngoài, trước hết là các thị trường Châu Á. Để làm được điều này, chúng ta cần chú trọng vào một số công tác:

 Nâng cao chất lượng công ty niêm yết: áp dụng những mô hình quản trị doanh nghiệp cụ thể cho các công ty này, nâng cao các tiêu chuẩn về công tác công khai hoá thông tin, có những chương trình khen thưởng và quảng bá thương hiệu cho những công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, xử phạt nghiêm khắc với những công ty thua lỗ trong thời gian dài hoặc vi phạm pháp luật.

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 90/106

 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá cho các công ty Việt Nam thông qua các chương trình Hội nghị giới thiệu thị trường chứng khoán Việt Nam, các website chính thức của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, các công ty chứng khoán và các công ty niêm yết, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tuyên truyền.

 Xây dựng lộ trình cụ thể cho sự hội nhập của thị trường chứng khoán, yêu cầu và kiểm tra sự chuẩn bị của các doanh nghiệp cho sự gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường thị trường trái phiếu việt nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)