Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng nội tệ trong thời gian qua

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường thị trường trái phiếu việt nam (Trang 65 - 69)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU

2.2.1 Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng nội tệ trong thời gian qua

Trước năm 2006, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 120/CP ngày17/9/1994 của Chính Phủ về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp Nhà nước. Khi đó, thị trường này chưa phát triển, chỉ có các tổ chức tài chính tín dụng phát

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 65/106

hành trái phiếu, còn các doanh nghiệp thì có rất ít các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chỉ có 5 doanh nghiệp là: Công ty Cơ điện lạnh REE phát hành 5 triệu USD (năm 1996), Công ty Cổ phần Công nghệ Thông tin EIS 10 tỷ (năm 1998), Tổng công ty Dầu khí phát hành 300 tỷ (năm 2003), Tổng công ty Điện lực (EVN) phát hành 300 tỷ (năm 2003) và Tổng công ty Xi măng phát hành 200 tỷ (năm 2003). Trong khoảng thời gian này, kênh cấp vốn cho doanh nghiệp chủ yếu là thông qua tín dụng ngân hàng hoặc ngân sách Nhà nước. Hoạt động huy động vốn trực tiếp trên thị trường hầu như chưa phát triển.

Tuy nhiên, kể từ năm 2006 trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có bước phát triển tích cực, đặc biệt là sau khi có Nghị định 52/CP về việc cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin. Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu một năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi. Kết quả là Việt Nam chứng kiến sự phát triển đột biến trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi hàng loạt doanh nghiệp phát hành trái phiếu với quy mô lớn. Tổng giá trị phát hành năm 2006 lên đến 7.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng EVN phát hành 5.000 tỷ đồng, Vinashin 800 tỷ đồng và Sông Đà 300 tỷ đồng.

Năm 2007, xu hướng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục gia tăng, chỉ tính 7 tháng đầu năm tổng giá trị phát hành đã lên đến 7.000 tỷ đồng. Tronng đó Vinashin phát hành 3.000 tỷ đồng, Lilama 1.500 tỷ đồng, Vinaconex 1.000 tỷ đồng, Tổng công ty thép 400 tỷ đồng và Vilexim 5 tỷ đồng...Tuy phát triển nhanh nhưng dư nợ TPDN chỉ chiếm khoảng 2,6% GDP và chỉ khoảng 11% TTTP. Một con số còn quá khiêm tốn, chưa tương xứng với nhu cầu vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp.Trong khi đó ở Hàn Quốc khoảng 61 % GDP và 45 % TTTP, Thái Lan 33%, Malaysia 50%. Chủ thể phát hành TPDN thường là những doanh nghiệp đầu ngành, có uy tín hoặc các DNNN đã cổ phần hóa. Ngoài ra còn có các NHTM cũng phát hành trái phiếu. Tất cả các doanh nghiệp này phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín.

Các trái phiếu được phát hành với kỳ hạn từ 2 năm đến 10 năm. Trái phiếu Vinaconex và Lilama phát hành thường có kỳ hạn 5 năm. Vinaconex khuyến khích các nhà đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền là quyền mua cổ phiếu của Nhà máy xi măng Cẩm Phả với mức giá ưu đãi. Trái phiếu EVN thường có kỳ hạn từ 5 đến 10 năm, đầu tư vào

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 66/106

các công trình thủy điện, cải tạo mạng lưới điện quốc gia. Đối với một thị trường tài chính phát triển, trái phiếu thường có thời hạn từ trên 20 năm đến 30 năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam tình hình môi trường chính sách không đảm bảo, nằm trong điều kiện lạm phát cao, chịu tác động với các biến động kinh tế quốc tế đã tạo tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn dài.

