Tình hình giao dịch trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ:

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường thị trường trái phiếu việt nam (Trang 77)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU

2.3.2.2Tình hình giao dịch trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ:

Từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009

1 Tổng khối lƣợng trái phiếu đấu thầu (USD) 750,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 1 năm 400,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 2 năm 200,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 3 năm 150,000,000

2 Tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu (USD) 460,110,000

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 77/106

Trái phiếu kỳ hạn 2 năm 127,010,000

Trái phiếu kỳ hạn 3 năm 60,100,000

3 Tổng số tiền thanh toán trúng thầu (USD) 460,110,000

Trên thị trường Trái phiếu Chính phủ hiện nay, được chào đón và thu hút nhiều nhất các nhà đầu tư là trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã tăng gấp 1,5 lần lượng trái phiếu phát hành, lên 750 triệu USD trị giá trái phiếu thay vì 500 triệu USD như dự tính ban đầu được giao dịch ở thị trường này. Lãi suất Trái phiếu Chính phủ đã được điều chỉnh giảm xuống mức 7,125%, thay cho mức dự tính ban đầu là 7,250%. Lãi suất này cao hơn so với Trái phiếu kho bạc Mỹ là 4,561%/trái phiếu 10 năm. Đây là bước đầu tiên giúp Việt Nam bước chân vào thị trường tài chính quốc tế. Điều đáng mừng là cầu trái phiếu cao hơn mong đợi rất nhiều. Các nhà đầu tư quốc tế đã đưa ra các đề nghị đặt mua với tổng số lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào, để dành quyền mua số trái phiếu nói trên. Theo thống kê ban đầu của Ngân hàng Credit Suisse First Boston, các nhà đầu tư đặt mua lớn trái phiếu Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á, châu Âu và tại nước Mỹ. Một nửa trong số đó là các hãng quản lý tài sản. Các ngân hàng và hãng bảo hiểm cũng chiếm phần lớn. Sự đón nhận nhiệt tình đến bất ngờ đó được nhận định là do nhiều nguyên nhân từ chính Việt Nam.

 Thứ nhất, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới vừa qua. Đến nay, hầu như toàn thế giới biết đến công cuộc cải cách đổi mới ở Việt Nam. UNDP còn coi Việt Nam là một trong những ví dụ thành công nhất về chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại, đổi mới làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt của cuộc sống kinh tế.

 Thứ hai, các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc Việt Nam được coi là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai Châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu cùng loại của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này thời gian qua không ổn định lắm.

 Thứ ba, việc các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế như gần đây liên tiếp nâng mức xếp hạng của Việt Nam cũng là một nguyên nhân quan trọng. S&P đã nâng mức tín nhiệm của Việt Nam từ BB- lên BB. Moody cũng nâng lên mức Ba3 trong khi một tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế nổi tiếng khác là Fitch cũng xếp VN hạng BB-.

Số tiền thu được sẽ được bơm thêm vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình từ 7 – 8% của Việt Nam, cùng với việc đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh tại đây.

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 78/106

Nhìn chung, thị trường Trái phiếu Chính phủ đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Phát hành Trái phiếu Chính phủ đã trở thành kênh huy động vốn hiệu quả. Giá trị Trái phiếu Chính phủ huy động được đã tăng qua các năm, số lượng, kỳ hạn Trái phiếu Chính phủ đã được đa dạng hơn; đặc biệt là năm 2009, Chính phủ đã tổ chức phát hành trái phiếu theo lô lớn để tăng tính thanh khoản làm cho tình hình giao dịch Trái phiếu Chính phủ tăng lên đáng kể. Qua thực tế phát hành Trái phiếu Chính phủ lô lớn sẽ giảm số lượng các loại Trái phiếu Chính phủ lưu hành trên thị trường, giúp các nhà đầu tư cũng như các tổ chức trung gian dễ theo dõi, nắm bắt diễn biến về giá của các loại Trái phiếu Chính phủ. Ðây là cơ sở cho việc đặt giá mua, bán. Mặt khác, với khối lượng phát hành lớn đã tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu một loại trái phiếu, làm cho tính thanh khoản của trái phiếu tăng lên, từ đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và Chính phủ có thể huy động một khối lượng vốn lớn cho NSNN. Phương thức đấu thầu trái phiếu qua TTCK đã được áp dụng theo thông lệ quốc tế và cũng đã gặt hái kết quả đáng khích lệ. Đối tượng tham gia thị trường cũng ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đã làm cho nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong giao dịch, đã tác động tích cực đến hoạt động giao dịch trái phiếu.

Thị trường Trái phiếu Chính phủ đã có những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại:

 Hiệu quả của các đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ bằng phương thức đấu thầu qua TTCK chưa cao do áp dụng cơ chế lãi suất trần, dẫn đến tỷ lệ trúng thầu thấp thậm chí có những đợt đầu thầu khối lượng trúng thầu bằng không. Bên cạnh đó, thông tin về các đợt đấu thầu chưa đầy đủ, các thông tin như tình hình tài chính hiện nay của Chính Phủ, kế hoạch vay trả nợ trong tương lai, tình hình sử dụng vốn huy động bằng Trái phiếu Chính phủ … chưa được công bố cụ thể.