Lãi suất TPDN, về cơ bản đều cao hơn lãi suất đấu thầu TPCP. Tất cả các trái phiếu đều trả sau, với phương thức trả lãi hàng năm (coupon), lãi suất cố định. Riêng TCT Sông Đà, TCT Điện Lực Việt Nam, Công ty Cổ phần Vincom phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, được điều chỉnh căn cứ vào lãi suất TPCP hoặc lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Tính đến năm 2008 mới chỉ có 21 doanh nghiệp phát hành trái phiếu gồm có: Petro VietNam, Tổng công ty cao su, Vinashin, Electric Vietnam Copreration (EVN), Lilama, Vietnam Steel Corperation, Vilexim,… Tất cả các công ty này đều là những đơn vị đầu ngành hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa. Thực tế nhu cầu vốn của họ là nguồn vốn lớn, dài hạn và ổn định để đáp ứng yêu cầu, mà những nguồn vốn này khó có thể vay được từ một ngân hàng. Thực ra uy tín của các công ty này đủ để đề nghị với ngân hàng bất kỳ khoản vay nào, tuy nhiên các ngân hàng cũng có những giới hạn trong việc cho vay như các khoản vay tối đa phải dưới 15% tổng vốn chủ sở hữu. Do vậy thị trường trái phiếu là một kênh cần thiết để huy động lượng vốn lớn, dài hạn.

Tuy nhiên năm 2009, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại khá sôi động với nhiều đợt phát hành thành công, trong đó chủ yếu là hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi. Do lo ngại rủi ro biến động lãi suất ở mức cao mà cả nhà phát hành lẫn đầu tư đều tập trung vào loại hình trái phiếu này. Ước tính đã có khoảng 18.000 tỉ đồng giá trị trái phiếu có lãi suất thả nổi được bán ra, chiếm 77% trong tổng giá trị trái phiếu huy động được (hơn 26.000 tỉ đồng). Điển hình là hồi cuối tháng 4, ngân hàng ANZ tại Việt Nam và Công ty tài chính cổ phần Điện lực đã công bố hoàn tất việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời hạn 5 năm có tổng trị giá 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đây là đợt phát hành trái phiếu tiền đồng Việt Nam lớn nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam từ trước tới nay. Bên cạnh đó, công ty phát triển đô thị Kinh Bắc cũng đã phát hành được 700 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lãi suất 11.5%/năm nhằm phục vụ cho dự án Khu công nghiệp Quế Võ mở rộng và khu đô thị mới Phúc Ninh. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp lớn nữa đã phát hành trái phiếu thành công khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu khởi sắc trong năm 2009 như: Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà, Công ty Tín Nghĩa…Và chỉ tính riêng ba đợt phát hành của Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai và FPT, thì

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 67/106

lượng vốn huy động đã lên đến 4.370 tỉ đồng, chiếm hơn 15% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2009.

Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp từ 2003 - 2010

STT Tổ chức phát hành Giá trị phát hành Thời hạn (năm) Lãi suất (%/năm) Năm phát hành

1 Tổng công ty dầu khí 300 5 8.5%/năm 2003

2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1 7 6 2005

3 Tổng công ty công nghiệp tàu thủy 1,000

4 TCT Sông Đà 200 10 5 2006

5 TCT Điện lực Việt Nam 200

6 Tập đoàn Điện lực Việt Nam 6,000 5 9.6 2006

7 TCT tài chính dầu khí Việt Nam 365 5 9.5 2006

08 NH Đầu tư và phát triển Tp.HCM 2 10-15 9.8 - 10.2 2006

09 TCT Sông Đà 260 10 5 2006

10 Ngân hàng TMCP Á Châu 550 5 8 2006

11 Công ty chứng khoán SSI 500

16-24 tháng 9.8 - 10.2 2006 12 NHNN và PT VN 3,000 10-15 9.8 - 10.2 2006 13 NH Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long 150 2 9.2 2006 14 NH TMCP Á Châu 2,200 5 8.6 2007 15 TCT Lắp máy Vn Lilama 500 5 9.6 2007 16 1,000 10 9.2 2007 17 500 5 8.8 2007 18 TCT Thép VN 400 5 9.5 2007 19 500 5 10 2007 20 NHTM Sài Gòn 1,400 13 tháng 8.5 2007 21 NH TMCP Quân Đội 1,000 2 8 2007 22 1,500 3 8.3 2007