 Trong bối cảnh lãi suất thị trường diễn biến tăng dần nhưng lãi suất đấu thầu Trái phiếu Chính phủ áp dụng lãi suất trần, hoạt động đấu thầu và giao dịch thứ cấp thiếu tính cạnh tranh, không hấp dẫn, cũng làm cho Trái phiếu Chính phủ có tính thanh khoản thấp. Điều này có thể thấy được qua tình hình thực tế khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất thị trường liên tục tăng trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến giá và tình hình giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp.

 Các đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ theo các phương thức bán lẻ qua KBNN, đấu thầu qua thị trường chứng khoán và bảo lãnh phát hành được tổ chức đan xen nhau tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán. Mặt khác, phát hành trực tiếp qua KBNN với lãi suất quy định sẵn, còn đối với phương thức bảo lãnh phát hành thì lãi suất hình thành theo nhu cầu vốn sử dụng chứ không chịu sự chi phối tác động của thị trường, do đó lãi

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 79/106

suất theo hai phương thức này không do cung cầu quyết định. Sự cạnh tranh không theo quy luật thị trường sẽ kiềm hãm sự phát triển của thị trường Trái phiếu Chính phủ nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.

 Thị trường Trái phiếu Chính phủ vẫn chưa hình thành được cơ chế lãi suất chuẩn. Việc phát hành Trái phiếu Chính phủ theo nhiều kỳ hạn với ngày thanh toán khác nhau và lãi suất danh nghĩa khác nhau nên tính thanh khoản của trái phiếu rất thấp, dẫn đến khối lượng Trái phiếu Chính phủ giao dịch trên thị trường là không đáng kể, thậm chí có nhiều loại bị đóng băng. Thêm vào đó, hiện nay số lượng thành viên đủ điều kiện tham gia đấu thầu đã tăng, tuy nhiên các thành viên này không tham gia đấu thầu thường xuyên mà mỗi đợt đấu thầu Trái phiếu Chính phủ chỉ có vài thành viên tham gia, điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của các đợt đấu thầu Trái phiếu Chính phủ và thành viên tham gia này mua trái phiếu chủ yếu phục vụ cho mục đích nắm giữ lâu dài nên việc giao dịch Trái phiếu Chính phủ chỉ dừng lại ở đây.

 Mối liên hệ giữa thị trường thứ cấp và sơ cấp là giá giao dịch cũng như hoạt động giao dịch trên thị trường thứ cấp sẽ tác động ngược lại đến khả năng phát hành trên thị trường sơ cấp. Chính vì vậy, sự khác biệt về giá (lãi suất) phát hành đang khiến thị trường sơ cấp gặp khó khăn và về dài hạn, sẽ tác động ngược trở lại thị trường thứ cấp.

 Việc thanh toán lãi Trái phiếu Chính phủ như hiện nay (1lần/năm) chưa mang lại lợi ích và giảm thiểu rủi ro tái đầu tư cho nhà đầu tư, từ đó không khích thích được hoạt động đầu tư Trái phiếu Chính phủ sôi động hơn.

 Giao dịch trái phiếu đòi hỏi một số lượng vốn lớn, chỉ thích hợp với các nhà đầu tư có tổ chức tham gia, nhưng trên thực tế thị trường Việt Nam các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để tham gia còn rất ít. Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là nhà đầu tư có tổ chức có năng lực tài chính để tham gia thì chưa quan tâm nhiều đến trái phiếu.

2.4 Vai trò của thị trƣờng Trái phiếu Việt Nam

Bất kỳ vai trò thị trường trái phiếu nào cũng có vai trò giống nhau (như trình bày tại phần Tổng quan), tuy nhiên, do thị trường trái phiếu Việt Nam do mới trong giai đoạn khởi đầu phát triển nên chỉ mới đáp ứng được vai trò là kênh Cung ứng kênh huy động vốn trung dài hạn mới cho nền kinh tế.

Mặc dù sự phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam chưa thật sự phát triển sôi động (đang trong giai đoạn khởi đầu là chủ yếu). Tuy nhiên sự có mặt của thị trường này cũng góp phần khai thông kênh dẫn vốn trung dài hạn mới. Tại Việt Nam, hai kênh dẫn vốn là chứng khoán và tín dụng ngân hàng đã hoạt động khá hiệu quả nhưng thị trường trái phiếu chưa phát triển

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 80/106 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực sự, vì thế, việc ra đời Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) ngày 14/8/2009 tại Hà Nội sẽ góp phần kích thích và phát triển một thị trường trái phiếu chuyên nghiệp. Trong kế hoạch hoạt động giai đoạn 2009 – 2012, VBMA sẽ triển khai thực hiện các chương trình: Xây dựng bộ tập quán thị trường, bộ quy chế hành nghề, đạo đức nghề nghiệp, cẩm nang mô hình back- office, chương trình đào tạo cho các thành viên thị trường, thúc đẩy hoạt động Repo trái phiếu tại Việt Nam, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về thị trường trái phiếu Việt nam, Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh trái phiếu của các thành viên và hỗ trợ sự phát triển chuyên nghiệp của thị trường… Sự ra đời của VNBF với vai trò trung gian sẽ giúp cho doanh nghiệp huy động được nguồn vốn vừa dài hạn, vừa ổn định và có mức lãi suất cố định trong suốt thời gian phát hành. Thông qua Hiệp hội, sẽ hình thành nên đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường trái phiếu để các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở hoạch định chính sách và các kế hoạch kinh doanh.