23 TCT CP Xây dựng Vn Vinaconex 1,000 2 3 kèm quyền

mua cổ phiếu 2007

24 TCT Tàu thủy VN Vinashin 3,000 10 9 2007

25 Công ty CN Tàu thủy Nam Triệu 300 2 9.6 2007

26 Công ty CP đường cao tốc 400 15 9 2007

27 TĐ Dệt may VN Vinatex 1,000 5 9 2007

28 Công ty Tín Nghĩa 1,000 5 9.2 2007

29 Công ty TM Sài Gòn Satra 1,000 5 9.2 - 9.6 2007

30 Cty Địa ốc SG Thương tín Sacomreal 1,000 5 9.5 - 9.7 2007

31 Công ty CP Thực phẩm 1,000 5 9.6 – 10 2007

32

Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật

Tp.HCM 132 3 8 2007

33 Công ty CP Vincom 1,000 5 10.3 2007

34 TCT Điện lực Việt Nam 9,000 2007

35 Tập đoàn Điện lực Việt Nam 6,000 5 9.6 2007

36 Công ty CP Vincom 2,000 5 16 2008

37 Công ty CP DL & TM Vinpearl 500 3 15 2008

38 Công ty CP DL & TM Vinpearl 500 5 16 2008

39 Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai 350 2

Lãi suất thả nổi, bằng 150% lãi suất

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 68/106

STT Tổ chức phát hành Giá trị phát

hành

Thời hạn

(năm) (%/năm) Lãi suất Năm phát hành

40 Công ty CP FPT 1,800 3 7% kèm chứng quyền và không có bảo đảm 2009 41 Công ty CP FPT Không quá 1800 3 5 - 7% có kèm chứng quyền 2009

42 Ngân hàng TMCP Việt Nam 3,000 2

Lãi suất thả nổi, không có

bảo đảm

43 Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc 300 5 12% 24/12/2009

44 Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc 400 5 12% 26/11/2009

45 Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc 200 5 12.50% 01/09/2009

46 Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc 300 5 12.50% 11/08/2009

47 Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc 700 5 11.50% 08/05/2009

48 Tổng công ty điện lực TP.HCM 3,500 5 10.40% 04/2009

49

Công ty CP đầu tư phát triển đô thị

và khu công nghiệp Sông Đà 500 3 12.50% 08/07/2009

50

Công ty CP XNK tổng hợp và đầu tư

Tp.HCM 450 3 14% 17/12/2009

51 Công ty CP Licogi 1,000 12

5% trái phiếu

chuyển đổi 10/2009 52

Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và

đô thị 500 3 12.5 30/09/2009

53 Công ty CP tập đoàn Hòa Phát 1,120 1 0% 30/11/2009

54 Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai 1,450 1 0% 2009

55 Vinaconex 2,000 2 14% 25/05/2010

56 Công ty CP Xi măng Công Thanh 700 2-5 15.5% - 16% 21/05/2010

57 Công ty CP Hồng Hà Dầu khí 100 2 15% 11/03/2010

58 Công ty CP Long Hậu 200 3 15% 28/04/2010

59 Tổng công ty điện lực TP.HCM 1,000 5 13.90% 21/04/2010

60

Công ty CP Phát triển hạ tầng kỹ

thuật 500 5 01/06/2010

61 NH TMCP Nhà Hà Nội 1,050 1 10.49% 02/08/2010

Theo nhận định của Chính phủ, kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi khá tốt. GDP năm nay dự kiến tăng 6,5%, cao hơn mức 5,3% của năm 2009. Vì vậy nhu cầu phát hành trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp sẽ có chiều hướng tăng để đáp ứng nhu cầu vốn cho mục tiêu này. Chính phủ cũng đang nỗ lực để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hạn chế nhập siêu, tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối… Tất cả những yếu tố này sẽ hỗ trợ tốt cho thị trường trái phiếu phát triển.

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường thị trường trái phiếu việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)