Nhân dịp này, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, và VBMA đã ký kết Biên bản Ghi nhớ về hợp tác giới thiệu thông lệ quốc tế nhằm góp phần phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, mở rộng cơ chế huy động vốn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và các nhu cầu cấp thiết khác. Theo đó, IFC sẽ tiếp tục hỗ trợ tư vấn cho VBMA trong giai đoạn đầu thành lập và xây dựng thông lệ thị trường.

Trong thời gian tới, khi thị trường trái phiếu Việt Nam hội đủ các yếu tố của một thị trường trái phiếu hiện đại thì vai trò của thị trường này mới được phát huy hết tác dụng của nó đối với nền kinh tế, chủ thể phát hành, nhà đầu tư và Chính phủ.

3. So sánh thị trƣờng trái phiếu Việt Nam và thị trƣờng trái phiếu Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore Quốc, Singapore

3.1 Điểm tƣơng đồng giữa các thị trƣờng trái phiếu

Thị trường trái phiếu Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Thị trường trái phiếu Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế của các quốc gia nói chung.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998, các nước Châu Á nhận thấy cần có một thị trường vốn đa dạng và đặc biệt là một thị trường trái phiếu có quy mô và độ sâu để hỗ trợ tốt nhu cầu vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế.

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 81/106

Hiện nay 10 quốc gia thuộc ASEAN (trong đó có Việt Nam, Singapore) và Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản hợp thành ASEAN + 3 đang tham gia lập Qũy hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu Châu Á, nhằm hỗ trợ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp bằng đồng nội tệ trong khu vực, góp phần phát triển các thị trường trái phiếu khu vực.

 Quá trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với thị trường trái phiếu Hàn Quốc trong giai đoạn đầu tiên cho tới trước khủng hoảng tài chính năm 1997, khi áp chế tài chính là hiện tượng tài chính của thị trường. Trong những năm 1990, lãi suất trần được áp dụng phổ biến, ngân hàng thương mại nhà nước thường là người đứng ra mua trái phiếu chính phủ khi không có ngân hàng thương mại chào mua ở mức lãi suất thấp. Trái phiếu được phát hành thường có kỳ hạn ngắn, phát hành nhiều lần trong năm, không tạo ra sản phẩm chuẩn hóa trên thị trường.

 Đều có hai loại thị trường: thị trường tập trung (giao dịch các loại trái phiếu niêm yết) và thị trường phi tập trung OTC (giao dịch các loại trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết).

 Các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều có thị trường trái phiếu tương đối hoàn chỉnh và phát triển, trong đó các quốc gia đã và đang thực hiện tự do hóa lãi suất, hệ thống thanh toán bù trừ, hệ thống đấu thầu tự động, hệ thống công bố thông tin trái phiếu, thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm, xây dựng hệ thống lãi suất chuẩn dựa trên trái phiếu Chính phủ,…

 Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu thứ cấp đang từng bước được xây dựng và cải thiện nhưng vẫn còn bị lệ thuộc rất nhiều vào hoạt động của thị trường sơ cấp. Các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đã phát hành các trái phiếu với nhiều kỳ hạn vào những năm 1998 nhưng đối với trái phiếu nội tệ tính thanh khoản vẫn còn tập trung vào các kỳ hạn ngắn (khoảng từ 3 đến 7 năm) ngoại trừ Singapore.

3.2 Điểm khác nhau giữa các thị trƣờng trái phiếu 3.2.1 Về sự hình thành và phát triển 3.2.1 Về sự hình thành và phát triển

Thị trƣờng trái phiếu Việt Nam Thị trƣờng trái phiếu Trung Quốc Thị trƣờng trái phiếu Hàn Quốc Thị trƣờng trái phiếu Singapore - Từ tháng 12/1986 chương trình đổi mới kinh tế được triển khai mạnh mẽ ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn được hình thành để cung ứng nguồn vốn

- Vào những năm 1950, trái phiếu Chính Phủ (TPCP) được phát hành lần đầu tiên dưới hình thức nợ để tài trợ hoạt động quân đội. Từ năm 1954 – 1958 phát hành

- Ra đời vào những năm 1970 và 1980, khi hệ thống ngân hàng không còn đủ sức cung cấp vốn cho nền kinh tế phát triển. - Năm 1985, thành lập - Ra đời vào những năm 1980. Tuy nhiên trước năm 1998 thị trường trái phiếu rất nhỏ và kém phát triển. Chính phủ quản lý

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường thị trường trái phiếu việt nam (Trang 77)